Trung Quốc viện trợ hàng tỉ USD, Campuchia vẫn nghi ngờ Bắc Kinh
Trung Quốc đã dung túng, nuôi dưỡng lực lượng diệt chủng khét tiếng Khmer Đỏ gây ra cái chết của khoảng 1,7 triệu người và gần như phá hủy đất nước Campuchia.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters.
The Diplomat ngày 7/10 đăng bài phân tích của Phoak Kung từ đại học J. Mengly Quach, thành viên cao cấp Viện Hợp tác và Hòa bình Campuchia bình luận, chưa bao giờ dễ dàng để vẽ một bức tranh màu hồng của mối quan hệ Campuchia – Trung Quốc. Mặc dù có nhiều hoạt động thăm viếng cấp cao và những màn thể hiện tình hữu nghị, nhưng sự mất lòng tin giữa 2 quốc gia vẫn còn sâu sắc và phổ biến.
Mỉa mai hơn nữa là ngay cả khi Trung Quốc đã viện trợ hàng tỉ USD, cho vay và đầu tư vào quốc gia được Bắc Kinh xem như đồng minh thân cận trong những năm qua, có vẻ như vẫn không thể khắc phục được sự thâm hụt lòng tin và uy tín.
Theo Phoak Kung, lịch sử có thể hữu ích trong việc lý giải vấn đề hóc búa này. Bắc Kinh và Phnom Penh có quan hệ ngoại giao chính thức năm 1958, thời kỳ Chiến tranh Lạnh khi Hoàng thân Sihanouk quyết định thực hiện chính sách không liên kết.
Nhưng phương Tây luôn ngờ vực các mối quan hệ gần gũi giữa ông với các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Sihanouk vẫn tiếp tục đóng vai trò tủng tâm trong việc duy trì, bảo vệ quan hệ với Bắc Kinh.
Từ năm 1975 đến 1978, Trung Quốc đã dung túng, nuôi dưỡng lực lượng diệt chủng khét tiếng Khmer Đỏ gây ra cái chết của khoảng 1,7 triệu người và gần như phá hủy đất nước Campuchia. Hơn nữa Trung Quốc cũng là một trong số ít các quốc gia tiếp tục hỗ trợ Khmer Đỏ sau khi bọn diệt chủng này bị Cộng hòa Nhân dân Campuchia, tiền thân đảng Nhân dân Campuchia CPP lật đổ dưới sự hỗ trợ của quân tình nguyện Việt Nam.
Việc ký Hiệp định Hòa bình Paris ngày 23/10/1991 đã giúp chấm dứt cuộc nội chiến, nhưng nó không làm cho mối quan hệ Campuchia – Trung Quốc ngay lập tức bình thường. Ngay cả khi đảng bảo hoàng Funcinpec thân Trung Quốc giành thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 1993 cũng không thể khôi phục hoàn toàn quan hệ với Bắc Kinh.
CPP đã duy trì được ảnh hưởng và quyền lực chặt chẽ. Các nhà lãnh đạo của đảng này đã cảnh giác với Trung Quốc vì những mối quan hệ rắc rối trong quá khứ. Quan hệ Bắc Kinh – Phnom Penh chỉ thực sự bắt đầu cải thiện từ năm 1997, cách giải thích có thể là do hậu quả của cuộc đụng độ chết người tháng 7 năm đó, rõ ràng CPP sẽ là thế lực thống trị vũ đài chính trị Campuchia khi đánh bại lực lượng bảo hoàng Funcinpec.
Vợ chồng Tập Cận Bình chiêu đãi mẹ con Quốc vương Campuchia Sihamoni mới đây tại Điếu Ngư Đài khi Thái hậu Campuchia qua Bắc Kinh chữa bệnh. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Video đang HOT
Những dịch chuyển cân bằng quyền lực nội bộ Campuchia đã làm cho Trung Quốc nhận ra rằng cần phải xem xét lại các chiến lược trong quá khứ và ủng hộ các nhà lãnh đạo CPP nếu muốn khôi phục quan hệ ngoại giao đổ nát với Campuchia. Kết quả là Bắc Kinh nhanh chóng nổi lên thành một trong những nhà tài trợ quan trọng nhất của quốc gia này.
Bên cạnh hỗ trợ tài chính, Trung Quốc cũng đã giúp Campuchia tăng cường lực lượng an ninh, cung cấp các thiết bị quân sự trị giá hàng triệu USD cho đồng minh của mình. Chỉ trong năm 2010, Trung Quốc đã đồng ý cung cấp cho Campuchia 257 xe tải quân sự và 50 ngàn bộ quân phục cho các lực lượng vũ trang Campuchia.
Ngoài ra Bắc Kinh cung cấp 1000 khẩu súng ngắn, 50 ngàn viên đạn cho lực lượng cảnh sát quốc gia Campuchia. Đây chỉ là một vài điểm nổi bật trong hợp tác quân sự 2 nước.
Sau cuộc khủng hoảng bầu cử tháng 7/2013, trong đó phe đối lập Cứu quốc Campuchia (CNRP) tuyên bố tẩy chay kết quả, Trung Quốc là một trong số ít quốc gia ủng hộ chiến thắng của CPP. Tháng 8/2013 Vương Nghị sang Phnom Penh và hứa hẹn với các tầng lớp cầm quyền rằng Trung Nam Hải sẽ hỗ trợ vững chắc cho họ để tránh can thiệp, xáo trộn từ nước ngoài.
Đổi lại, các nhà lãnh đạo CPP ủng hộ mạnh mẽ chính sách “một Trung Quốc”. Năm 1997, Campuchia đóng cửa Văn phòng Kinh tế và văn hóa Đài Bắc. Tháng 7/2014, Hun Sen khẳng định rằng quan điểm bất di bất dịch của Campuchia là “một Trung Quốc”. Phnom Penh cũng khiến phương Tây tức giận sau khi trục xuất 20 người Duy Ngô Nhĩ xin tị nạn về Trung Quốc ngày 19/12/2009.
Trong hội nghị Ngoại trưởng ASEAN năm 2012, Campuchia đã sử dụng vai trò Chủ tịch luân phiên khối để ngăn cản các nhà lãnh đạo khu vực ra một tuyên bố mạnh mẽ về căng thẳng ở Biển Đông để làm hài lòng Bắc Kinh. Động thái này đã vấp phải rất nhiều chỉ trích.
Bà Bố Kiến Quốc, Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia trao tặng các thiết bị quân sự cho quân đội, cảnh sát nước sở tại. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Những sự việc này cho thấy rõ ràng mối quan hệ Campuchia – Trung Quốc mạnh hơn bao giờ hết, Campuchia có lẽ là đồng minh đầu tiên để Bắc Kinh duy trì ảnh hưởng tại Đông Nam Á nên theo logic thông thường, không có lý do gì 2 nước không làm việc cùng nhau.
Tuy nhiên quan hệ Campuchia – Trung Quốc vẫn mong manh như sợi chỉ treo chuông. Tất nhiên từ quan điểm của các tầng lớp cầm quyền Trung Quốc, quan hệ tốt dường như là điều hiển nhiên vì cả Bắc Kinh và Phnom Penh đều có điều họ muốn. Nhưng nó chỉ xảy ra với giả định chính phủ của họ nắm vững quyền lực. Với bối cảnh chính trị thay đổi, giả định này không có gì chắc chắn với Campuchia.
Người Trung Quốc sẽ cảm thấy có gì đó không hợp lý hi họ đã đưa hàng tỉ USD sang quốc gia này. Tuy nhiên nếu Bắc Kinh muốn duy trì quan hệ mạnh mẽ và lâu dài với Phnom Penh, họ sẽ phải vượt qua cách tiếp cận hiện nay và ủng hộ hào phóng hơn nữa, đặc biệt là cho các tầng lớp người dân Campuchia chứ không phải một bộ phận quan chức.
Không giống như các đối tác phương Tây, Trung Quốc không ủng hộ dân chủ hay nhân quyền, các vấn đề quản lý nội bộ khác. Trong thực tế, Trung Quốc cần có chính sách để xây dựng lòng tin trong dân Campuchia, trong đó cần đầu tư nhiều hơn cho những người trẻ, lực lượng đang ngày càng lớn mạnh trong nền địa chính trị Campuchia.
Trong thập kỷ qua, nền kinh tế Campuchia đã phát triển với tốc độ nhanh chóng, đưa hàng triệu người thoát khỏi đời sống nghèo đói cùng cực. Tuy nhiên nước này vẫn đối mặt với sự thâm hụt kỹ năng nghiêm trọng. Trung Quốc đã có thể giúp đỡ bằng cách cung cấp kinh phí học bổng đàu tạo nghề, tăng năng suất cho hàng trăm doanh nghiệp Trung Quốc tại Campuchia đang vật lộn để tuyển dụng công nhân tay nghề cao.
Nhưng trên thực tế, viện trợ của Trung Quốc cho Campuchia lại gây ra những lời chỉ trích nặng nề. Nhiều nước phương Tây cáo buộc Trung Quốc viện trợ “vô điều kiện” cho Campuchia khiến chất lượng của các dự án được tài trợ đều có vấn đề. Cầu đường do Trung Quốc tài trợ và xây dựng có chất lượng kém. Ngay cả trực thăng quân sự Trung Quốc viện trợ cho Campuchia cũng bị rơi hôm 14/7 vừa qua.
Đó là một lời nhắc nhở tàn nhẫn với Bắc Kinh rằng họ thực sự cần phải suy nghĩ lại cách tiếp cận của mình khi viện trợ cho Campuchia. Trung Quốc được xem là rất ít quan tâm đến việc hỗ trợ các vấn đề xã hội, ngược lại với các nước phương Tây thường tập trung vào các đối tượng nghèo và dễ bị tổn thương, đó là lý do tại sao dân thường Campuchia tin cậy phương Tây hơn là Trung Quốc.
Theo Giáo Dục
Hai trùm diệt chủng Khmer Đỏ nhận án chung thân
Bản án cuối cùng cũng được tuyên đối với 2 trùm diệt chủng Khmer Đỏ sau suốt 8 năm trời xét xử.
Ngày 7/8, sau hơn 30 năm diễn ra thảm họa diệt chủng của Khmer Đỏ tàn sát một phần tư dân số Campuchia, cuối cùng hai nhân vật chủ chốt trong chế độ diệt chủng tàn bạo này cũng bị tòa án quốc tế tuyên án phạm tội ác chống lại loài người.
Nhân vật số 2 Nuon Chea của Khmer Đỏ năm nay đã 88 tuổi bị kết án chung thân vì vai trò của ông ta trong cuộc đại diệt chủng sát hại khoảng 1,7 triệu đồng bào. Nuon Chea là Phó Tổng bí thư của Đảng Nhân dân Campuchia, và trong thời Khmer Đỏ, nhân vật khét tiếng này được biết đến với tên gọi "Anh số 2".
Đồng phạm với ông là là Khieu Samphan, Chủ tịch Campuchia Dân chủ từ năm 1976 đến 1979 và là nhân vật quyền lực thứ 5 của Khmer Đỏ, cũng bị kết án chung thân vì tội ác của mình.
Bị cáo Khieu Samphan (trái) và Nuon Chea tại tòa án
Phán quyết của tòa án nêu rõ hai nhân vật này đều đã phạm những tội ác như giết người, khủng bố chính trị và các hành động vô nhân đạo khác như ép người dân vào các trại tập trung, thủ tiêu nhiều người và xâm hại đến nhân phẩm của chính đồng bào mình.
Sau khi nghe phán quyết của tòa, cả hai bị cáo đều không có những phản ứng rõ ràng, mặc dù trước đó hai nhân vật đã tuổi cao sức yếu này đều khăng khăng mình không phạm tội.
Công tố viên quốc tế Nicholas Koumjian tuyên bố tại buổi họp báo sau khi tòa án ra phán quyết: "Mức án này phản ánh sự nghiêm trọng của những tội ác mà các bị cáo phạm phải".
Từ khi lên nắm quyền vào năm 1975 cho đến khi sụp đổ vào năm 1979, chế độ Khmer Đỏ đã gây ra một trong những họa diệt chủng khủng khiếp nhất của nhân loại trong thế kỷ 20. Trong thảm họa diệt chủng này, những người chỉ cần biết đọc biết viết hay đeo kính đều bị coi là phần tử trí thức phản cách mạng và bị tra tấn, hành hình dã man.
Những người không bị hành hình thì chết dần chết mòn vì bệnh tật, đói ăn trong các trại lao động khổ sai. Trong thời kỳ này, tất cả các khu vực thành thị ở Campuchia đều bị bỏ hoang khi người dân bị dồn về vùng nông thôn để thực hiện giấc mơ không tưởng của Pol Pot về một "nền văn minh" mới.
Tòa án xét xử tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ (ECCC) được thành lập từ năm 2006 để thực thi công lý đối với các phần tử đầu não của Khmer Đỏ trong họa diệt chủng này. Thế nhưng, nhiều trở ngại trong quá trình truy tố, xét xử đã khiến phiên tòa này kéo dài tới 8 năm trời.
Các phóng viên theo dõi phiên tòa qua màn hình tivi
Trước khi đưa ra phán quyết đối với 2 nhân vật trên, tòa án ECCC mới chỉ kết án được duy nhất một trường hợp đối với Kaing Guek Eav, kẻ cầm đầu nhà tù khét tiếng S-21 ở Phrom Penh, với chi phí cho quá trình xét xử lên tới 200 triệu USD.
Nhiều khả năng đây sẽ là những phán quyết cuối cùng đối với tội ác của Khmer Đỏ. Kẻ cầm đầu Pol Pot đã chết trong khi lẩn trốn trong rừng năm 1998, trong khi danh tính của 5 bị cáo khác lại chưa từng được chính thức công bố.
Tuy nhiên, đối với các nạn nhân của thảm họa diệt chủng trên, phán quyết mà tòa án đưa ra vẫn là chưa đủ. Ông Dara Duong mới chỉ 4 tuổi khi Khmer Đỏ lên nắm quyền và sát hại bố, ông bà, cô dì chú bác của ông.
Ông tâm sự: "Tại sao họ phải mất quá nhiều thời gian mới có thể đưa ra phán quyết như vậy. Chúng tôi không hài lòng với quy trình xét xử này".
Theo Khampha
Campuchia kết án chung thân 2 cựu lãnh đạo Khmer Đỏ 35 năm sau khi chế độ diệt chủng của Khmer Đỏ kết thúc, tòa án được Liên hợp quốc ủng hộ hôm nay 7/8 đã kết án tù chung thân với 2 cựu lãnh đạo của chế độ này. Các phóng viên báo chí theo dõi phiên xét xử qua màn mình được truyền trực tiếp từ phòng xử. Tuyên án lịch sử...