Trung Quốc viện trợ Afghanistan 31 triệu USD hàng hóa
Trung Quốc tuyên bố viện trợ số hàng hóa trị giá khoảng 31 triệu USD cho Afghanistan, bao gồm ngũ cốc và vaccine.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị công bố quyết định trong cuộc họp trực tuyến với các đối tác từ Pakistan, Iran, Tajikistan, Uzbekistan và Turkmenistan hôm nay. Khoản viện trợ 200 triệu NDT (31 triệu USD) gồm ngũ cốc, vật tư mùa đông, vaccine và thuốc.
Ông Vương Nghị cho biết thêm Trung Quốc quyết định tặng ba triệu liều vaccine Covid-19 cho người dân Afghanistan trong đợt đầu tiên. Ngoại trưởng Trung Quốc cũng thông báo Bắc Kinh sẽ làm việc với các nước trong khu vực để giúp Afghanistan xây dựng lại nền kinh tế và xã hội, cũng như chống lại các nhóm khủng bố và buôn bán ma túy.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) gặp thủ lĩnh Taliban Mullah Abdul Ghani Baradar tại Thiên Tân hôm 28/7. Ảnh: Reuters.
Ngoại trưởng Trung Quốc nhấn mạnh Mỹ và các đồng minh của nước này có nhiệm vụ viện trợ kinh tế và nhân đạo cho Afghanistan hơn bất cứ quốc gia nào khác.
Cam kết viện trợ từ Trung Quốc được ra sau khi nước này tuyên bố sẵn sàng duy trì liên lạc với Afghanistan, khi lực lượng Taliban đã công khai chính phủ lâm thời. “Trung Quốc coi trọng việc Taliban tuyên bố thành lập chính phủ lâm thời. Đây là bước cần thiết để khôi phục trật tự trong nước và tiến tới tái thiết sau chiến tranh”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói.
Video đang HOT
Taliban hôm 7/9 công bố chính phủ mới do Mullah Mohammad Hasan Akhund làm thủ tướng lâm thời. Các vị trí phó thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng, ngoại trưởng và bộ trưởng nội vụ lâm thời được bổ nhiệm cũng là những thủ lĩnh gắn bó lâu năm với Taliban.
"Chìa tay" với Taliban: Nước cờ của Trung Quốc ở Afghanistan
Gần đây, Trung Quốc dường như chuyển hướng sang vai trò chủ động hơn trong tiến trình hòa bình Afghanistan, đặc biệt khi Mỹ và các đồng minh bắt đầu rút lực lượng khỏi đây.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (giữa) và đoàn đại diện của Taliban ở Thiên Tân ngày 28/7 (Ảnh: Twitter).
Trung Quốc "chìa tay" với Taliban
Trong một diễn biến bất ngờ, giới chức Trung Quốc đã mời đoàn đại diện của nhóm vũ trang do phó thủ lĩnh Taliban Mullah Abdul Ghani Baradar dẫn đầu Taliban đến thành phố Thiên Tân ngày 28/7 để họp bàn.
Chuyến thăm của phái đoàn cấp cao Taliban có khả năng củng cố thêm sự công nhận với lực lượng này trên trường quốc tế vào thời điểm nhạy cảm không lâu sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố, Mỹ sẽ hoàn tất rút quân khỏi Afghanistan trước ngày 31/8.
Một người phát ngôn của Taliban cho biết, các cuộc gặp của nhóm với giới chức Trung Quốc đề cập đến hàng loạt vấn đề từ an ninh, kinh tế, chính trị đến tiến trình hòa bình ở Afghanistan.
Tại cuộc họp, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng, quân đội Mỹ và NATO rút khỏi Afghanistan đã cho thấy sự thất bại về chính sách của Washington, đồng thời kêu gọi Taliban đóng vai trò quan trọng vào tiến trình hòa bình ở Afghanistan. Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời ông Vương cho biết: "Lực lượng Taliban ở Afghanistan là một lực lượng quân sự, chính trị quan trọng ở đất nước này và sẽ đóng vai trò quan trọng vào tiến trình hòa bình, hòa giải và tái thiết ở đây".
Ông Vương nhấn mạnh, Trung Quốc ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Afghanistan, nhưng cũng đồng thời đề nghị Taliban cắt đứt quan hệ với Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (ETIM) vì đây là "đe dọa trực tiếp đối với an ninh quốc gia của Trung Quốc".
Nước cờ của Trung Quốc
Nhấn để phóng to ảnh
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Ảnh: AFP).
Khi Mỹ và các nước đồng minh bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan cũng là lúc Trung Quốc bộc lộ vai trò chủ động hơn trong tiến trình hòa bình ở quốc gia này.
Các cuộc họp cấp bộ trưởng của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO - gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Nga và 4 nước Trung Á khác) và các cuộc họp giữa nhóm công tác của SCO với giới chức Afghanistan hồi giữa tháng này đã phần nào cho thấy cách tiếp cận của Trung Quốc với tình hình đang chuyển biến nhanh ở Afghanistan.
Bắc Kinh được cho là muốn lấp đầy khoảng trống quyền lực ở Afghanistan - quốc gia được cho là có thể mang lại cho Bắc Kinh nhiều lợi ích chiến lược. Mặc dù vậy, các tuyên bố của ông Vương Nghị tại những cuộc họp này cho thấy, Trung Quốc sẽ tránh để bị cuốn vào "cơn lốc" Afghanistan, mà trước tiên là không can thiệp quân sự.
Trung Quốc từ lâu đã tích cực thuyết phục chính quyền Afghanistan triển khai dự án đường cao tốc nối Afghanistan với Pakistan, đưa Afghanistan trở thành một mắt xích trong chuỗi dự án Sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc. Điều này sẽ giúp Trung Quốc đạt mục tiêu tăng cường giao thương với các nước trong khu vực, cũng như tạo điều kiện để Bắc Kinh tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Afghanistan. Theo một báo cáo năm 2014, Afghanistan có thể sở hữu trữ lượng đất hiếm lên đến nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, để có được những lợi ích chiến lược đó, Trung Quốc trước tiên phải đảm bảo rằng Afghanistan ổn định về an ninh, chính trị.
Trong bối cảnh kịch bản chia sẻ quyền lực ở Afghanistan ngày càng có thể xảy ra khi Taliban tuyên bố giành quyền kiểm soát phần lớn Afghanistan, Trung Quốc đã có những động thái chuẩn bị sẵn.
Thời báo Hoàn Cầu , cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, từng đăng tải bài viết nói rằng: "Trung Quốc không có lợi khi coi Taliban là kẻ thù". Tờ báo cũng dẫn nhận định của một chuyên gia Trung Quốc nhận định, Taliban đang có xu hướng trở thành một tổ chức chính trị tập trung vào các vấn đề nội bộ của Afghanistan.
Với Taliban, Trung Quốc một mặt chìa tay ra với lực lượng này nhưng mặt khác vẫn lo ngại Taliban duy trì quan hệ với các tổ chức ly khai, khủng bố ở Tân Cương đe dọa đến an ninh của chính Trung Quốc. Do vậy, Trung Quốc đã giao tiếp với cả chính phủ Afghanistan và tổ chức Taliban.
Những lo ngại của Trung Quốc đã được giảm bớt phần nào khi mới đây phát ngôn viên của Taliban Suhail Shaheen nói rằng: "Trung Quốc là một quốc gia thân thiện và chúng tôi hoan nghênh Trung Quốc tham gia vào quá trình tái thiết, phát triển Afghanistan... Nếu Trung Quốc có các dự án đầu tư ở đây, tất nhiên, chúng tôi sẽ đảm bảo an toàn cho những dự án đó". Một tuyên bố nữa cũng giúp Bắc Kinh tạm thở phào đó là tổ chức này cho biết sẽ không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc.
Yan Wei, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Tây Bắc ở Trung Quốc, nhận định việc Trung Quốc và Taliban tương tác với nhau là điều cần thiết. "Cho dù Taliban có thể trở thành một chính phủ hay không, họ vẫn là lực lượng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chính trị và an ninh của Afghanistan. Taliban có thể kiềm chế một số tổ chức khủng bố ở Afghanistan. Trung Quốc có thể thông qua Taliban đưa ra những ràng buộc nhất định đối với các tổ chức khủng bố. Điều này mang lại lợi ích cho an ninh của cả Trung Quốc và khu vực", ông Wei nói.
Liên hợp quốc hối thúc các nước viện trợ thêm cho Afghanistan Ngày 7/9, Liên hợp quốc (LHQ) đã kêu gọi tài trợ thêm gần 200 triệu USD cho công tác viện trợ nhân đạo ở Afghanistan sau khi Taliban tiếp quản quốc gia Tây Nam Á này. Người tị nạn Afghanistan dựng lều tạm tại khu vực biên giới Afghanistan - Pakistan ngày 31/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn...