Trung Quốc vi phạm thô bạo quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam

Theo dõi VGT trên

Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông.

Trung Quốc vi phạm thô bạo quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam - Hình 1

Nhà giàn DK1 của Việt Nam trên thềm lục địa phía nam Tổ quốc; Chiến sĩ nhà giàn quan sát bảo đảm an ninh cho nhà giàn (ảnh nhỏ)

Tối 19.7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam chính thức thông tin về việc những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông.

Yêu cầu tàu Trung Quốc rút ngay khỏi vùng biển Việt Nam

Trả lời câu hỏi của PV đề nghị bình luận về phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 17.7 liên quan đến diễn biến ở khu vực Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của LHQ về luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

Theo bà Hằng, Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam. Việt Nam cũng yêu cầu Trung Quốc tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh, đến nay, các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam. “Như đã khẳng định tại phát biểu của tôi ngày 16.7, lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của LHQ về luật Biển 1982 trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với Công ước của LHQ về luật Biển 1982″, bà Hằng nói rõ và nhấn mạnh rằng: Duy trì trật tự, hòa bình, an ninh ở khu vực Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Do đó, Việt Nam mong muốn các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực đóng góp nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích chung này.

Duy trì trật tự, hòa bình, an ninh ở khu vực Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Do đó, Việt Nam mong muốn các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực đóng góp nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích chung này

Video đang HOT

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng

Trước đó, từ ngày 12.7, báo chí quốc tế đã đưa tin về sự xuất hiện của tàu khảo sát Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Một số tờ báo dẫn thông tin từ ông Ryan Martinson, trợ lý giáo sư tại Đại học Hải chiến Mỹ cho biết vào thứ tư tuần trước đó (tức ngày 3.7), tàu khảo sát Trung Quốc Haiyang Dizhi 8 (Hải Dương Địa chất 8) cùng với 2 tàu hộ tống số hiệu 3901 (12.000 tấn, có vũ trang) và 37111 (2.200 tấn), đã vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, để thực hiện một cuộc khảo sát địa chấn.

Lập tức, lực lượng chấp pháp của Việt Nam trên biển cũng đã có mặt tại đây để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam được quy định rõ trong luật pháp quốc tế. Nhiều nhà quan sát quốc tế vẫn theo dõi sát diễn biến của nhóm tàu Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam và thông tin về sự xuất hiện của một số tàu hải quân khác của nước này tại khu vực trên. Cho đến ngày 19.7, các tàu của Trung Quốc đã vi phạm vùng thềm lục địa của Việt Nam liên tiếp 17 ngày.

Việt Nam hành động phù hợp luật pháp quốc tế, đã rất thiện chí về chính trị

Tối 19.7, bình luận với Thanh Niên về diễn biến trên biển những ngày qua, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh cũng khẳng định: Phải lưu ý rằng, khu vực tàu Hải Dương 8 và các tàu hộ tống của Trung Quốc xâm phạm hoàn toàn là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo luật pháp quốc tế và Công ước LHQ về luật Biển 1982 đã quy định. Hành vi của các tàu Trung Quốc những ngày qua là không thể chấp nhận được và các tàu này phải rút ra khỏi khu vực trên.

“Đó là hành vi vi phạm và coi thường luật pháp quốc tế, gây tổn hại đến việc xây dựng lòng tin trong khu vực. Để tạo dựng lòng tin trong việc thực hiện DOC và tiến tới đàm phán thành công COC, các quốc gia đều phải có nghĩa vụ tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các nước ven biển theo đúng luật pháp quốc tế. Các nước, bao gồm cả Trung Quốc, có trách nhiệm phải tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước LHQ về luật Biển. Cộng đồng quốc tế cũng phải cùng nỗ lực bảo vệ lợi ích chung trong việc duy trì trật tự, an ninh và hòa bình ở Biển Đông”, ông Phạm Quang Vinh nói.

TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, và cũng được ghi nhận là người đầu tiên dịch Công ước của LHQ về luật Biển 1982, cho biết: “Hoạt động của tàu thăm dò địa chất của Trung Quốc cùng một số tàu quân sự Trung Quốc bảo vệ, đã đi vào khu vực bãi Tư Chính, là khu vực hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm quyền chủ quyềnvà quyền tài phán của Việt Nam chúng ta”.

TS Trục nhấn mạnh, nhìn nhận một cách rất khách quan và khoa học thì việc các tàu Trung Quốc vào đó mà không được sự đồng ý của nhà nước Việt Nam là một hành động vi phạm rất thô bạo các quyền là lợi ích hợp pháp của Việt Nam được Công ước LHQ về luật Biển 1982 quy định rất rõ. “Đây không phải lần đầu tiên, mà vi phạm của phía Trung Quốc liên tiếp xảy ra từ sau khi nước này dùng vũ lực để đánh chiếm 7 thực thể phía tây bắc quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988 và dần dần có những hoạt động ở khu vực này. Đó là một sự vi phạm hết sức trắng trợn và công lý yêu cầu Trung Quốc cần phải chấm dứt những hành động phi pháp đó”, TS Trục nêu quan điểm. Ông Trục cũng cho rằng, những phản ứng của nhà nước Việt Nam những ngày qua là rất chuẩn xác về mặt pháp lý và cũng rất thiện chí về mặt chính trị trong bối cảnh hiện nay.

Hôm 16.7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đưa ra những tuyên bố về mặt nguyên tắc, rất rõ ràng về pháp lý và rất kiên quyết về quan điểm. Sau đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có tuyên bố cụ thể rõ ràng về hoạt động của tàu Hải Dương 8, thăm dò địa chất một cách ngang nhiên trong vùng thềm lục địa của Việt Nam. “Đó là những phản ứng rất kịp thời và chuẩn xác, tỏ rõ sự kiên quyết đấu tranh của nhà nước chúng ta trước hoạt động sai trái của Trung Quốc, đồng thời thể hiện sự kiên trì rất thiện chí của nhà nước Việt Nam trong việc muốn giải quyết mọi tranh chấp, mọi sai phạm của phía Trung Quốc bằng biện pháp hòa bình, không gây ra những xung đột có thể dẫn đến sự bất ổn trong khu vực, vì an ninh, hòa bình trong khu vực”, TS Trục nói.

Theo quan sát của TS Trục, lực lượng chức năng của Việt Nam cũng đang thực thi trọng trách của mình trong vùng biển đó. Chúng ta sử dụng lực lượng chấp pháp như Cảnh sát biển, Kiểm ngư – những lực lượng được giao nhiệm vụ tiến hành thực thi pháp luật trên vùng biển thuộc các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam một cách đúng đắn, phù hợp với thủ tục pháp lý do Công ước của LHQ về luật Biển đã quy định, chứ không phải bằng sức mạnh hay gây ra đụng độ, xung đột. Ngoài thuyết phục, yêu cầu Trung Quốc rút lui, lực lượng chấp pháp của Việt Nam cũng đã có biện pháp ngăn chặn cần thiết để bảo đảm bảo vệ, quản lý được một cách chặt chẽ vùng biển thuộc chủ quyền của mình. Đó là những hành động phù hợp với luật pháp quốc tế.

Theo Thanhnien

Nguy cơ dính "thẻ đỏ" nếu không chấm dứt khai thác IUU

Nếu không giải quyết được các vấn đề về khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), Việt Nam sẽ bị xác định là quốc gia không hợp tác và có thể sẽ bị áp dụng biện pháp "thẻ đỏ".

Vì vậy, việc gỡ thẻ vàng được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng ban Chỉ đạo chống khai thác IUU nhấn mạnh là nhiệm vụ chính trị hàng đầu, cũng là một bước quan trọng để ngành thủy sản phát triển bền vững.

Nguy cơ dính thẻ đỏ nếu không chấm dứt khai thác IUU - Hình 1

Cán bộ BĐBP Thanh Hóa tuyên truyền ngư dân chấp hành nghiêm các quy định khi đánh bắt trên biển. Ảnh: Bích Nguyên

Ngày 23-10-2017, Ủy ban châu Âu (EC) đã cảnh báo "thẻ vàng" đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường châu Âu vì Việt Nam thực hiện chưa tốt quy định về chống khai thác IUU. 100% lô hàng thủy sản có nguồn gốc từ khai thác của Việt Nam bị kiểm tra khi xuất khẩu sang thị trường Liên minh Châu Âu (EU). Sau thời gian thử thách, nếu không giải quyết được các vấn đề về khai thác IUU, Việt Nam sẽ bị xác định là quốc gia không hợp tác và có thể sẽ bị áp dụng biện pháp "thẻ đỏ". Khi đó, tất cả sản phẩm thủy sản của Việt Nam sẽ bị cấm xuất khẩu vào EU. Do EU là thị trường tín chỉ nên các thị trường khác có thể sẽ áp dụng biện pháp tương tự với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.

Những nỗ lực của Việt Nam

Trong gần 2 năm qua, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam đã nỗ lực triển khai các giải pháp cấp bách thực hiện các khuyến nghị của EC để khắc phục cảnh báo "thẻ vàng", chống khai thác IUU. Kết quả đạt được là rất đáng ghi nhận với việc hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến phát triển ngành thủy sản Việt Nam. Các địa phương cũng bước đầu thực hiện các quy định về khai báo, ghi chép, quản trị hoạt động khai thác cá bằng phần mềm.

Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết: Ngoài việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế về chống khai thác IUU, Bộ NN&PTNT và Bộ Quốc phòng đã ký kết các quy chế phối hợp để tăng cường thực thi pháp luật trên biển. Qua đó, tăng cường sự hiện diện của các lực lượng thực thi pháp luật như Kiểm ngư, Hải quân, Cảnh sát biển tại các khu vực vùng biển giáp ranh, chồng lấn, tranh chấp giữa Việt Nam và các nước trong khu vực để xử lý tàu cá vi phạm; hỗ trợ kịp thời tàu bị nước ngoài bắt giữ, xử lý trái phép. Bên cạnh đó, Bộ Công an đã phối hợp, tăng cường công tác nắm tình hình, điều tra, phát hiện một số vụ tổ chức, cá nhân môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Nhờ đó, từ năm 2018 đến nay, không còn tình trạng tàu cá và ngư dân vi phạm vùng biển các nước quốc đảo Thái Bình Dương.

Cũng theo Tổng cục Thủy sản, hiện nay, nước ta đã triển khai hệ thống theo dõi, giám sát và kiểm soát tàu cá hoạt động trên biển cho 31.500 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên. Từ khi bị cảnh báo "thẻ vàng", thông qua hình ảnh hệ thống giám sát tàu cá, đã phát hiện 110 tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. Tổng cục Thủy sản đã ban hành 60 văn bản gửi các địa phương có liên quan để xử lý theo quy định.

Tuy nhiên, hiện nay, các hoạt động chống khai thác IUU chưa tạo ra được đột phá. Đặc biệt, tàu cá và ngư dân Việt Nam đánh bắt hải sản vi phạm vùng biển nước ngoài vẫn còn diễn ra, chưa có dấu hiệu dừng lại. Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, năm 2018 xảy ra 85 vụ/137tàu/1.162 ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài, tiếp tục tăng so với năm 2017. Trong 5 tháng đầu năm 2019, xảy ra 41 vụ/69 tàu/271 ngư dân vi phạm. Các tỉnh có nhiều tàu cá vi phạm gồm Kiên Giang, Bến Tre, Cà Mau, Bình Định...

Tái cơ cấu để phát triển thủy sản bền vững

Bàn về giải pháp tháo gỡ "thẻ vàng" EC, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng: Chúng ta phải tái cơ cấu để chuyển từ nghề cá nhân dân sang nghề cá phát triển bền vững. Đây là hoạt động lâu dài, bao gồm các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, chứ không phải chúng ta chỉ nhăm nhăm gỡ "thẻ vàng" theo một số khuyến nghị của EC.

Theo đó, Bộ NN&PTNT tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành thủy sản, trong đó, chú trọng nuôi trồng, chế biến thủy sản song song với hiện đại hóa ngành khai thác, đồng thời, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển ngành hậu cần nghề cá theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng hệ thống cảng cá (đảm bảo kiểm soát được tàu cá, nguồn gốc chất lượng thủy sản...).

Với mục tiêu cao nhất là hoàn thành các khuyến nghị của EC, trong cuộc họp đầu tiên, ngày 21-6, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã xác định một số nhiệm vụ cần tiếp tục triển khai, trong đó, trọng tâm nhất vẫn là đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho ngư dân. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành. Cụ thể, Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện chống khai thác IUU; kiến nghị, đề xuất hình thức xử lý đối với tổ chức, cá nhân liên quan không thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về IUU trong công tác chống khai thác IUU. Bộ Quốc phòng chủ trì, chịu trách nhiệm về việc ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm soát chặt chẽ tàu cá khi xuất, nhập bến; tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển, kiên quyết xử lý các tàu cá có hành vi vi phạm khai thác IUU.

Bộ Ngoại giao chủ động trong công tác bảo hộ ngư dân, kiên quyết đấu tranh với các nước sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực khi bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam, bắt giữ trái phép tàu cá và ngư dân Việt Nam trên vùng biển Việt Nam, vùng biển chưa phân định, chồng lấn. Chủ động tham mưu kịp thời các biện pháp ngoại giao và đối sách cần thiết. Hỗ trợ ngư dân hoạt động hợp pháp bị nước ngoài bắt giữ, xử lý trái phép.

Nguyễn Bích

Theo Bienphong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bé trai 8 tuổi đuối nước tử vong trong hồ bơi khách sạn ở Bình Dương
14:20:07 06/11/2024
Diễn biến vụ 20 học sinh nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột qua lời kể cô giáo
10:29:10 06/11/2024
Vụ máy bay quân sự rơi ở Bình Định: Đã tiếp cận được phi công
22:43:17 06/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Nước Mỹ chọn ông Trump là tổng thống thứ 47
15:07:54 06/11/2024
Cháy nhà ở TP Vũng Tàu, 2 cháu bé tử vong thương tâm
14:18:03 06/11/2024
Thanh niên đấm vào mặt CSGT khi bị kiểm tra nồng độ cồn ở Bình Dương
14:27:12 06/11/2024
Vẽ bậy ở TP.HCM, 2 người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam
13:33:28 07/11/2024
Mắt bão Yinxing rõ rệt khi tiệm cận siêu bão, ngày mai đổ bộ Biển Đông
14:11:58 07/11/2024

Tin đang nóng

Hà Thanh Xuân đáp trả tin yêu Quang Lê, nói thẳng về biến cố đổ vỡ
06:35:02 08/11/2024
Nữ NSND là mỹ nhân sân khấu: "Cả TP.HCM dậy sóng vì tôi"
06:29:37 08/11/2024
Một nghệ sĩ không giấu được hạnh phúc khi con trai "5 tuổi biết ê a, nghe hiểu được lời mẹ nói"
06:19:15 08/11/2024
Nữ thần đầm trắng Hoa ngữ đẹp điên đảo: Diện đồ của NTK Việt, nhan sắc xứng danh "thần tiên tỷ tỷ"
05:57:20 08/11/2024
Sao Việt 8/11: Trường Giang khoe con trai, Thanh Hằng 'dính như sam' bên chồng
07:55:40 08/11/2024
Hai ông Biden, Obama nói gì khi chúc mừng ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ?
07:48:19 08/11/2024
Cô bạn thân "như hình với bóng" của con gái Donald Trump: Mỹ nhân gợi cảm đình đám với khối tài sản gần 40.000 tỷ
06:38:30 08/11/2024
Bắt cóc, cưỡng ép người mẫu, ca sĩ nổi tiếng quan hệ tình dục rồi quay clip phát tán tại Mỹ
07:24:48 08/11/2024

Tin mới nhất

Tin bão mới nhất 8/11: Bão Yinxing vào Biển Đông thành bão số 7, giật cấp 17

06:53:56 08/11/2024
Tin bão mới nhất 8/11: Sáng sớm nay, bão Yinxing đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 với cường độ gió mạnh cấp 14, giật cấp 17.

TP.HCM: Tai nạn thương tâm trên đường Phan Văn Hớn khiến một phụ huynh tử vong

19:04:51 07/11/2024
Một vụ tai nạn giao thông giữa xe máy và xe bồn vừa xảy ra trên đường Phan Văn Hớn (Q.12) khiến 1 người phụ nữ tử vong, bé gái bị thương nặng.

Bịt kín quán karaoke An Phú sau vụ phát hiện thi thể trong bể nước

19:02:23 07/11/2024
Quán karaoke An Phú ở Bình Dương đã bị bỏ hoang hơn 2 năm sau vụ cháy kinh hoàng làm 32 người chết. Mới đây, chính quyền địa phương đã yêu cầu bịt kín quán karaoke này sau khi phát hiện một thi thể trong bể chứa nước PCCC.

Máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định: Sẽ giải mã hộp đen tìm nguyên nhân

18:13:18 07/11/2024
Lực lượng chức năng đang tìm máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định để giải mã hộp đen, tìm nguyên nhân sự cố.

Vụ rơi máy bay quân sự YAK-130: Phi công kể lại giây phút tiếp đất

16:48:22 07/11/2024
Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, phi công trong vụ rơi máy bay quân sự YAK-130, nhảy dù xuống khu vực rừng thì bị treo trên cây, cách mặt đất hơn 10 m, phải mất 10 phút thoát ra khỏi dù rồi bám vào thân cây và cành để xuống đất.

Quảng Ninh: Tai nạn tại Công ty Than Dương Huy khiến 1 thợ cơ điện tử vong

11:49:34 07/11/2024
Trước đó, vào ngày 21/10, tại lò giếng phụ trục tải -98/-250 thuộc Dự án khai thác của Công ty Than Dương Huy - TKV cũng đã xảy ra một vụ tai nạn lao động khiến một công nhân khai thác hầm lò bậc 1/5 tử vong.

Quảng Trị: Bờ sông Vĩnh Định sạt lở nghiêm trọng khiến hàng trăm hộ dân bất an

11:47:01 07/11/2024
Vĩnh Định là con sông đào, được khởi công năm Minh Mạng thứ 6 (1825). Con sông này được đào và khơi thông, nạo vét nhiều lần, trải dài từ thời vua Minh Mạng đến các đời vua Triều Nguyễn sau này.

Làm rõ nguyên nhân vụ máy bay YAK-130 rơi ở Bình Định

11:44:12 07/11/2024
Mọi người tham gia tìm kiếm đã động viên với nhau là anh em chúng tôi có thể mệt, có thể đói, lạnh nhưng mà không thể để đồng chí, đồng đội ở một mình trong điều kiện lạnh giá và đói rét như thế được .

Bắc Kạn liên tiếp xảy ra cháy rừng và cháy trên đất lâm nghiệp

11:40:04 07/11/2024
Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ động, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư, kịp thời ứng cứu các tình huống khẩn cấp về cháy rừng khi có yêu cầu.

Bão Yinxing mạnh nhất trước khi vào Biển Đông, đổi hướng di chuyển liên tục

21:44:35 06/11/2024
Bão sẽ mạnh nhất đạt cấp 14, giật cấp 17 trước khi vào Biển Đông, suy yếu khi vào gần vùng biển Việt Nam và gặp không khí lạnh.

Vụ máy bay Yak-130 gặp tai nạn tại Bình Định: Đã liên lạc được với 2 phi công

21:41:56 06/11/2024
Lực lượng chức năng đã liên lạc được với hai phi công trong vụ máy bay gặp tai nạn tại Bình Định và đang tiếp cận vị trí để ứng cứu.

Tìm kiếm 2 phi công trong vụ máy bay Yak-130 gặp tai nạn tại Bình Định

19:04:30 06/11/2024
Quân chủng Phòng không - Không quân đã chủ trì phối hợp với các lực lượng tìm kiếm hai phi công điều khiển máy bay Yak-130 gặp tai nạn.

Có thể bạn quan tâm

Mùa vàng Mù Cang Chải - bức tranh tuyệt đẹp giữa cảnh sắc thiên nhiên

Du lịch

08:33:37 08/11/2024
Từ cuối tháng 9 đầu tháng 10 hằng năm, khi tiết trời bắt đầu se lạnh cũng là thời điểm mùa lúa chín rộ, Mù Cang Chải (Yên Bái) hiện lên như một bức tranh tuyệt đẹp.

5 tháng sau khi bố tôi mất, mẹ kế ôm lấy bức ảnh thờ trong ngày sinh nhật rồi nói một câu khiến chị em tôi đau thắt lòng

Góc tâm tình

08:31:25 08/11/2024
Mẹ kế khóc một lúc mới bình tĩnh lại được. Bà chỉ ăn qua loa vài miếng cơm rồi nói mệt để chị em tôi về sớm. Bố tôi mất vì bạo bệnh được mấy tháng rồi.

Đa số nghị sĩ Quốc hội Đức ủng hộ nghị quyết chống chủ nghĩa bài Do Thái

Thế giới

08:29:32 08/11/2024
Trong trường hợp có hành vi bài Do Thái ở trường học và trường đại học ở Đức, nghị quyết kêu gọi loại bỏ những người để xảy ra tình trạng này hoặc thậm chí đuổi việc họ.

Phim Hàn đẹp ngoài sức tưởng tượng khiến netizen mê mẩn, mỗi khung hình đều đậm chất nghệ thuật

Phim châu á

08:09:21 08/11/2024
Năm 2024 là một năm lên ngôi của dòng phim tâm lý tội phạm xứ Hàn khi sau tiếng vang lớn của Black Out, khán giả lại được thưởng thức một siêu phẩm khác là Doubt (tựa tiếng Việt: Nghi Phạm Cận Kề).

1 cặp đôi phim giả tình thật bị fan ép chia tay: Nhà trai giàu bậc nhất showbiz, nhà gái bị ghét vì bất tài

Hậu trường phim

08:06:56 08/11/2024
Theo Sina, dẫu Lộc Hàm và Quan Hiểu Đồng đã công khai tình cảm được 7 năm, nhưng người hâm mộ của cả hai vẫn không hoàn toàn chấp nhận mối quan hệ này.

Một nhân tố mới gia nhập tổ đội Hip-hop lớn nhất Việt Nam, thì ra là "người quen" của dàn Anh Trai Chông Gai

Nhạc việt

08:01:41 08/11/2024
Mới đây, SpaceSpeakers Label công bố nghệ sĩ độc quyền mới - APJ. Nam nghệ sĩ gia nhập tổ đội Hip-hop lớn nhất Việt Nam với vai trò Music Producer/Singer/SongWriter.

Sao Hàn 8/11: Cuộc sống thượng lưu của 'tình đầu quốc dân', Jennie gợi cảm

Sao châu á

07:58:14 08/11/2024
Tình đầu quốc dân Park Yoo Mi khiến công chúng ngưỡng mộ bởi cuộc sống làm dâu nhà giàu, Jennie gợi cảm khó cưỡng trong loạt ảnh hậu trường.

Đi về phía lửa - Tập 1: Lính mới gây chuyện, lính cũ đầy những "vết sẹo"

Phim việt

07:42:49 08/11/2024
Những thành viên trong đội phòng cháy chữa cháy đều mang theo mình những vấn đề riêng, trong đó có cả nỗi ám ảnh khôn nguôi.

Vụ Trương Mỹ Lan: SCB đề nghị được xử lý hàng loạt bất động sản

Pháp luật

07:36:07 08/11/2024
Trong vụ án Trương Mỹ Lan, phía bị hại là Ngân hàng TMCP Sài Gòn đề nghị tòa phúc thẩm cho ngân hàng này được xử lý dự án 6A, căn nhà số 24 Lê Lợi Q.1...