Trung Quốc vi phạm những gì với hành động ở Biển Đông?
Là thành viên Hội đồng Bảo An nhưng Trung Quốc đang cố tình “phớt lờ” luật pháp quốc tế, gây hấn ở Biển Đông.
Giàn khoan Hải Dương 981 được Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
Tình hình Biển Đông vẫn rất căng thẳng. Không chỉ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc còn điều hàng chục tàu, trong đó có nhiều tàu quân sự xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Nhiều lần tàu Trung Quốc hung hăng tấn công lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam. Cộng đồng quốc tế đã lên tiếng bày tỏ quan ngại, phản đối hành động vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế cũng như các thỏa thuận cấp cao giữa hai nước Việt Nam- Trung Quốc, ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh khu vực.
Điều gì tạo ra làn sóng phản đối mà theo các chuyên gia là “nhanh và mạnh mẽ” đến như vậy? Trung Quốc đã vi phạm những quy định nào trong luật pháp quốc tế mà Trung Quốc là một bên tham gia? Phía Trung Quốc cố tình vu cáo, đổ lỗi cho Việt Nam cũng như nhắc lại lập trường cái gọi là “chủ quyền” ở Biển Đông là đúng hay sai?
Các chuyên gia khẳng định không khó để chứng minh hành động của Trung Quốc đã vi phạm Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (Công ước Luật biển), Hiến chương Liên Hợp Quốc, Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) và các văn kiện khác có liên quan cũng như đang cố tình lừa dối dư luận.
Vị trí đặt giàn khoan và Công ước Luật biển
Vị trí Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981, cách đảo Lý Sơn 120 hải lý, cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép 17 hải lý. Theo TS Nguyễn Thị Lan Anh (Phó Trưởng Khoa Luật Quốc tế- Học viện Ngoại giao), vị trí trên nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Điều 57 của Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 quy định rằng chiều rộng của vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia ven biển sẽ không vượt quá 200 hải lý, đồng thời tại điều 76 của Công ước quy định một trong những cách lựa chọn để xác định chiều rộng của thềm lục địa của một quốc gia ven biển tối thiểu là 200 hải lý. Cách xác định khác lớn hơn 200 hải lý, đó là nếu thềm lục địa thực tế rộng hơn 200 hải lý thì quốc gia ven biển có thể mở rộng thềm lục địa của mình đến tối đa 350 hải lý hoặc không quá 100 hải lý kể từ đường đẳng sâu 2.500m. Như vậy, theo 4 cách xác định chiều rộng thềm lục địa, 200 hải lý là khoảng cách xác định nhỏ nhất. Chiểu theo ranh giới 200 hải lý sẽ thấy vị trí đặt giàn khoan của Trung Quốc nằm sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Phía Trung Quốc lập luận qua Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao cho rằng đây là vùng biển Tây Sa của Trung Quốc và việc hạ đặt giàn khoan là hoạt động bình thường. Trước hết hết cần khẳng định Tây Sa là tên Trung Quốc dùng để đặt tên cho quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, Hiến chương LHQ đã ra đời với mục tiêu là duy trì hòa bình và ổn định trên thế giới. Trong đó có quy định rằng hòa bình, giải quyết tranh chấp là nghĩa vụ bắt buộc đối với các quốc gia thành viên, các Quốc gia thành viên không được đe dọa sử dụng vũ lực và cấm đe dọa sử dụng vũ lực. Trung Quốc đã là quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc nhưng dùng vũ lực để chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khi mà Hiến chương đã có hiệu lực là hành động vi phạm trắng trợn Hiến chương của LHQ. Do đó không thể thiết lập cho Trung Quốc chủ quyền hợp pháp tại Hoàng Sa.
Trung Quốc phải xin phép Việt Nam khi đặt giàn khoan
TS Nguyễn Thị Lan Anh cũng khẳng định, Trung Quốc đã vi phạm những nguyên tắc cơ bản, đó quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếu theo điều 56 và điều 76 của Công ước Luật biển. Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan nhằm mục đích thăm dò khai thác tài nguyên thiên nhiên gắn liền với đáy biển của thềm lục địa nằm hoàn toàn trong nguồn tài nguyên thiên nhiên thuộc quyền chủ quyền của quốc gia ven biển, đó là Việt Nam.
Video đang HOT
TS Nguyễn Thị Lan Anh chứng minh vị trí Trung Quốc đặt giàn khoan đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam
Quyền tài phán của quốc gia trong vùng biển này là quyền được cấp phép cho phép các quốc gia khác lắp đặt xây dựng các công trình nổi trên biển. Giàn khoan Hải Dương 981 là một công trình nổi trên biển mà Trung Quốc đã đưa vào và hạ đặt trong thềm lục địa của Việt Nam khi không được sự đồng ý của Việt Nam, vì vậy Trung Quốc vi phạm quyền tài phán của Việt Nam.
“Trong Công ước Luật biển cũng nói rõ mọi hoạt động tiến hành khoan, thăm dò trên vùng thềm lục địa phải được sự cho phép của quốc gia ven biển. Việt Nam chưa cho phép Trung Quốc tiến hành những hoạt động như vậy”, TS Nguyễn Thị Lan Anh khẳng định…..
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định, Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa và quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa theo các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982.
Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình. Đồng thời, Việt Nam luôn thể hiện thiện chí, kiên trì giải quyết thỏa đáng bất đồng thông qua đàm phán, đối thoại và các biện pháp hòa bình khác theo đúng nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, Thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, phù hợp với các quy định và thực tiễn Luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982, không để vấn đề này tổn hại đến sự tin cậy chính trị và hợp tác giữa hai bên.
Theo Xahoi
Tường thuật từ Hoàng Sa chiều 15/5: Tàu Trung Quốc 'cụp đuôi', tìm nơi trú ẩn
Tàu Trung Quốc hung hãn, nhưng với sự mưu trí, dũng cảm, tàu CSB Việt Nam đã tránh được đâm va, xử lý đúng đối sách trên biển.
Tàu Hải cảnh Trung Quốc chủ động đâm thẳng vào mạn trái tàu Cảnh sát biển Việt Nam
Phóng viên đang có mặt tại vùng biển Hoàng Sa, nơi Trung Quốc cho hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam cho biết, tình hình trên vùng biển nơi Trung Quốc cho hạ đặt giàn khoan trái phép vẫn tiếp tục có diễn biến căng thẳng.
Đứng cách xa giàn khoan khoảng 7-10 hải lý vẫn quan sát được Trung Quốc cho duy trì số lượng lớn tàu các loại, bao gồm tàu quân sự, tàu hải cảnh, hải giám. Các tàu này được bố trí 4 lớp để bảo vệ giàn khoan. Mỗi khi tàu Cảnh sát biển Việt Nam tiếp cận giàn khoan, ngay lập tức các tàu Trung Quốc đều tăng tốc hướng về tàu Cảnh sát Biển Việt Nam để thực hiện những hành vi ngăn cản.
Sáng nay ngày 15/5, các tàu của Trung Quốc vẫn duy trì một lực lượng lớn tàu để bảo vệ giàn khoan mà Trung Quốc đang cho hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Vào lúc 8h sáng nay, tàu Cảnh sát Biển 8003 hướng về giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc hạ đặt trái phép, song vẫn bị lực lượng tàu của Trung Quốc ngăn cản.
Lúc 8h30, khi tàu Cảnh sát Biển 8003 cách giàn khoan 7,5 hải lý, ngay lập tức tàu 3411 của Trung Quốc tiếp tục theo sát tàu Cảnh sát Biển 8003 để thực hiện ngăn cản.
Lúc 8h40, tàu 3411 của Trung Quốc theo sát tàu Cảnh sát Biển 2016, sau đó thực hiện cắt mũi tàu CSB 8003.
Lúc này biên đội tàu Cảnh sát Biển Việt Nam bị rất nhiều tàu của Trung Quốc theo sát.
Lúc 9h sáng, hai biên đội tàu Cảnh sát biển làm nhiệm vụ trên biển Hoàng Sa tiếp tục tiếp cận giàn khoan Hải Dương - 981. 6 tàu cảnh sát biển chia thành hai biên đội, khi cách giàn khoan Hải Dương - 981 khoảng 6,5 hải lý thì các tàu Trung Quốc xuất hiện ngoan cố cản phá.
Lúc 9h10, hai tàu Trung Quốc mang số hiệu 3411 và 2112 chĩa mũi sang hai tàu CSB 4032 và 8003. Cuộc rượt đuổi trên biển diễn ra khoảng 20 phút trong đó tàu Trung Quốc 2112 tỏ ra rất hung hăng liên tục tăng tốc lượn vào cắt mặt các tàu Cảnh sát biển Việt Nam. Tuy nhiên, các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam vẫn bình tĩnh, tăng tốc và né tránh được. Khuôn mặt các chiến sĩ Cảnh sát biển tập trung cao độ, để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống. Khi tàu Cảnh sát biển tăng tốc vượt lên, hai tàu Trung Quốc giảm tốc rồi thả trôi trên biển. Sau đó tàu Trung Quốc 2112 quay mũi ngược lại cùng tàu 3411 lượn lờ thăm dò.
Đến khoảng 9h35, biên đội 6 tàu Cảnh sát biển Việt Nam tập trung lại rất gần nhau cách giàn khoan không xa. Lúc này các tàu Trung Quốc có vẻ lúng túng, dừng lại và cho tàu quay về phía giàn khoan quan sát tình hình. Nhiều phóng viên chứng kiến sự đoàn kết, kiên trì của biên đội Cảnh sát biển Việt Nam trước sự hung hãn của phía tàu Trung Quốc đều cảm thấy tự hào và vững tin.
Những hình ảnh được truyền từ Hoàng Sa cho thấy tàu Trung Quốc hung hãn chống đối khi bị lực lượng chấp pháp của Cảnh sát biển Việt Nam yêu cầu rút tàu và giàn khoan trái phép ra khỏi vùng biển Việt Nam - Ảnh: Hoàng Sơn
Theo trung tá Phan Duy Cường, trợ lí tác chiến Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển, hôm qua và hôm nay, tàu Trung Quốc liên tục tăng cường thêm lực lượng ra bảo vệ giàn khoan mà Trung Quốc đang cho hạ đặt trái phép với phương thức hoàn toàn mới.
Nhưng với sự tỉnh táo, mưu trí, dũng cảm, kiên quyết, lực lượng tàu Cảnh sát Biển Việt Nam đã tránh được đâm va, xử lý đúng đối sách trên biển.
Trung tá Phan Duy Cường, Trợ lí tác chiến bộ tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam sẽ thông tin thêm về những diễn biến mới và hành vi của tàu Trung Quốc thực hiện ngăn cản tàu của Việt Nam khi mà lực lượng tàu của Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ trên vùng biển trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong những ngày gần đây:
Trung tá Phan Duy Cường: Trong 3 ngày gần đây, phía Trung Quốc thường xuyên duy trì số lượng lớn tàu, tàu vận tải, tàu giả dạng tàu cá, và đặc biệt có thêm 2 tàu quân sự. Trước đây có 2 tàu và bây giờ thêm 2 tàu quân sự vận tải đổ bộ loại lớn của Trung Quốc xuất hiện trên hiện trường. Thường xuyên chúng tôi đếm được tại khu vực có từ 60-68 tàu các loại của Trung Quốc để bảo vệ giàn khoan hạ đặt trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Chúng tôi hướng tiến vào giàn khoan để ngăn cản các hành vi hạ đặt trái phép của Trung Quốc thì liên tục gặp phải sự cản phá của tàu chấp pháp Trung Quốc cách giàn khoan từ 5-6,5 hải lý là lực lượng tàu chấp pháp dàn hàng ngang dày đặc trước hướng tiến của chúng tôi. Khi tàu Cảnh sát Biển 8003 nói riêng và biên đội tàu Cảnh sát Biển nói chung tiến vào thường bị từ 2 đến 4 tàu kèm sát. Có những lúc khoảng cách gần nhất là 90m cắt ngang mũi tàu chúng tôi và thường xuyên cách 150m kèm sát 2 bên để ngăn cản không cho chúng tôi vào gần khu vực giàn quan.
Không những căng thẳng trên mặt biển; trên không, Trung Quốc còn sử dụng những máy bay cánh bằng và trực thăng thường lượn trên tàu 8003 và đội Cảnh sát Biển 1-2 vòng. Tình hình vẫn căng thẳng.
PV: Trước tình hình như vậy thì phương án tác chiến của lực lượng Cảnh sát Biển đã được thực hiện như thế nào và lực lượng Cảnh sát Biển đã có những biện pháp gì để xử lý đúng đối sách trên biển?
Trung tá Phan Duy Cường: Trước tình hình đó, cán bộ chiến sĩ của lực lượng cảnh sát biển, tàu 8003 nói riêng và lực lượng Cảnh sát Biển nói chung luôn mưu trí, quyết tâm, sáng tạo và hiệp đồng chặt chẽ trên hiện trường, bọc lót cho nhau để tránh những cú đâm va của Trung Quốc nhằm vào tàu của chúng ta đảm bảo an toàn và vẫn thực hiện thắng lợi nhiệm vụ làm sau đẩy lùi được giàn khoan của Trung Quốc hạ đặt trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa của nước ta và đẩy lùi được các tàu của Trung Quốc bảo vệ xung quanh khu vực giàn khoan".
Chúng tôi luôn bám vững hiện trường và khoảng cách với giàn khoan để đảm bảo an doàn, đấu tranh bằng cách thường xuyên bật loa tuyên truyền để xua đuổi tàu Trung Quốc ngăn cản và mưu mẹo vòng tránh để tiếp cận vào gần khu vực giàn khoan hơn.
PV: Hiện nay, cả nước đang hướng về Biển Đông, nơi Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặt quyền kinh tế của Việt Nam. Qua làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam Trung tá có chia sẻ gì về đất liền?
Trung tá Phan Duy Cường: Đồng bào và nhân dân hãy yên tâm và tin tưởng tuyệt đối vào chúng tôi - lực lượng Cảnh sát Biển cũng như lực lượng thực hiện nhiệm vụ trên hiện trường. Chúng tôi xác định rõ quyết tâm với sự lãnh đạo của Đảng, sự tin tưởng của nhân dân trong nước, kiều bào ở nước ngoài cũng như bạn bè quốc tế, chúng ta hãy đoàn kết cùng chúng tôi thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này. Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
PV: Hiện mặc dù Trung Quốc vẫn đang duy trì một lượng tàu lớn để bảo vệ khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan của họ trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, luôn bám sát các tàu của kiểm ngư và tàu Cảnh sát Biển Việt Nam đang làm nhiệm vụ song bằng nhiều biện pháp và cách xử lý khôn khéo đúng đối sách thì tàu Cảnh sát Biển Việt Nam và tàu kiểm ngư của Việt Nam đã tránh được nhiều cú đâm va.
Tại vùng biển phóng viên đang có mặt, bà con ngư dân các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi vẫn đang khai thác an toàn dưới sự bảo vệ của các lực lượng chấp pháp của Việt Nam.
Với bà con ngư dân thì đây là ngư trường truyền thống từ bao đời nay. Với họ ra khơi không chỉ khai thác hải sản, phát triển kinh tế mà ra khơi còn là sự khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc và trong mọi điều kiện thì họ không đơn độc bởi đã có lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và lực lượng kiểm ngư bảo vệ họ.
Theo Xahoi
Vương quốc Anh ủng hộ tuyên bố của EU về căng thẳng trên biển Đông Việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã làm leo thang căng thẳng trên biển Đông. Quốc vụ Khanh của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Hugo Swire (Ảnh AP) Quốc vụ Khanh của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Hugo Swire ngày 12/5 đã đưa ra tuyên bố...