Trung Quốc vẽ kịch bản chiến tranh với Mỹ-Nhật
Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc ngày 07/12 vừa đăng tải một loạt ảnh với tiêu đề: “Trung-Mỹ đại chiến, Mỹ đặt J-20 vào thiết bị ngắm bắn”..
Loạt ảnh này được trích trong video mang tiêu đề Trung Quốc quật khởi, giới thiệu trò chơi Battlefield-4 do công ty sản xuất trò chơi điện tử nổi tiếng của Mỹ là Electronic Arts Inc phát hành. Video mô tả một cuộc tấn công tổng lực vô cùng khốc liệt vào nước Mỹ do người Trung Quốc tiến hành.
Trong đoạn trailer giới thiệu game Balltefiled 4 có sự xuất hiện của nhiều loại vũ khí mạnh nhất, hiện đại nhất của Trung Quốc hiện nay, xe tăng Type 99 của Trung Quốc xuất trận trên chiến trường sa mạc trong trailer game.
Máy bay ném bom chiến lược H-6 của Trung Quốc xuất hiện trong game.
Trong cộng đồng chơi game thì trò chơi Battlefield đang gây cơn sốt khắp thế giới. Battlefield 4 đã được Electronic Arts phát hành ở nhiều nơi…
Video đang HOT
H-6 ném bom điều khiển vệ tinh Lôi Thạch (LS), phóng tên lửa hành trình.
Tiêm kích tàng hình J-20 xuất hiện trong game
Trực thăng chiến đấu hiện đại nhất Trung Quốc WZ-10 xuất hiện trong game.
Trò chơi Battlefield này, người chơi cũng có thể điều khiển cả trực thăng.
Trực thăng vũ trang Z-10, trong game, người chơi có thể điều khiển cả những chiếc tiêm kích không chiến với kẻ địch.
Trong một diễn biến khác, Kim Lạn Vinh, một giáo sư khác từ đại học Nhân Dân nói với Bưu điện Hoa Nam rằng Trung Quốc đã chuẩn bị tốt cho tất cả các kịch bản có thể xảy ra, bao gồm cả các cuộc xung đột có thể giữa máy bay chiến đấu của quân đội Trung Quốc và Nhật Bản. “Trừ phi Mỹ quyết định trực tiếp tham gia, tất cả mọi thứ cho đến nay vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh”, ông Vinh nhấn mạnh.
Theo Báo Đất Việt
Báo chí Trung Quốc "coi khinh" vùng phòng không Hàn Quốc?
Báo chí Trung Quốc đã phản ứng khá bình tĩnh trước động thái Hàn Quốc mở rộng vùng phòng không, mặc dù vùng này chồng lấn lên vùng phòng không Trung Quốc mới tuyên bố và bao trùm lên một đảo tranh chấp giữa hai nước.
Báo Trung Quốc cho rằng vùng phòng không Hàn Quốc không có "tầm quan trọng quân sự thực sự".
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm qua công bố họ đã thảo luận với các nước láng giềng về việc mở rộng vùng phòng không mới, vùng sẽ có hiệu lực từ ngày 15/12 tới. Động thái của Seoul diễn ra 2 tuần sau khi Trung Quốc đơn phương công bố vùng phòng không gây tranh cãi của mình trên Hoa Đông vào ngày 23/11, bao gồm cả một đảo chìm tranh chấp được Hàn Quốc gọi là Ieodo trong khi Trung Quốc gọi là Suyan (tên quốc tế là Đảo Socotra).
Báo chí chính thức và các chuyên gia phân tích Đại lục hầu như xem nhẹ động thái Hàn Quốc mở rộng vùng nhận dạng phòng không hiện tại (KADIZ) của nước này.
Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đã "coi khinh" vùng phòng không của Hàn Quốc, coi đây chỉ là "hành động giữ thể diện" của "một nước nhỏ" và vùng phòng không của Hàn Quốc "không có tầm quan trọng quân sự thực sự".
"Hàn Quốc cần phải quan tâm đến những hậu quả nghiêm trọng nếu vùng phòng không thực sự vượt quá giới hạn trong mối quan hệ Trung-Hàn. Trung Quốc có nhiều đòn bẩy khác ngoài Hàn Quốc xét về kinh tế và ngoại giao", tờ báo cảnh báo.
Các tờ báo chính thức khác, như Nhật báo giải phóng quân hay Nhân dân Nhật báo chỉ có thông tin ngắn gọn về công bố của Hàn Quốc và tin tức này bị các tin quốc tế khác lấn lướt.
Liu Jiangyong, phó giám đốc Viện nghiên cứu quốc tế ở Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, cho biết trên tờ Ta Kung Pao, tờ báo ở Hồng Kông, rằng đối lập với "từ chối thông tin và phản ứng kém cỏi" của Nhật, Seoul chắc chắn đã tham vấn chặt chẽ với Bắc Kinh về vùng phòng không chồng lấn của họ, nhằm tránh xảy ra xung đột.
Lu Chao, một chuyên gia về Hàn Quốc tạo Học viện Khoa học xã hội Liêu Ninh, nhận định trên tờ Thời báo Hoàn cầu rằng, động thái của Seoul "không phải là một cử chỉ thân thiện đối với Trung Quốc" nhưng ông cũng nhìn thấy trước khả năng xảy ra đụng độ lớn giữa đôi bên là rất thấp.
Tờ China Daily dẫn chuyên gia hải quân Yin Zhuo cho rằng "Bắc Kinh và Seoul biết rằng cả tuyên bố của Trung Quốc lẫn việc mở rộng của Hàn Quốc đều không phải là biện pháp gây hấn".
Hiện chưa có phản ứng chính thức từ phía giới chức trách Trung Quốc về vùng phòng không của Hàn Quốc. Vào cuối tuần qua, khi được hỏi về việc Hàn Quốc công bố kế hoạch mở rộng vùng nhận dạng phòng không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho rằng động thái của Hàn Quốc cần phải "tuân thủ luật pháp và công ước quốc tế", nhưng "Trung Quốc sẵn sàng giữ liên lạc với Hàn Quốc dựa trên nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau".
Còn hôm nay, Nhật Bản đã "gật đầu" với vùng phòng không của Hàn Quốc và giải thích phản ứng của họ khác với vùng phòng không của Trung Quốc là bởi, vùng phòng không Hàn Quốc không chồng lấn lên không phận, vùng biển và lãnh thổ của Nhật.
Trong một thông cáo được cho là mượn ví dụ Hàn Quốc để đả kích Trung Quốc vào ngày 8/12, Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận Hàn Quốc đã "tham khảo Hoa Kỳ" trước khi mở rộng vùng phòng không của họ trên Hoa Đông. Washington đã hết sức khen ngợi động thái "theo đúng thông lệ quốc tế" của Hàn Quốc với dụng ý nêu bật tính chất đơn phương áp đặt của Bắc Kinh khi thiết lập vùng phòng không Trung Quốc.
Theo bà Paski, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, cách tiếp cận của Hàn Quốc cho phép các hãng hàng không dân sự tránh được sự nhầm lẫn hoặc lâm vào tình thế nguy hiểm. Bà nói thêm Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tham vấn chặt chẽ đồng minh và đối tác trong khu vực để đảm bảo sao cho hành động của họ góp phần tăng cường sự ổn định, khả năng dự báo rủi ro, trên tinh thần phù hợp với thông lệ quốc tế.
Theo Dantri
Thời báo Hoàn cầu: Nhật Bản là "mục tiêu chính" của vùng phòng không Báo chí nhà nước Trung Quốc hôm nay đã gọi Nhật Bản là "mục tiêu chính" trong vùng phòng không mới thiết lập của Bắc Kinh và kêu gọi "các biện pháp đối phó kịp thời, cương quyết" nếu Tokyo không tuân thủ. Máy bay Nhật tuần tra quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Thời báo Hoàn cầu, vốn có quan hệ mật thiết với...