Trung Quốc vẫn từ chối nghe điện thoại của Mỹ
Trung Quốc đang từ chối nỗ lực của Mỹ để nối lại đối thoại sau khi căng thẳng giữa hai quốc gia này leo thang gần đây.
Quan chức ngoại giao Mỹ Derek Chollet. Ảnh: Reuters
Ông Derek Chollet, Tham tán Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nhiều tuần qua, Bắc Kinh đã không hồi đáp các cuộc gọi từ Washington.
Trả lời báo The Sunday Times nhân chuyến công tác tại Singapore hôm 14/4, ông Chollet nói: “Chúng tôi đã đưa ra các đề nghị để tổ chức đối thoại, nhưng họ không chấp nhận những đề nghị đó”.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã xấu đi kể từ khi Mỹ bắn hạ một khinh khí cầu của Trung Quốc bay trên bầu trời nước này vào tháng 2. Cáo buộc vụ việc là vi phạm chủ quyền và luật pháp quốc tế, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã hoãn cuộc gặp dự kiến với Chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngay trong tuần đó.
Tuy nhiên, Trung Quốc khẳng định khinh khí cầu này chỉ đơn thuần là một thiết bị thu thập dữ liệu thời tiết.
Video đang HOT
Theo ông Chollet, Bắc Kinh đã nhiều lần từ chối các yêu cầu đối thoại kể từ đó, trong đó có cả cuộc gọi của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin.
“Không nghi ngờ gì nữa, mối quan hệ với Trung Quốc đang ở thời điểm căng thẳng. Chúng tôi rất cởi mở và tìm cách tiếp tục đối thoại. Chúng tôi cảm thấy có trách nhiệm quản lý mối quan hệ này”, nhà ngoại giao Mỹ nêu rõ.
Các đề nghị đàm phán đã trở thành vấn đề cấp bách trong bối cảnh Mỹ lo ngại Trung Quốc đang theo đuổi một trật tự thế giới mới.
Trên thực tế, sau thời gian dài đóng cửa vì dịch COVID-19, Trung Quốc đã nổi lên với một số vai trò ngoại giao đột phá, trong đó có việc ông Tập Cận Bình tái khẳng định mối quan hệ thân thiết với Moskva, đề xuất chấm dứt chiến tranh ở Ukraine và làm trung gian cho việc nối lại quan hệ giữa Saudi Arabia và Iran.
Sau cuộc gặp với ông Tập Cận Bình vào tuần trước, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng châu Âu nên tránh xa mọi xung đột tiềm tàng giữa các siêu cường.
Bên cạnh đó, nhân chuyến công du Trung Quốc tuần này, Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva, cho rằng nên chấm dứt thống trị của đồng đô la Mỹ và các tổ chức tài chính phương Tây.
Các nhà phân tích coi những diễn biến này là bằng chứng cho thấy Trung Quốc muốn thay thế trật tự thế giới đơn cực do Mỹ dẫn đầu, vốn đã được hình thành khi nước này còn là một quốc gia kém quyền lực hơn sau Thế chiến thứ hai.
Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn sớm điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Trước tình hình quan hệ Mỹ - Trung trở nên lạnh nhạt hơn sau vụ tranh cãi về khí cầu và kế hoạch trang bị tàu ngầm hạt nhân cho Australia, Tổng thống Mỹ đã tỏ ý muốn giảm bớt căng thẳng với Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc họp trực tuyến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nhà Trắng năm 2022. Ảnh tư liệu: AP
Tờ Washington Post đưa tin Tổng thống Joe Biden đang tìm cách sắp xếp một cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để xoa dịu tình hình căng thẳng giữa hai quốc gia.
Ngày 13/3, khi các phóng viên hỏi liệu ông có kế hoạch điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hay không, Tổng thống Biden đã đưa ra câu trả lời là "có", song không đưa ra thời điểm cụ thể.
Về phần mình, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan nói rằng Nhà Trắng đang mong đợi Tổng thống Biden và Chủ tịch Tập sẽ có một cuộc trò chuyện, với lý do nhân dịp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc vừa kết thúc. Tại đây, ông Tập Cận Bình đã tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba với số phiếu tuyệt đối.
"Tôi không thể cho các bạn biết rõ ngày tháng vì không chưa có ngày nào được ấn định", ông Jake Sullivan nói với các phóng viên.
Thông tin này xuất hiện một ngày sau khi nhiều hãng truyền thông quốc tế cho rằng Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ thăm Nga vào tuần tới.
Mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh đã xấu đi sau vụ máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ bắn hạ một khinh khí cầu của Trung Quốc gần bờ biển Nam Carolina vào tháng trước. Ngoài ra, còn có các báo cáo cho rằng Trung Quốc đang cân nhắc cung cấp vũ khí và đạn dược cho Nga.
Cuộc điện đàm gần nhất - và cũng là lần thứ năm của hai nhà lãnh đạo - diễn ra vào tháng 7/2022, trong bối cảnh có nhiều tranh cãi về chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ khi đó, bà Nancy Pelosi. Hai nhà lãnh đạo trên gặp mặt trực tiếp lần gần nhất tại Bali vào tháng 11/2022 và điều này dường như đã làm hạ nhiệt căng thẳng. Sau đó, Tổng thống Biden thông báo rằng ông sẽ cử Ngoại trưởng Antony Blinken đến Bắc Kinh.
Tuy nhiên, sau vụ Mỹ phát hiện khí cầu của Trung trên các địa điểm quân sự quan trọng vào đầu tháng 2, Nhà Trắng hủy bỏ chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Blinken chỉ vài giờ trước khi ông chuẩn bị lên đường.
Thông điệp 'cứng rắn' của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trong chuyến thăm Trung Đông Mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Trung Đông đã mở rộng với sự thúc đẩy đa dạng hóa kinh tế của khu vực, khiến Mỹ lo ngại về sự tham gia ngày càng tăng của Bắc Kinh vào cơ sở hạ tầng nhạy cảm ở vùng Vịnh. Quốc vương Jordan Abdullah II gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Kỳ Lloyd...