Trung Quốc vẫn muốn vỗ ngực nói rằng muốn “nỗ lực vì hòa bình biển Đông”
Trong khi TQ đang xâm lược vùng biển chủ quyền của Việt Nam thì Thứ trưởng Ngoại giao TQ muốn nước khác thành tâm lực lòng cùng TQ vì hòa bình Biển Đông.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân
Đài truyền hình CCTV 13 Trung Quốc ngày 28 tháng 5 đưa tin, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã phát biểu về các vấn đề điểm nóng như Biển Đông.
Ông Lưu Chấn Dân cho rằng: Giữa Trung-Việt đã tiến hành đàm phán vấn đề trên biển trong nhiều năm, đường biên giới trên biển đầu tiên giữa Trung Quốc với nước láng giềng chính là thỏa thuận phân định ranh giới vịnh Bắc Bộ giữa Trung-Việt.
Theo ông Dân, ranh giới vịnh Bắc Bộ đã được phân định, nhưng các vùng khác của Biển Đông còn chưa được phân định. Song giữa Trung Quốc và các nước láng giềng cũng đều đang duy trì tham vấn song phương về vấn đề biển, đồng thời còn đang duy trì đàm phán phân định ranh giới biển với một số nước.
Ông ta cho rằng, Trung Quốc sẽ cùng các nước xung quanh bảo đảm hòa bình, ổn định ở Biển Đông, bảo đảm tự do và an ninh hàng hải ở Biển Đông, không bị bất cứ ảnh hưởng nào. Trung Quốc cũng hy vọng các nước khác ngoài khu vực và các nước xung quanh đều có thể thành tâm thực lòng, cùng các nước châu Á và Trung Quốc có thể nỗ lực bảo vệ hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Ngoài ra, trang mạng Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 28 tháng 5 cũng đã đăng bài phát biểu của ông Dân tại hội thảo quốc tế kỷ niệm tròn 60 năm về “5 nguyên tắc chung sống hòa bình” do Trung Quốc tổ chức. Ông Dân đã nói về nhưng đóng góp của Trung Quốc cho hòa bình thế giới cũng như quan điểm và con đường “phát triển hòa bình” hiện nay của Trung Quốc…
Tuy nhiên, phát biểu này đi ngược lại với những hành động thực tế của Trung Quốc trên Biển Đông trong nhiều năm qua, đặc biệt là Trung Quốc đã dùng thực lực chiếm đoạt bãi cạn Scarborough từ tay Philippines (2012), đã dùng vũ lực chiếm quần đảo Hoàng Sa (1974) và một phần quần đảo Trường Sa (1988, 1995) của Việt Nam, hiện nay còn đang cho giàn khoan 981, quân đội, cảnh sát biển, tàu dịch vụ, tàu cá… xâm lược vùng biển chủ quyền của Việt Nam ( tư tháng 5/2014).
Trung Quốc nói họ “trỗi dậy hòa bình”, “phát triển hòa bình”, “nỗ lực bảo vệ hòa bình và ổn định ở Biển Đông” như thê nao chăc dư luân đa hiêu. Thiên hạ không phải có mắt như mù.
Tham vọng nuốt trọn Biển Đông của Trung Quốc trong mấy chục năm qua đã rõ, đã nhất quán. Việt Nam và các nước ven Biển Đông cũng như các nước có lợi ích liên quan chỉ có kiên quyết hành động thì mới cắt được cái “lưỡi bò” do Trung Quốc “thò” xuống Biển Đông này.
Chỉ có phối hợp hành động, hợp tác chặt chẽ thì mới có thể đập tan tham vọng bành trướng lãnh thổ, độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, bảo vệ chủ quyền biển đảo của các nước ven Biển Đông cũng như bảo vệ hòa bình, an ninh, ổn định khu vực, an toàn hàng hải trên Biển Đông.
Mưu đồ của Trung Quốc là biến vùng biển không tranh chấp thành vùng biển có tranh chấp. Với hành động xâm lược này, Trung Quốc đang biến vùng biển hòa bình, an ninh thành vùng biển đầy nguy hiểm, có thể xảy ra xung đột vũ trang, chiến tranh bất cứ lúc nào.
Theo Giáo Dục
Video đang HOT
Những chứng cứ tréo ngoe, vô lý trong kỳ án vườn mít
Số phận long đong của bị cáo Lê Bá Mai vẫn tiếp tục xoay vần theo các phiên tòa dù không có những tình tiết mới có tính chất quyết định. Những chứng cứ xác lập tréo ngoe, vô lý, thế mà tòa án lại phải dựa vào để quyết định số phận pháp lý cao nhất là mạng sống của một con người.
Tòa đếm số bản khai nhận tội và không nhận tội để buộc tội
Những tháng ngày được trả tự do, chưa bao giờ gia đình Mai, gia đình ông chủ vườn mít Dương Bá Tuân, cả các luật sư bào chữa cho Lê Bá Mai vui mừng đến thế.
Dù Viện kiểm sát tỉnh kháng nghị, gia đình nạn nhân kháng cáo, nhưng Mai và những người bảo vệ cho Mai đều tin cấp phúc thẩm sẽ tuyên y án sơ thẩm. Nhưng niềm vui đó đã bị chặn lại. Tháng 5/2012, bất ngờ Mai bị Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM ra lệnh bắt giam lại.
Tại phiên tòa phúc thẩm lần hai, tòa cho rằng tuy vụ án đã qua nhiều lần điều tra và nhiều cấp xét xử, nhưng đánh giá một cách toàn diện, khách quan các chứng cứ đã thu thập được (kể cả chứng cứ gỡ tội và chứng cứ buộc tội) thì kháng nghị của viện kiểm sát tỉnh là có căn cứ.
Tòa viện dẫn trong giai đoạn điều tra từ đầu, có tổng cộng sáu biên bản ghi lời khai của Mai, chỉ có một bản khai đầu tiên Mai không nhận tội, còn lại năm bản khai Mai đều nhận tội. Ngoài ra, còn có hai bản tự khai do chính tay Mai viết và một bản tường trình cùng lập ngay sau ngày phát hiện xác cháu Thị Út, Mai thừa nhận mình chính là thủ phạm.
Ngày 25/12/2004, Mai đã tự vẽ lại hiện trường vụ án. Năm ngày sau, Mai thực hiện diễn biến hành vi phạm tội đúng như nội dung vụ án mà Mai khai tại cơ quan điều tra.
Về lời khai của nhân chứng Thị Hằng, tòa căn cứ ba bút lục cháu Hằng khẳng định Mai là người đã chở cháu Út đi vào 9h sáng ngày 12/11/2004, ngày cháu Út mất tích.
Tại phiên tòa sơ thẩm lần 1, Mai nhận tội. Khi kháng cáo, Mai cũng chỉ cho rằng án tuyên quá nặng và xin xem xét giảm nhẹ hình phạt. Đến khi ra tòa phúc thẩm lần 1, Mai mới không thừa nhận hành vi phạm tội.
Trong giai đoạn điều tra lại lần hai, Mai có tất cả 9 bản khai và 3 bản tự khai. Trong đó có 5 bản khai và 2 bản tự khai, Mai nhận tội. Còn 4 bản khai và 1 bản tự khai, Mai không nhận tội. Tòa phúc thẩm lần hai xét trong số các lời khai lần này, hầu hết có mặt luật sư bào chữa, bị cáo không bị đe dọa, ép cung hay đánh đập. Đánh giá về những lời khai nhận tội, bị cáo Mai còn xác định khi bị tuyên án tử hình, vì sợ chết, muốn kéo dài sự sống bằng cách kêu oan, không nhận tội.
Sau khi nhận bản cáo trạng lần hai, bị cáo Mai suy nghĩ lại nên nhận tội đã hiếp và giết cháu Út. Lời khai của cháu Hằng khi điều tra lại vẫn khẳng định người chở cháu Út đi là Mai.
Tòa phúc thẩm lần hai còn đối chiếu lời khai của bị cáo, nhân chứng với vật chứng thu giữ tại hiện trường, xác định rõ nhiều vấn đề mà tòa cho là cơ bản của vụ án là phù hợp như quan điểm đại diện viện kiểm sát nêu. Bị cáo khai nạn nhân Út có cầm củ sắn đang ăn dở, khám nghiệm hiện trường thu được củ sắn bị cắn một phần (hình chụp củ sắn thu được tại hiện trường sau 5 ngày mà còn mới tinh, không có dấu răng cắn mà có vết dao cắt - PV).
Lê Bái Mai trước vành móng ngựa
Bị cáo khai cháu Út ngã nằm đè lên cây khoai mì nên bị cáo nhổ đi, khám nghiệm hiện trường có một cây khoai mì bị nhổ bung gốc, lá đã héo.
Bị cáo khai cháu Út không mặc quần lót, khám nghiệm hiện trường cháu Út không có quần lót. Bị cáo khai dùng quần dài buộc hai nút thắt xiết cổ nạn nhân, khám nghiệm tử thi trên cổ nạn nhân bị quần dài quấn quanh, có hai nút thắt.
Khi nhận dạng, bị cáo nhận dạng chính xác vật chứng này là chiếc quần mà cháu Út đã mặc khi bị bị cáo hiếp dâm và dùng chiếc quần đó xiết cổ nạn nhân. Mai khai để nạn nhân lật úp xuống, khám nghiệm hiện trường tư thế nạn nhân nằm úp như lời khai của Mai.
Chứng cứ quá yếu để buộc tội
Đặc biệt, tòa phúc thẩm lần hai còn viện dẫn việc khám nghiệm hiện trường có chụp ảnh dấu vết hằn của vân lốp xe. Kết quả giám định số 4613 của Phân viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) kết luận dấu vết vân lốp xe để lại hiện trường với vân lốp bánh sau xe môtô Mai đi sáng ngày cháu Út mất tích, thu qua thực nghiệm và ghi nhận bằng phương pháp chụp ảnh là cùng một loại vân lốp (trong khi kết luận giám định ghi rõ là "không đủ yếu tố giám định truy nguyên lốp xe cụ thể" - PV).
Các vấn đề khác trong án giám đốc thẩm yêu cầu, tòa phúc thẩm lần hai cho rằng về cơ bản đã được điều tra làm rõ, như lời khai của anh Điểu Ky, cháu Hằng, ông Trần Văn Sinh, anh Nguyễn Văn Trong, xác định nạn nhân chính là cháu Út...
Về một số đồ vật phát hiện tại hiện trường ngày 17/11/2004 và vật chứng mà cơ quan điều tra thu giữ như bật lửa màu đỏ, chiếc dép da cũ, các cọng tóc, chiếc mũ kết màu đỏ, bình phun thuốc trừ sâu... đây là những nội dung đã được điều tra bổ sung. Có vấn đề đã được làm rõ, nhưng cũng có vấn đề do nhiều nguyên nhân không thể điều tra lại được.
Đối với các vật chứng đã thu giữ được, trong quá trình điều tra bổ sung đã được kiểm chứng bằng cách cho Mai nhận dạng: Mai nhận dạng được ba chiếc quần dài thu của mình, trong đó có chiếc quần kaki màu xám có dây ni lông cột thay cúc quần là quần dài Mai mặc ngày cháu Út mất tích, phù hợp với quần dài của Mai được cháu Hằng nhận dạng và Mai tự chọn quần dài mặc ngày thực nghiệm điều tra lại.
Trong số bốn chiếc áo thun của Mai thì Mai nhận dạng được hai cái. Trong đó, có một cái áo loại blu-dong màu xanh và chiếc áo dài tay màu sẫm Mai tự lấy mặc ngày cháu Út mất tích, phù hợp với áo Mai tự chọn mặc vào ngày thực nghiệm điều tra lại.
Mai nhận ra đôi dép nhựa màu trắng chiếc bị đứt quai có buộc dây thép chính là đôi dép của Mai đã mang vào ngày cháu Út mất tích.
Mai còn nhận ra chiếc nón màu đỏ mà điều tra viên Nguyễn Thanh Phước thu (thu tại Công an xã An Khương, còn chiếc nón kết màu đỏ tại hiện trường đã được điều tra viên giao cho gia đình nạn nhân chôn theo phong tục, nhưng không rõ là giao cho ai - PV) là chiếc nón bị cáo sử dụng ngày cháu Út mất tích.
Mai cũng nhận ra đúng chiếc quần của nạn nhân đã mặc và Mai đã dùng để xiết cổ nạn nhân. (Lý giải về các lời khai khác nhau về hình dáng, màu sắc chiếc quần nạn nhân mặc, kết quả điều tra bổ sung cho rằng "do cách gọi và thể hiện trong ghi biên bản có sự khác nhau nên chiếc quần quấn trên cổ nạn nhân có sự khác nhau mặc dù chỉ là một chiếc quần. Qua kiểm tra tại kho vật chứng đã xác định được chiếc quần dài 56 cm, màu trắng đục đã cũ" (?) - PV).
Mai không nhận dạng được chiếc quẹt ga nhưng xác nhận chiếc quẹt ga Mai mang theo và làm rơi trong buổi sáng ngày cháu Út mất tích cùng màu đỏ như chiếc quẹt Big thu ở hiện trường. (Trong khi cơ quan điều tra lấy lời khai của Dương Ngọc Thạch, cháu của ông Tuân, anh Thạch xác nhận thời điểm xảy ra vụ án, anh có đi bắt ong tại khu vườn mít trên, có đem theo một quẹt ga để đốt lửa hun khói, nhưng đã đánh rơi, không rõ chỗ nào.
Ngoài ra, chiếc quẹt ga màu đỏ ở hiện trường chỉ được chụp ảnh chứ không được điều tra viên thu giữ vì cho rằng đồ vật này bị cỏ rác phủ, có từ trước khi xảy ra vụ án - PV).
Lý giải về dòng chữ "1 thùng đựng đá màu đỏ" ghi thêm vào, bản kháng nghị của VKSND Tối cao cho rằng nhìn mắt thường có nét chữ khác với nét chữ của những hàng chữ khác trong biên bản về việc anh Trong nộp áo quần, nón lá, khăn của Mai, dù anh Trong không nộp thùng đựng đá màu đỏ, điều tra viên đã giải trình: Sau khi xét hỏi Mai khoảng 30 ngày, điều tra viên Nguyễn Hữu Huấn cùng với trưởng công an xã An Khương và công an viên Trần Văn Sinh, thu một thùng đựng đá màu đỏ tại chòi ở của Mai vào lúc 14h. Khi đó, trong chòi không có ai, cho nên điều tra viên đã không lập biên bản theo quy định (?).
Tòa phúc thẩm lần hai xác định những lời khai nhận tội của Mai, đặc biệt là những lời khai có luật sư bào chữa trực tiếp tham dự và đại diện viện kiểm sát chứng kiến, phù hợp lời khai nhân chứng, biên bản khám nghiệm hiện trường, các biên bản thực nghiệm điều tra, vật chứng thu giữ về thời gian, địa điểm xảy ra vụ án, đối tượng xâm hại, cách thức thực hiện tội phạm.
Trong đó, có những tình tiết cụ thể chỉ có đối tượng thực hiện mới khai báo được. Mặc dù trong quá trình điều tra vẫn còn một số thiếu sót và một số điểm chưa thống nhất, nhưng không làm thay đổi bản chất và các tình tiết khách quan của vụ án. Vì các lẽ trên, tòa tuyên hủy bản án sơ thẩm lần hai để xét xử sơ thẩm lại một lần nữa.
Lẽ ra phải tuyên án tử hình, tòa lại tuyên án tù chung thân?
Tám tháng sau, TAND tỉnh Bình Phước xử sơ thẩm lần ba. Tòa này căn cứ các chứng cứ buộc tội không có gì mới so với án phúc thẩm lần hai. Có khác chăng là lần này luật sư Bùi Quang Nghiêm bào chữa cho Mai đề nghị tòa xem xét việc cơ quan điều tra vi phạm thủ tục tố tụng.
Luật sư Trịnh Thanh bào chữa cho Lê Bá Mai đang chỉ ra những điểm mâu thuẫn trong biên bản hiện trường do cơ quan điều tra lập ra
Tòa xác định trong quá trình điều tra ban đầu, cơ quan điều tra có sai sót và vi phạm tố tụng về thu thập chứng cứ, thu giữ, bảo quản vật chứng, do đó nhận định của luật sư có cơ sở. Nhưng tòa cho rằng những sai sót, vi phạm đó không làm ảnh hưởng đến việc đánh giá sự thật của vụ án.
Luật sư Trịnh Thanh đề cập bản vẽ hiện trường do chính Mai vẽ mâu thuẫn với bản vẽ hiện trường do cơ quan điều tra lập, dù Mai khá rành về địa hình trang trại ông Tuân. Mai vẽ tới ngã ba thứ hai thì Mai rẽ trái, trong khi nhân chứng Hằng khai Mai chạy xe đi thẳng.
Vị trí thi thể nạn nhân trong bản vẽ của Mai cách vị trí thi thể nạn nhân trong bản vẽ của cơ quan điều tra hàng trăm mét. Tòa lý giải đó là do trình độ của Mai có hạn, không thể vẽ được như cơ quan điều tra, bản vẽ hiện trường bị cáo vẽ, về cơ bản phù hợp với bản vẽ hiện trường của cơ quan điều tra về địa điểm, hướng bị cáo xuất phát, vị trí cháu Hằng, cháu Út đứng và nơi cháu Út bị giết. Do đó, tòa bác bỏ ý kiến này của luật sư Thanh.
Luật sư đưa ra quan điểm về đồ vật bị cáo mang theo vào ngày nạn nhân mất tích, giữa lời khai của Mai và cháu Hằng có sự mâu thuẫn. Cháu Hằng khai Mai mang theo bình xịt màu xanh, bình nước đá màu đỏ. Mai khai ở chòi không có bình nước đá màu đỏ, chỉ có bình xịt inox màu trắng.
Tòa cho rằng trong lời khai của hai nhân chứng Đỗ Thanh Trường, Nguyễn Văn Trong đều khai nơi Mai ở có bình nước đá màu đỏ (nhưng tòa không viện dẫn bút lục nào), như vậy là phù hợp với lời khai của cháu Hằng.
Về bình xịt màu xanh, tòa cho rằng thời điểm cháu Hằng quan sát thấy Mai, khi đó cháu Hằng mới 9 tuổi, việc xác định màu sắc có thể nhầm lẫn do các yếu tố về thời tiết, tự nhiên. Tại phiên tòa sơ thẩm lần ba, lúc này cháu Hằng đã hơn 17 tuổi, cháu Hằng khẳng định khi nhìn thấy Mai chạy xe đi ngang, cháu Hằng "chỉ nhìn qua và xác định là chú Mai chứ không quan sát kỹ màu sắc đồ vật", do đó quan điểm của luật sư không được tòa chấp nhận.
Điều gây sốc của phiên tòa này chính là kết cục của bản án. Tòa nhận định bị cáo Mai coi thường pháp luật, coi thường tính mạng sức khỏe người khác, trong thời gian ngắn thực hiện nhiều hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Tại phiên tòa, Mai không khai báo thành khẩn, luôn có thái độ ngoan cố để che đậy hành vi phạm tội của mình. Hành vi của Mai là đặc biệt nguy hiểm, cần áp dụng hình phạt cao để giáo dục, phòng ngừa chung. Xét về tình tiết giảm nhẹ, tòa cho rằng Mai chưa có tiền án, tiền sự, là dân lao động, hơn nữa vụ án xảy ra đã lâu nên cần cách ly Mai khỏi xã hội không thời hạn.
Dù viện kiểm sát đề nghị án tử hình đối với tội giết người, nhưng tòa lại xử mức án tù chung thân, tổng hợp cả án hiếp dâm trẻ em, Mai lãnh án chung là tù chung thân.
Xét về luật hình sự, nếu thật sự Mai phạm tội ác tày trời như thế trong hoàn cảnh như thế, tòa án không thể xử mức án nào khác ngoài mức án cao nhất: tử hình. Do đó, viện kiểm sát tỉnh đã kháng nghị bản án trên theo hướng phải xử án tử hình đối với tội giết người. Mai tiếp tục kháng cáo kêu oan. Tất cả phải chờ xem ở phiên xử phúc thẩm lần ba sắp tới.
Theo Xa lộ Pháp luật
Người duy nhất sống sót kể lại vụ sập cổng trường tiểu học Nạn nhân duy nhât sông sót cũng là người chứng kiến cái chêt của 4 người đông nghiêp trong vụ sâp cổng trường tiểu học thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung, Thanh Hóa, bàng hoàng khi nhớ lại vụ tai nạn thương tâm. Như đã đưa tin, vụ tai nạn hy hữu xảy ra vào trưa ngày 29/8 tại khu vực cổng...