Trung Quốc vẫn lén lút làm điều này với Triều Tiên dù đã hứa với Mỹ?
Các tàu của Trung Quốc đã bị phát hiện bán dầu cho Triều Tiên bất chấp những lệnh trừng phạt nặng nề trong một động thái có thể gây ra xung đột.
Các quan chức Mỹ đã phát hành một số hình ảnh vệ tinh mà họ cho là có 6 tàu của Trung Quốc sở hữu hoặc hoạt động đang vi phạm các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc (LHQ) đối với Triều Tiên.
Các biện pháp trừng phạt được thiết kế để bóp nghẹt nền kinh tế của Triều Tiên và buộc ông Kim Jong Unphải từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Việc Mỹ thu thập thông tin từ các vùng biển châu Á là một phần trong chiến dịch của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm gây sức ép để Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa. Nỗ lực này đã xác định các tàu nói trên bằng tên và theo dõi sự di chuyển của những phương tiện này.
Hình ảnh từ vệ tinh tố cáo tàu Trung Quốc bán dầu cho Triều Tiên.
Video đang HOT
Theo bản đánh giá của tờ Wall Street Jounral, cả 6 tàu bị Mỹ phát hiện được sở hữu hoặc quản lý bởi các công ty Trung Quốc hoặc những công ty đăng ký ở Hong Kong và có cổ đông mang quốc tịch Trung Quốc, sử dụng địa chỉ ở Trung Quốc Đại lục. Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh thực thi đầy dủ các biện pháp của Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ nhằm đối phó với việc vi phạm, phù hợp với pháp luật.
Trong một tuyên bố, Bắc Kinh khẳng định: “Bất cứ biện pháp nào được thực hiện bởi HĐBA LHQ cần dựa trên bằng chứng và thực tế thuyết phục”. Trong khi đó, Nhà Trắng chưa đưa ra bình luận về thông tin này. Thông tin của tờ Wall Street Journal có thể làm suy giảm quan hệ Mỹ – Trung Quốc, cũng như dẫn tới việc ông Trump có thêm nhiều bài viết trên Twitter và lời tố cáo.
Ông Trump đã tweet vào tháng 12.2017 rằng: “Rất thất vọng khi Trung Quốc cho phép dầu vào Triều Tiên. Sẽ không có một giải pháp thân thiện cho vấn đề Triều Tiên nếu điều này tiếp tục xảy ra.”
Theo Danviet
Trừng phạt Triều Tiên có thể phản tác dụng
20 nước thuộc nhóm Vancouver nhất trí siết thực thi trừng phạt Triều Tiên.
Ngày 16-1 (giờ địa phương), tại Canada, 20 nước thuộc nhóm Vancouver tham gia hội nghị cấp bộ trưởng về An ninh và ổn định trên bán đảo Triều Tiên đã nhất trí cần quyết tâm tăng áp lực lên Triều Tiên, buộc nước này từ bỏ vũ khí hạt nhân. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã đề nghị các nước hợp tác tăng kiểm soát tàu lưu thông trên biển, ngăn các tàu vi phạm trừng phạt Triều Tiên.
Ảnh hưởng đến người dân
Từ năm 2016 đến nay Triều Tiên hứng chịu trên dưới 10 nghị quyết trừng phạt từ Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ). Nhiều ý kiến chuyên gia vẫn cho rằng trừng phạt sẽ không buộc được Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí và giải trừ hạt nhân.
Theo trang 38North chuyên đưa quan sát tình hình Triều Tiên, trừng phạt để ngăn chương trình vũ khí Triều Tiên là suy nghĩ không thực tế. Hiện mỗi năm Triều Tiên chi khoảng 1/3 tổng thu nhập quốc gia cho quân đội (10 trong 30 tỉ USD), một phần lớn trong khoảng 10 tỉ USD này dành cho các chương trình tên lửa, hạt nhân. 31% lượng dầu tiêu thụ của Triều Tiên là dành cho quân đội.
Đây là lý do mục tiêu của nghị quyết mới nhất HĐBA là cắt giảm 90% nguồn cung dầu, hạn chế hoạt động quân sự nước này. Tuy nhiên, theo 38North, điều này khá viển vông khi với Triều Tiên quân đội là ưu tiên hàng đầu và là lĩnh vực sau cùng phải chịu cắt giảm. Tương tự, nạn nhân chính của các lệnh trừng phạt khác nhằm siết nguồn tiền Triều Tiên vẫn là người dân chứ không phải quân đội hay hàng ngũ cấp cao nước này.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha và Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tại hội nghị về Triều Tiên ở Vancouver (Canada) ngày 16-1.
Cần một chiến lược dài hạn
Thay vì chăm chăm trừng phạt, Mỹ và cộng đồng thế giới nên theo đuổi một chiến lược tạo áp lực, ngăn chặn, kiềm chế dài hạn. Theo 38North, chiến lược này không loại trừ trừng phạt nhưng cần thiết kế trừng phạt thông minh hơn. Cụ thể, trừng phạt này chỉ nhắm vào năng lực hạt nhân và hàng ngũ cấp cao Triều Tiên, không được nhắm vào người dân, tránh gây khủng hoảng nhân đạo có thể gây chia rẽ cộng đồng thế giới, hủy hoại nỗ lực thực thi chiến lược dài hạn.
Theo 38North, trừng phạt chỉ nên là một nội dung nhỏ trong chiến lược dài hạn. Thay vào đó, các nước nên tập trung vào một số điểm. Một là theo dõi ảnh hưởng nhân đạo ở Triều Tiên, nếu cộng đồng quốc tế vẫn duy trì trừng phạt nước này như hiện tại trong nhiều năm tới. Hai là áp dụng chương trình trao đổi hàng hóa với Triều Tiên một khi ủy ban trừng phạt LHQ xác định nước này đang có khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng. Theo đó, Triều Tiên sẽ được trao đổi các mặt hàng vốn bị cấm xuất khẩu như than, đổi lấy nhu yếu phẩm nhân đạo. Ba là theo dõi chặt dòng chảy thương mại Triều Tiên, tiếp tục hạn chế nước này đưa dân ra nước ngoài làm việc để thu ngoại tệ, trừng phạt các nước mua vũ khí Triều Tiên.
Tại hội nghị, ông Tillerson đề nghị Nga và Trung Quốc (TQ) thực hiện triệt để các nghị quyết trừng phạt của LHQ. Ông Tillerson sẽ đích thân thông báo kết quả cuộc họp với hai người đồng cấp phía Nga và TQ.
Trong khi đó, tại cuộc họp báo ngày 16-1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Lục Khảng khẳng định chính quyền Bắc Kinh đã chỉ trích hội nghị tại Vancouver không có giá trị về pháp lý và ngay từ đầu đã phản đối hội nghị này. Chính quyền Moscow cũng khẳng định không nhận được lời mời tham dự hội nghị, dù nước chủ nhà Canada thông báo rằng lời mời của họ bị Nga và TQ từ chối.
Hiện có hai công cụ: Một bên là trừng phạt nghiêm khắc và áp lực, một bên là đề nghị một tương lai khác tươi sáng hơn.
Ngoại trưởng Hàn Quốc KANG KYUNG-WHA nhận định
về các biện pháp đối với vấn đề hạt nhân Triều Tiên
Theo Pháp Luật TP.HCM
Trừng phạt Triều Tiên, Kim Jong Un nói vẫn sống khoẻ trong 100 năm Nhà lãnh đạo Triều Tiên tự hào rằng, đất nước ông trong vòng 100 năm có thể chống đỡ với các đối thủ cho dù bị trừng phạt. Hai nhà lãnh đạo Mỹ- Triều Tiên. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã nói rằng đất nước Triều Tiên có thể chống lại áp lực của đối phương trong một thế kỷ....