Trung Quốc vận hành căn cứ quân sự tại Djibouti
Trung Quốc hôm nay đưa vào vận hành căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên của nước này tại châu Phi.
Binh sĩ trên tàu chiến Trung Quốc tại Djibouti. Ảnh: Reuters.
Trung Quốc ngày 1/8 tổ chức lễ thượng cờ mở cửa căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên tại Djibouti, thuộc khu vực Sừng châu Phi, vào đúng ngày kỷ niệm 90 năm thành lập Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), theo Reuters.
Theo đài phát thanh quốc gia Trung Quốc, hơn 300 người đã tham dự lễ thượng cờ, bao gồm Phó tư lệnh hải quân Trung Quốc và Bộ trưởng Quốc phòng Djibouti.
Căn cứ quân sự tại Djibouti được Trung Quốc bắt đầu xây dựng từ tháng 2 năm ngoái. Căn cứ này gồm các trung tâm nạp nhiên liệu và hậu cần, cũng như cơ sở giải trí cho thủy thủ, phục vụ cho các tàu chiến Trung Quốc hoạt động tại vịnh Aden và những khu vực lân cận. Quy mô căn cứ có thể cho phép Trung Quốc triển khai tại đây tới 10.000 người.
Video đang HOT
Djibouti giáp với Somalia và nằm tại khu vực Sừng châu Phi, vị trí chiến lược với các tuyến hàng hải quốc tế đi qua kênh đào Suez. Vịnh Aden là nơi cướp biển Somalia hoành hành, buộc các nước như Mỹ, Nga và Trung Quốc triển khai lực lượng chiến hạm hộ tống tàu chở hàng.
Bắc Kinh góp phần lớn trong nhiệm vụ chống cướp biển, với khoảng 16.000 thủy thủ và 1.300 lính thủy đánh bộ phục vụ tại vịnh Aden trong giai đoạn 2008-2015.
Vị trí căn cứ hải quân Trung Quốc sẽ đặt tại Obock, Djibouti. Ảnh: IDSA.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Trung Quốc xây nhiều công trình ngầm trong căn cứ nước ngoài đầu tiên
Hình ảnh vệ tinh cho thấy căn cứ quân sự của Trung Quốc tại Djibouti lớn hơn so với những nhận định trước đây.
Binh sĩ trên tàu chiến Trung Quốc tại Djibouti. Ảnh: Reuters.
Hai ảnh vệ tinh mới do Stratfor Worldview và Allsource Analysis cung cấp cho thấy căn cứ Trung Quốc ở Djibouti, nằm ở vị trí chiến lược thuộc vùng Sừng Châu Phi, có tới 23.000 m2 dưới lòng đất và được bảo vệ nghiêm ngặt bằng ba lớp hàng rào an ninh, theo CNN.
"Kiểu xây dựng này phù hợp với hoạt động truyền thống của Trung Quốc trong việc kiên cố hóa căn cứ quân sự. Các công trình ngầm sẽ giúp Bắc Kinh che giấu được mọi động thái và bảo vệ phương tiện cùng trang thiết bị quan trọng tại Djibouti", cơ quan phân tích tình báo Stratfor, Mỹ nhận định.
Đầu tháng 7, Trung Quốc triển khai quân đến căn cứ nước ngoài đầu tiên này. Mỹ, Pháp và Nhật hiện cũng duy trì các căn cứ quân sự lâu dài tại Djibouti. Tuy nhiên những căn cứ này không được bảo vệ nghiêm ngặt như của Trung Quốc.
Hiện chưa rõ căn cứ của Trung Quốc có quy mô lớn như thế nào, trong khi căn cứ quân sự của Mỹ tại đây được mở rộng vào năm 2005 với diện tích khoảng hai km2.
"Mặc dù đây chỉ là một căn cứ tương tự căn cứ của các nước khác ở Djibouti, Trung Quốc đã làm theo cách riêng của họ", nhà phân tích cao cấp của Stratfor, Sim Tack cho biết.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc xây dựng nhiều đường hầm trong căn cứ tại Djibouti. Ảnh: CNN.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc quảng bá rằng căn cứ trên là cơ sở để quân đội nước này mang lại hòa bình và an ninh cho khu vực bằng cách cung cấp phương tiện cho hoạt động chống hải tặc và hỗ trợ nhân đạo. Tuy nhiên, hình ảnh chụp ngày 4/7 cho thấy Bắc Kinh vẫn chưa xây dựng các bến tàu, vốn là điều kiện quan trọng cho mục đích mà nước này tuyên bố.
Theo giới phân tích, căn cứ tại Djibouti là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa chiến lược "hải quân xanh", dựa trên việc thiết lập một lượng hải quân toàn cầu, có khả năng triển khai các hoạt động trên khắp thế giới. Tuy nhiên, truyền thông nhà nước Trung Quốc bác bỏ nhận định rằng Bắc Kinh đang muốn mở rộng và phô trương sức mạnh.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Cướp biển Somalia bị nghi tái xuất sau 5 năm vắng bóng Nhóm cướp biển Somalia được cho là tấn công một tàu chở dầu cùng 8 thuỷ thủ Sri Lanka trên khoang, chiếc tàu đầu tiên chúng chiếm được kể từ 2012. Tàu Aris 13 nghi bị cướp biển tấn công. Ảnh: Shipspotting Thông tin về vụ tàu Aris 13 bị tấn công được một quan chức Somalia thông báo hôm nay, theo Reuters....