Trung Quốc vận động biển Đông ngay trên đất Mỹ
Ông Đới Bỉnh Quốc vận động bác bỏ phán quyết của PCA ngay trên đất Mỹ. Thực chất chỉ có 8 nước ủng hộ Trung Quốc trong vụ kiện ở PCA chứ không phải 60 nước như Trung Quốc thổi phồng.
Ngày Tòa án trọng tài thường trực (PCA) ra phán quyết về vụ kiện của Philippines với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông càng đến gần (12-7), Trung Quốc càng đẩy mạnh tuyên truyền bác bỏ phán quyết.
Ngày 5-7, chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc đã lan đến tận đất Mỹ. Phát biểu tại một hội nghị tại trụ sở tổ chức nghiên cứu chính sách toàn cầu Carnegie Endowment for International Peace ở Mỹ, ông Đới Bỉnh Quốc, nguyên Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, hiện đang là Chủ tịch ĐH Tế Nam tuyên bố Trung Quốc sẽ bác bỏ phán quyết của PCA và cảnh cáo Mỹ nên ứng xử cẩn trọng ở biển Đông.
Ông Đới Bỉnh Quốc lớn tiếng rằng phán quyết của PCA về vụ kiện của Philippines “không hơn một tờ giấy lộn”. Ông này không những đề nghị các nước không công nhận phán quyết mà còn cảnh cáo Trung Quốc sẽ không bỏ qua bất kỳ hành động khiêu khích nào từ phía Philippines sau phán quyết.
Ông Đới Bỉnh Quốc cáo buộc Mỹ tăng căng thẳng trên biển Đông với các hoạt động tuần tra hàng hải và hàng không trên biển Đông, cũng như khuyến khích các nước Đông Nam Á đối đầu hơn với Trung Quốc.
“Chúng tôi ở Trung Quốc sẽ không sợ hành động của Mỹ, dù Mỹ có đưa 10 tàu sân bay biển Đông. Mỹ cần nhận thức rủi ro là có thể bị lôi kéo vào rắc rối và phải trả một cái giá đắt không ngờ”, ông Đới Bỉnh Quốc đe dọa Mỹ.
Ông Đới Bỉnh Quốc vận động biển Đông và đe dọa Mỹ ngay trên đất Mỹ. (Ảnh: FP)
Video đang HOT
Bài phát biểu của ông Đới Bỉnh Quốc ngay sau đó được đăng trên trang web Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Philippines kiện Trung Quốc lên PCA năm 2013 sau hàng loạt cuộc đối đầu với Trung Quốc quanh bãi cạn Scarborough mà Philippines đang kiểm soát. Trung Quốc luôn cho rằng PCA không có thẩm quyền giải quyết vụ kiện, dù theo Công ước LHQ về luật biển mà Trung Quốc là thành viên phê chuẩn ghi rõ PCA có thẩm quyền giải quyết các bất đồng hàng hải. Tuy nhiên, PCA không có thẩm quyền thực thi phán quyết.
Trung Quốc gần đây tuyên bố có đến 60 nước ủng hộ Trung Quốc trong vụ kiện với Philippines. Tuy nhiên, theo báo Wall Street Journal(Mỹ) đây là thông tin thổi phồng, thực chất chỉ có 8 nước ủng hộ Trung Quốc (Afghanistan, Gambia, Kenya, Niger, Sudan, Togo, Vanuatu, Lesotho). Đây không phải là những quốc gia biển ở Đông Nam Á.
Bên cạnh đó có nhiều nước không ủng hộ Trung Quốc trong vụ kiện. Mỹ và hầu hết các nước trong khu vực đều kêu gọi Trung Quốc và Philippines tuân thủ phán quyết.
Chưa rõ thực tế Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào khi chính thức có phán quyết của PCA, tuy nhiên theo trang tin Foreign Policy (Mỹ), từ những lời lẽ của ông Đới Bỉnh Quốc có thể đoán được là phản ứng này sẽ không nhẹ nhàng.
Nhiều chuyên gia nhận định khả năng lớn là Trung Quốc sẽ xúc tiến cải tạo quanh bãi cạn Scarborough. Động thái này sẽ tăng căng thẳng và có thể kích thích xung đột với Philippines và Philippines sẽ nhờ Mỹ hỗ trợ quân sự. Diễn biến sau đó sẽ rất khó lường.
Vì lo ngại chiến tranh, ngày 5-7, Tổng thống mới của Philippines Rodrigo Duterte khẳng định Philippines sẵn sàng đối thoại với Trung Quốc sau khi PCA ra phán quyết để tránh xung đột. “Một khi thuận lợi, hãy đàm phán. Chiến tranh là điều bẩn thỉu và chúng tôi không sẵn sàng.”
Về phần mình Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Philippines miễn Philippines bỏ qua phán quyết của PCA.
ĐĂNG KHOA
Theo PLO
Sau phán quyết Biển Đông, Mỹ-Trung khó tránh khỏi đụng độ?
Nếu Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ngày 12.7.2016 ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc như dự đoán của nhiều chuyên gia, nguy cơ xung độ quân sự Mỹ-Trung sẽ gia tăng.
Đúng vào ngày Trung Quốc bắt đầu cuộc tập trận ở Hoàng Sa, tờ Hoàn Cầu Thời Báo đăng bài xã luận cho rằng nước này phải chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc đối đầu quân sự. Ngay sau đó, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi bác bỏ thông tin từ tờ báo. Tuy nhiên, dư luận vẫn rất quan tâm đến thông tin doạ dẫm từ tờ báo của Trung Quốc trong bối cảnh Trung Quốc rầm rộ tập trận khi ngày ra phán quyết đang đến gần.
Vào lúc hải quân và không quân Trung Quốc huy động nhiều chiến hạm và phi cơ tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, một lực lượng của hải quân Mỹ, trong đó có cả hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan đã di chuyển đến khu vực Biển Đông. Theo lời một tư lệnh của Mỹ, nhiệm vụ của lực lượng này là bảo đảm quyền tự do hàng hải cho mọi người trong vùng Biển Đông.
Trong ít ngày tới, PCA ở La Hay sẽ ra phán quyết về vụ kiên của Philippines với Trung Quốc. Tuy chưa có gì chắc chắn, nhưng có hai điều có thể dự báo vào lúc này về những gì có thể sẽ xảy ra. Đầu tiên, toà trọng tài sẽ ra phán quyết là môt số yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông là không phù hợp với luât pháp quốc tế.
Thứ hai, người phát ngôn của Trung Quốc sẽ tung ra môt loạt những tuyên bố hùng hồn để lên án PCA và Philippines và sẽ tuyên bố Trung Quốc không chấp nhân phán quyết.Trong trường hợp PCA ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc như dự đoán của nhiều chuyên gia, nguy cơ xung độ quân sự Mỹ-Trung sẽ gia tăng. Quân đội Mỹ lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ đáp trả phán quyết của tòa bằng cách tuyên bố thiết lập một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông, tương tự như vùng mà họ tuyên bố thiết lập năm 2013 ở vùng biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Nhật Bản.
Trung Quốc dùng tàu hải giám uy hiếp các tàu cá nước ngoài trên Biển Đông.
Cả Mỹ lẫn Nhật Bản đều đã không công nhận vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông và đã đưa phi cơ quân sự bay vào vùng này. Washington được dự đoán là sẽ có phản ứng như vậy với vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông.
Trước đó, hồi tháng 2.2016, Bắc Kinh đã đặt hai dàn tên lửa phòng không với tầm bắn 200 km trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa của Việt Nam.
Tuy nhiên, khả năng đụng độ là rất thấp. Vì, trước hết Bắc Kinh sẽ bác bỏ phán quyết của PCA và PCA cũng không có cơ chế để bắt buộc Bắc Kinh phải thi hành phán quyết. Như vậy, Trung Quốc có thể sẽ không cần sử dụng đến lực lượng quân sự để bảo vệ những đòi hỏi chủ quyền phi lý của họ, mà Mỹ cũng không cần dùng đến sức mạnh ở Biển Đông.
Tuy nhiên, tại vùng biển đang là điểm nóng nhất thế giới này, xung đột quân sự dù ở quy mô nhỏ cũng có thể leo thang thành xung đột lớn hơn. Tuy không phải là một trong những quốc gia có tranh chấp chủ quyền, nhưng Mỹ đã tỏ cho thấy là họ sẽ không để Trung Quốc độc chiếm Biển Đông, gây phương hại đến những lợi ích cốt lõi của Mỹ ở vùng này. Phán quyết mà Tòa sẽ đưa ra ngày 12.7.2016 sẽ đánh dấu một bước mới đến gần nguy cơ xung đột Mỹ-Trung ở vùng này.
Theo Danviet
Trung Quốc sẽ càng bị cô lập nếu làm ngơ phán quyết về Biển Đông Chiến dịch ngoại giao "mua chuộc" của Trung Quốc nhằm kêu gọi sự ủng hộ từ các nước nhỏ trong vụ kiện liên quan đến yêu sách "đường lưỡi bò" ở Biển Đông có thể sẽ phản tác dụng, hủy hoại hơn nữa hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế Hải quân Trung Quốc đồn trú trái phép trên Đá Chữ...