Trung Quốc vẫn chỉ là “hải quân xanh lục”, kém Mỹ rất xa
“…Lãnh thổ rộng lớn, nhưng không cho phép nhường một tấc đất cho kẻ khác; sản vật phong phú, quyết không nhường chút tài nguyên nào cho kẻ khác,,,”
Trung Quốc sẽ đưa may bay GX-6, J-11, J-16, tàu hộ vệ ra Trường SaTrung Quốc là kẻ xâm lược, Mỹ có 3 tuyệt chiêu để chiến thắngQuân đội Mỹ tìm cách phát triển vũ khí mới đánh chìm tàu chiến Trung Quốc
Tờ “Thơi bao Hoan Câu” Trung Quốc ngày 14 tháng 8 dẫn trang mạng “Nhât bao Phô Wall” Mỹ ngày 13 tháng 8 đăng bài viết “Giấc mơ hải quân xanh lam của Trung Quốc trong phim tuyên truyền tuyển quân” của tác giả Chun Han Wong.
Hải quân Trung Quốc tổ chức tập trận đối kháng thực binh trên Biển Đông
Theo bài viết, Hải quân Trung Quốc đi lại trên đại dương, tàu chiến đẹp, binh sĩ nghiêm túc, trung thành với chức trách là hình tượng được Hải quân Trung Quốc thể hiện trong đợt tuyển quân mới.
Trong một đoạn video đã thể hiện tham vọng Bắc Kinh muốn xây dựng một lực lượng trên biển mạnh có thể bảo vệ lợi ích của Trung Quốc ở các khu vực trên thế giới.
Đoạn video được công bố vào tuần trước, đúng vào lúc Bắc Kinh thúc đẩy thực hiện chính sách quốc phòng và ngoại giao ngày càng “tự tin” (hung hăng hăm dọa ở Biển Đông), làm tốt chuẩn bị cho “đánh trận” (phát động chiến tranh).
Tháng 5 năm 2015, Bắc Kinh công bố kế hoạch, muốn Hải quân Trung Quốc có năng lực điều động lực lượng quân sự từ biển gần mở rộng ra biển xa.
Hải quân Trung Quốc tổ chức tập trận trên Biển Đông, lấy tàu ngầm lớp Kilo làm quân xanh
Đoạn video này còn kèm theo âm nhạc sục sôi, thể hiện hình ảnh đầy xung kích của một lực lượng chiến đấu trong thế kỷ 21: Máy bay bay lượn, đội tau thuyên khổng lồ, binh sĩ vạm vỡ…
Đoạn video nói rằng: “Bất kể ở ngóc ngách nào của thế giới, chỉ cần có biển sẽ có sự bảo vệ của chúng ta. Lãnh thổ rộng lớn, nhưng không cho phép nhường một tấc đất cho kẻ khác; sản vật phong phú, quyết không nhường chút tài nguyên nào cho kẻ khác”. “Hải quân muốn bạn cùng hoàn thành giấc mơ phục hưng vĩ đại…”.
Video đang HOT
Chuyên gia cho rằng, loại ngôn từ kích động này thể hiện Bắc Kinh quyết tâm xây dựng một lực lượng hải quân mạnh tương xứng với lợi ích toàn cầu không ngừng mở rộng của họ. Đối với vấn đề này, Hải quân Trung Quốc đã liên tục tiến hành một số hành động tầm xa gây chú ý.
Mặc dù vậy, các nhà quan sát cho rằng, Hải quân Trung Quốc hiện nay vẫn đang trong quá trình chuyển đổi, năng lực phòng ngự duyên hải có thừa, nhưng còn cách một lực lượng hải quân xanh lam ( hải quân tầm xa) thực sự như Hải quân Mỹ rất xa.
Tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 và tàu đổ bộ đệm khí Type 726 Hạm đội Nam Hải trong một cuộc tập trận
Nha nghiên cưu cao cấp Richard Bitzinger của Viện nghiên cứu quốc tế Rajaratnam Singapore cho rằng: “(Hải quân Trung Quốc) hiện vẫn là một hải quân xanh lục (có năng lực điều động binh lực cự ly xa nhất định):
đang giã từ tác chiến duyên hải, chuyển đổi sang điều động binh lực hạn chế cách bờ biển khoảng 1.000 hải lý. Nó đang nỗ lực trở thành lực lượng trên biển mạnh của chuỗi đảo thứ nhất”.
Trung Quốc xây dựng thành công “hải quân xanh lam” (hải quân tầm xa) chỉ là vấn đề thời gian. Báo cáo của Cơ quan tình báo Hải quân Mỹ gần đây cho rằng: “10 năm tới, Trung Quốc sẽ hoàn thành chuyển đổi từ một hải quân ven bờ sang hải quân có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ trên toàn cầu”.
Bộ phim tuyên truyền tuyển quân của Hải quân Trung Quốc công bố đúng vào dịp Trung Quốc chuẩn bị duyệt binh kỷ niệm tròn 70 năm Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây sẽ là hoạt động long trọng, cho thấy sức mạnh quân sự nhanh chóng tăng cường của Bắc Kinh.
Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc
Nha nghiên cưu cao cấp J. Cole của Viện nghiên cứu chính sách Trung Quốc, Đại học Nottingham cho rằng, hình ảnh sinh động về hỏa lực quy mô lớn trong video có ý đồ nhằm đe dọa các đối thủ tiềm tàng, đạt mục đích “không đánh mà thắng”.
Việt Dũng (nguồn Thời báo Hoàn Cầu)
Theo giaoduc
Tàu sân bay Mỹ còn lâu mới lỗi thời, tiếp tục bảo vệ hòa bình thế giới
Tàu sân bay lớp Ford có tính sáng tạo, là trung tâm cụm chiến đấu tàu sân bay tương lai, giúp Hải quân Mỹ phát huy vai trò quan trọng trong thế kỷ 21.
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford Hải quân Mỹ
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 15 tháng 8 dẫn trang mạng "Lơi ich quôc gia" Mỹ ngày 14 tháng 8 đưa tin, trong một bài viết trên trang mạng "Tin tức Quốc phòng" Mỹ, Shoemaker cho rằng:
"So với bất cứ lúc nào trong lịch sử, hiện nay, lợi ích quốc gia của Mỹ đều yêu cầu tàu sân bay động cơ hạt nhân của Hải quân Mỹ có các đặc điểm tốc độ nhanh, bền và linh hoạt, tàu sân bay như vậy là một phần của cụm chiến đấu tàu sân bay, được triển khai, điều khiển và sẵn sàng chiến đấu".
Ông còn viết: "Ở cấp độ điều khiển, sức mạnh tổng thể của cụm chiến đấu tàu sân bay vẫn phải lớn hơn nhiều so với các bộ phận sức mạnh của nó. Là một lực lượng nhân lên sức mạnh liên hợp phức tạp, có năng lực chỉ huy, kiểm soát và hậu cần, hiệu ứng quan trọng và các biện pháp khác mà lực lượng hàng không tàu sân bay đem lại cho lợi ích kinh tế và ngoại giao của Mỹ không thể so sánh".
Ngoai ra, Shoemaker còn cho rằng, trong môi trường cạnh tranh kịch liệt, cụm chiến đấu tàu sân bay không chỉ có thể bảo vệ mình. Ông nói: "Cho dù là đối mặt với môi trường vùng nước và vùng trời cạnh tranh gay gắt, cấu tạo và khả năng thao tác của cụm chiến đấu tàu sân bay đã bảo đảm năng lực tự bảo vệ cho sự sống sót của nó,
đồng thời, liên đội hàng không của nó còn có thể tận dụng năng lực tổng hợp để tiến hành điều động lực lượng, do đó có thể giúp cho Mỹ tiếp tục đóng vai trò người bảo vệ hòa bình và ổn định toàn cầu".
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford Hải quân Mỹ
Nhưng ông cũng thừa nhận, sau khi trải qua gần 14 năm hoạt động tác chiến liên tục, để duy trì tính nhanh nhạy trong chiến đấu tương lai, lực lượng hàng không hải quân cần phải bắt đầu tiến hành tổ chức lại tài sản.
Shoemaker đã đưa ra một số nội dung chính về việc Hải quân Mỹ cần chuyển đổi cụm chiến đấu tàu sân bay và phát huy vai trò của nó trong vài chục năm tới như thế nào.
Ông trước tiên đã nhắc tới tàu sân bay lớp Ford, tàu sân bay lớp này se thay thế tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ. Shoemaker viết: "Tàu sân bay lớp Ford thực sự là một loại tàu sân bay có tính sáng tạo, nó sẽ là trung tâm của cụm chiến đấu tàu sân bay tương lai của chúng ta, nó sẽ làm cho Hải quân Mỹ phát huy vai trò quan trong trong thế kỷ 21.
Về vấn đề hỏa lực, Shoemaker đã đề cập tới máy bay chiến đấu F-35C và chương trình "Kế hoạch giám sát và tấn công đường không không người lái cất cánh từ tàu sân bay" (UCLASS), chương trình này nhằm thiết kế ra một loại máy bay không người lái tàng hình hải quân tầm xa.
Máy bay chiến đấu F-35C hạ cánh trên tàu sân bay lớp Nimitz
Ông Shoemaker viết: "Kế hoạch giám sát và tấn công đường không không người lái cất cánh trên tàu sân bay sẽ là một bước đi tiếp theo tích hợp hệ thống trên không không người lái vào cụm chiến đấu tàu sân bay,
nó sẽ cung cấp năng lực tình báo, giám sát va trinh sát cùng với năng lực tấn công chính xác cho sĩ quan chỉ huy cụm chiến đấu tàu sân bay.
Ưu thế thực sự của hệ thống này là năng lực thao tác hạm đội trong môi trường chống can thiệp và ngăn chặn khu vực (A2/AD), đồng thời cung cấp năng lực nhận biết tình hình tăng cường khi cụm chiến đấu tàu sân bay đối mặt với các mối đe dọa tiềm tàng, thực chất tương đương với 'mắt và tai' của sĩ quan chỉ huy".
Shoemaker cũng đã thảo luận về máy bay chiến đấu F-35C, máy bay chiến đấu này vào năm 2018 sẽ có năng lực tác chiến ban đầu.
Măc du máy bay chiến đấu F-35C sẽ có thể nâng cao năng lực tàng hình của cụm chiến đấu tàu sân bay, cũng có thể mang theo nhiều vũ khí đạn dược hơn so với liên đội bay tàu sân bay hiện có, nhưng đóng góp lớn nhất của nó đối với cụm chiến đấu tàu sân bay vẫn là khả năng nhân lên sức mạnh của nó.
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford Hải quân Mỹ
Shoemaker cho rằng: "Thứ quan trọng nhất của máy bay chiến đấu F-35C là năng lực tích hợp thông tin và năng lực thu thập tín hiệu của nó, đồng thời nó còn có thể truyền những thông tin được tích hợp này cho các bộ phận khác của cụm chiến đấu tàu sân bay".
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)
Theo giaoduc
ASEAN lại bất hòa trong tuyên bố chung về Biển Đông Trung Quốc "quăng một cái cờ lê lớn vào bất kỳ tuyên bố nào của ASEAN". Một lần nữa Bắc Kinh khôn ranh đã qua mặt một ASEAN tụt hậu và chia rẽ. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã "ném một cái cờ lê lớn vào bất kỳ tuyên bố nào của ASEAN về Biển Đông". Ảnh: Ooan South China Morning Post...