Trung Quốc vẫn bám lấy “lưỡi bò”
Giới phân tích nhận định, Biển Đông chỉ là “thuốc thử” trong chiến lược bành trướng của Trung Quốc. Điều này được thể hiện rất rõ trong Luật an ninh quốc gia mới vừa được Bắc Kinh thông qua và điểm quan trọng nhất là việc thay đổi cái gọi là “ lợi ích cốt lõi”.
Ngày 8/7, tờ South China Morning Post đưa tin, 3 tướng thuộc 3 đại quân khu Nam Kinh, Thẩm Dương và Tế Nam vừa được điều về Bộ Tư lệnh Không quân và đây là động thái cho thấy, quân đội Trung Quốc đang chuẩn bị cho nhân sự lãnh đạo chủ chốt của Đại hội 19 khi một số lãnh đạo hiện nay đến tuổi nghỉ hưu. Theo đó, tướng Vu Trung Phúc, Chính ủy Nam Kinh được cử làm Chính ủy Quân chủng Không quân, thay tướng Điền Tư Tu đến tuổi nghỉ hưu. Tướng Triệu Dĩ Lương, Chính ủy Thẩm Dương được thăng chức Phó Chính ủy Quân chủng Không quân, và tướng Phạm Kiêu Tuấn, Chính ủy Tế Nam được điều làm Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Không quân. Cả 3 tướng kể trên có khả năng sẽ được thăng quân hàm trước dịp kỷ niệm thành lập quân đội 1/8. Theo đó, Trung tướng Vu Trung Phúc và Trung tướng Triệu Dĩ Lương được đeo hàm Thượng tướng, còn Thiếu tướng Phạm Kiêu Tuấn được đeo lon Trung tướng.
Ngay 6/7, ngươi phat ngôn Bô Ngoai giao Trung Quôc Hoa Xuân Doanh (Oanh) cho rằng, hôi nghi lân thư 14 của Nhom Công tac chung vê thưc hiên Tuyên bô vê ưng xư cua cac bên ở Biển Đông (DOC) giưa Trung Quôc va cac nươc ASEAN diên ra tai Malaysia từ 1 đến 3/7, đã đạt đươc tiên triên tich cưc, kể cả việc tham vân vê Bô Quy tăc ưng xư của các bên ở Biển Đông, và đã quyêt đinh trinh lên Hôi nghi quan chưc câp cao diên ra vao cuôi thang 7 xem xet vấn đề này.
Nhưng trên thực tế không diễn ra như tuyên bố của bà Hoa Xuân Doanh.
Phải có nhiều lựa chọn
Giới phân tích nhận định, Biển Đông chỉ là “thuốc thử” trong chiến lược bành trướng của Trung Quốc. Điều này được thể hiện rất rõ trong Luật an ninh quốc gia mới vừa được Bắc Kinh thông qua và điểm quan trọng nhất là việc thay đổi cái gọi là “lợi ích cốt lõi”. Theo đó, “lợi ích cốt lõi” đã trở thành một khái niệm rộng lớn hơn rất nhiều và bao trùm cả Biển Đông và biển Hoa Đông.
Theo giới truyền thông, mặc dù Trung Quốc từ chối tham gia, nhưng Bắc Kinh vẫn dõi theo mọi động tĩnh của vụ kiện. Giới học giả quốc tế nhận định, dù không tham gia vụ kiện nhưng Trung Quốc đã và đang tìm đủ mọi cách để vận động chống lại một phán quyết bất lợi cho họ.
Theo nhận định của học giả Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, PCA sẽ cập nhật mọi thông tin về tiến trình xử lý vụ kiện và các thẩm phán đang chịu sức ép đáp ứng lợi ích của Trung Quốc. Và vụ kiện của Philippines tại PCA đang được các nước châu Á và Mỹ theo dõi sát sao.
Từ trái qua phải – Phạm Kiêu Tuấn, Triệu Dĩ Lương, Vu Trung Phúc.
Theo nhận định của luật sư Antonio Carpio, trợ lý tư pháp cấp cao tham gia đoàn luật sư Philippines tại PCA, Manila tin tưởng sẽ thắng kiện bởi họ tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Luật sư Antonio Carpio cũng cho biết, Philippines đặt quyết tâm mạnh mẽ vào vụ kiện vì Manila phải bảo vệ 80% vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) ở Biển Đông khỏi rơi vào tay Bắc Kinh.
Đoàn luật sư Philippines tại PCA ngoài việc lập luận rằng, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague phải can dự vào tranh chấp ở Biển Đông, còn phải yêu cầu PCA tuyên bố “đường lưỡi bò” không có giá trị. Thẩm phán Tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio xác nhận, Manila đã lập luận yêu cầu PCA tuyên bố “đường lưỡi bò” của Trung Quốc không có giá trị.
Khi trả lời phỏng vấn tờ Straits Times (Singapore), ông Rafael Alunan, cựu Bộ trưởng Nội vụ Philippines dưới thời Tổng thống Fidel Ramos hồi tưởng lại việc Trung Quốc chiếm bãi đá Vành Khăn tại quần đảo Trường Sa và mối lo ngại của Manila cũng thành hiện thực khi khu vực này đã trở thành căn cứ quân sự chính thức của Bắc Kinh.
Theo báo cáo của Boston Global Forum, những hành động vội vã và lấn lướt của Trung Quốc đã giúp Mỹ phục hồi uy tín sau những tai tiếng thời kỳ cựu Tổng thống Bush và trở thành lực lượng giữ ổn định tại châu Á. Việc Mỹ nhận được ủng hộ xuất phát từ sự hống hách trong khu vực mà Trung Quốc đang tiến hành. Và Bắc Kinh cũng lập tức thay đổi các cam kết trước đó nhằm đạt được mục đích hoặc bày tỏ thái độ để “thích nghi với thời cuộc”.
Video đang HOT
Coi chừng gió đổi chiều
Tân Hoa xã cho biết, ngày 6/7, lực lượng pháo binh của quân đội Trung Quốc đã diễn tập bắn đạn thật tại một căn cứ huấn luyện thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu Lan Châu. Và trong cuộc diễn tập kéo dài hơn 2 tháng này, các lữ đoàn pháo binh từ 7 quân khu sẽ thử nghiệm 1 loạt kỹ năng chiến đấu, trong đó có hỗ trợ hỏa lực, tấn công và phòng ngự, rút lui và truy kích, đổ bộ đường không và chống đổ bộ đường không.
Cũng trong ngày 6/7, tờ South China Morning Post dẫn các nguồn tin hải quân Philippines cho biết, hải quân nước này vừa phát hiện một tấm bia thép lớn khắc chữ Trung Quốc và hàng trăm chiếc phao màu vàng bí ẩn ở gần bãi Cỏ Rong trên Biển Đông (từ cuối tháng 5). Trong khi hải quân Philippines tìm cách thu hồi những chiếc phao này, thì một tàu tuần tra của Trung Quốc bất ngờ xuất hiện và áp sát, buộc tàu của Philippines phải rời đi. Giới không quân Philippines cho rằng, những chiếc phao nổi lớn kể trên có thể được Trung Quốc thả xuống để ngư dân nước này làm nơi buộc tàu thuyền.
Trung Quốc đang phát triển máy bay vận tải cỡ lớn Y-20.
Tờ The Diplomat khẳng định, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là cực kỳ mơ hồ, và lý do Bắc Kinh tiến hành cải tạo tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam theo cách giải thích của Ngoại trưởng Vương Nghị là không thuyết phục. Trước đó, tờ The Diplomat số ra ngày 29/6 cũng đặt câu hỏi tại sao Trung Quốc không thay đổi cách tiếp cân ở Biển Đông. Và câu trả lời của 2 lần đều giống nhau – kết quả có thể chấp nhận được đối với Bắc Kinh là “Trung Quốc chiến thắng”!
Ngày 2/7, hãng AFP dẫn tuyên bố của người phát ngôn Không quân Philippines, Đại tá Enrico Canaya cho biết, trực thăng Bell 412EP, trong gói đầu tiên của 8 chiếc Manila đặt mua của Canada, đã được chuyển tới nước này. Sáu chiếc còn lại sẽ được bàn giao cho Manila trước cuối năm nay, nhằm bổ sung cho phi đội trực thăng Huey cũ kỹ của quân đội Philippines.
Gia tăng mua sắm vũ khí
Ngày 7/7, tờ Tin tức Bình luận Trung Quốc xuất bản tại Hongkong đưa tin, Bắc Kinh vừa tổ chức hội thảo “Cộng đồng học thuật về quan hệ quốc tế và chính trị học lần thứ 8″. Trong đó có trao đổi xung quanh “tranh chấp và hợp tác trên biển”, cùng các vấn đề nóng trên Biển Đông “từ góc độ của Việt Nam cũng như Trung Quốc”.
Theo nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, học giả gốc Việt giảng dạy tại Đại học George Mason, Virginia, Mỹ, có 3 nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ Việt-Trung. Thứ nhất, vị trí địa lý quá gần và tính bất đối xứng về sức mạnh. Thứ hai, lịch sử “vừa yêu vừa hận” giữa 2 nước cũng như nỗi lo chủ nghĩa đại Hán từ người Việt. Thứ ba, sự tương đồng về ý thức hệ cũng như nhu cầu ổn định chế độ chính trị.
Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng cũng kiến nghị 3 biện pháp giải quyết mâu thuẫn Trung-Việt trên Biển Đông. Thứ nhất, giải quyết tranh chấp chủ quyền thông qua các biện pháp ngoại giao và cơ quan tài phán quốc tế. Trung Quốc cần làm rõ nội hàm ý nghĩa của “đường lưỡi bò” ở Biển Đông, giải quyết mâu thuẫn bằng trọng tài quốc tế.
Thứ hai, để quản lý và kiểm soát nguy cơ, hai bên nên gác tranh chấp cùng hợp tác (trong khu vực chồng lấn/tranh chấp và không có điều kiện tiền đề nào đại loại như chủ quyền thuộc Trung Quốc). Thứ ba, cùng nỗ lực xây dựng COC, giữ liên hệ đường dây nóng, xây dựng cơ chế xử lý tình huống khi máy bay, tàu quân sự giáp mặt nhau ở Biển Đông, nỗ lực xây dựng cấu trúc mới cho an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 Hải quân Trung Quốc.
Cũng trong ngày 7/7, tờ China Daily và tạp chí quốc phòng Kanwa cho biết, máy bay ném bom chiến lược tầm xa mà Trung Quốc sẽ chế tạo có tầm hoạt động ít nhất 8.000 km, bay không cần tiếp nhiên liệu và chở được hơn 10 tấn vũ khí. Và loại máy bay này có thể tấn công các mục tiêu ở vành đai của “chuỗi đảo thứ hai”, giới hạn phạm vi phòng thủ trên biển của Trung Quốc.
Giới quân sự Trung Quốc muốn trong vòng ít nhất 2 năm nữa phải thay thế loại máy bay ném bom chiến lược H-6, vốn dựa theo mô hình máy bay Tu-16 Badger từ thời Liên Xô. Và loại máy bay ném bom chiến lược H-6K, được coi là phiên bản mới, nhưng chỉ đạt vận tốc tối đa 1.050km/h nên dễ dàng bị máy bay chiến đấu siêu thanh đánh chặn. Do đó cần tham khảo mô hình máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga, hoặc máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ.
Ngoài ra, giới chuyên gia quân sự còn cho rằng, Bắc Kinh nên đưa vào biên chế dòng máy bay tuần tra chống ngầm hiện đại, giúp tăng cường khả năng tác chiến của hải quân. Và máy bay Gaoxin-6 được bàn giao cho Hạm đội Bắc Hải cần được nhân rộng. Bởi việc đưa vào biên chế Gaoxin-6 (10 thành viên phi hành đoàn, có khả năng bay 6.000km, trong hơn 8 giờ liên tục) đã đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 6 có khả năng phát triển loại máy bay phức tạp này, sau Mỹ, Nga, Nhật Bản, Anh và Pháp. Theo chuyên gia hải quân Trung Quốc Lý Kiệt, Bắc Kinh có tham vọng xây dựng lực lượng săn ngầm tương tự như máy bay chống ngầm P-3C của Mỹ.
Ngày 6/7, tờ Tin tức tham khảo Trung Quốc dẫn lại thông tin từ trang Lơi ich quôc gia (Mỹ) nhận định, tới năm 2025 quân đội Trung Quốc sẽ mạnh tới mức nào. Theo nhận định của trợ lý giáo sư Robert Farley, Học viện ngoại giao va thương mại quốc tế Patterson, thuộc Đại học Kentucky, Mỹ: Gần 15 năm qua, quân đội Trung Quốc đã có thay đổi lớn, từ lý luận, trang bị, huấn luyện, tới phương hướng chiến lược và diện mạo của Hải-Lục-Không quân đã hoàn toàn khác so với thập niên 1990.
Theo Hồng Thất Công
PetroTimes
Đằng sau luật an ninh quốc gia mới của Trung Quốc
Luật an ninh quốc gia mới của Trung Quốc bao trùm nhiều lĩnh vực nhưng khá mơ hồ, được đánh giá là công cụ linh hoạt để giới lãnh đạo thực hiện "giấc mơ Trung Hoa".
Quân đội Trung Quốc với tham vọng an ninh khắp toàn cầu (Ảnh: China Daily)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc (NPC) vào tuần này đã thông qua bộ luật An ninh quốc gia bao trùm rộng khắp và gây nhiều tranh cãi với kết quả 154 phiếu thuận, không có phiếu chống và một phiếu trắng. Luật an ninh quốc gia này sẽ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Trung Quốc, trừ hai đặc khu hành chính Hong Kong và Macau. Bộ luật được cho là sẽ tác động đến mọi mặt đời sống Trung Quốc vì phạm vi điều chỉnh của nó trải khắp từ chính trị, quân sự, tài chính, tôn giáo, không gian mạng và thậm chí đến cả tư tưởng.
Luật an ninh quốc gia là dự luật đầu tiên mà NPC phê chuẩn trong tổng số ba dự luật được xem xét. Hai dự luật còn lại là về tổ chức phi chính phủ nước ngoài (NGO) và chống chủ nghĩa khủng bố.
Ngoài đặc điểm phạm vi điều chỉnh rộng khắp, luật an ninh quốc gia nhấn mạnh phải bảo vệ an ninh quốc gia mọi nơi, bảo vệ "lợi ích quốc gia cốt lõi" kể cả ngoài khoảng không vũ trụ hoặc hai đầu Nam Cực và Bắc Cực. Tuy nhiên, các quy phạm của nó không nêu chi tiết cụ thể thế nào.
Tập trung quyền lực
Bộ luật An ninh quốc gia cũng nhấn mạnh vai trò trung tâm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) theo đó CCP sẽ dẫn dắt "một hệ thống lãnh đạo an ninh quốc gia uy quyền, hiệu quả và tập trung".
Theo tờ New York Times, hầu hết các chuyên gia về pháp lý Trung Quốc đánh giá luật giống như "tuyên bố trừu tượng về các nguyên tắc mang mục đích cổ vũ mọi công dân và tổ chức Trung Quốc cảnh giác với các mối đe dọa đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc."
Theo nhận xét của tờ South China Morning Post, luật này khẳng định vai trò còn tương đối mới của Ủy ban An ninh quốc gia Trung Quốc, vốn được thành lập từ kết quả của nghị quyết Hội nghị Trung ương ba Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng 11/2013. Đứng đầu ủy ban là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đang đồng thời giữ rất nhiều chức vụ quan trọng gồm chủ tịch nước, tổng bí thư, chủ tịch Quân ủy Trung ương và là lãnh đạo cao nhất của nhiều hội đồng, ủy ban và nhóm chỉ huy khác.
Phó Chủ tịch Ủy ban lập pháp của NPC, bà Zheng Shuna phát biểu rằng luật An ninh Quốc gia được thông qua vì sự cần thiết do tình hình an ninh của Trung Quốc ngày càng căng thẳng, "phức tạp hơn bao giờ hết trong lịch sử." Cộng sản Trung Quốc muốn tập hợp sự lãnh đạo an ninh quốc gia xung quanh Tập Cận Bình và ghi nhận rằng quyền lực tập trung là tốt cho cả đảng và đất nước.
Theo Diplomat, Tập Cận Bình chắc chắn muốn một khuôn khổ pháp lý trước khi Trung Quốc có bước phát triển chính trị chưa từng thấy. Bước phát triển đó là sự chuyển đổi nền kinh tế Trung Quốc từ định hướng đầu tư nước ngoài sang hình mẫu kích cầu nội địa vì lý do tốc độ tăng trưởng đã chậm lại. Bước phát triển đó còn bao gồm sự chuyển mình của quân đội, chuyển sang vai trò toàn cầu do tranh chấp chủ quyền trong khu vực và chủ nghĩa khủng bố ở Trung Quốc.
Lợi ích quốc gia cốt lõi mở rộng
Bà Zheng Shuna phát biểu tại buổi họp báo rằng luật an ninh quốc gia "nhằm duy trì các lợi ích cốt lõi của quốc gia cũng như các lợi ích quan trọng khác". Để bảo vệ lợi ích quốc gia cốt lõi đó, Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố trung thành với con đường phát triển hòa bình nhưng "sẽ không bao giờ từ bỏ các lợi ích của mình hoặc hy sinh các lợi ích quốc gia có tính cốt lõi."
Zheng cho rằng khái niệm "lợi ích quốc gia cốt lõi" được thể hiện trong Điều 2 của luật An ninh quốc gia và nhắc lại, đó là "chế độ chính trị; chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; đời sống của nhân dân, phát triển kinh tế bền vững của xã hội và các lợi ích quan trọng khác."
New York Times cho rằng "cho dù Zheng nói khái niệm đó rõ ràng thì thực sự rất mờ ám." Từ năm 2004, quan chức Bắc Kinh bắt đầu sử dụng ngày càng nhiều từ để nhắc đến "lợi ích quốc gia cốt lõi" khi để chỉ những vấn đề mà Trung Quốc chú ý tới, từ vấn đề Đài Loan, Tây Tạng hay Tân Cương. Thậm chí, trong phát biểu kết thúc Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ - Trung 2009, Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc còn đưa ra khái niệm "lợi ích quốc gia cốt lõi" rộng hơn của Zheng nhiều.
Từ năm 2010, các thảo luận chính thức và truyền thông bắt đầu tìm hiểu xem Biển Đông có phải là "lợi ích quốc gia cốt lõi" hay không. Theo định nghĩa mà Đới Bỉnh Quốc từng nói hoặc Zheng nhắc lại thì chắc chắn khái niệm này bao gồm cả Biển Đông và bất kể vấn đề nào liên quan đến lãnh thổ, kể cả tranh chấp biên giới với Ấn Độ hoặc quần đảo Senkak/Điếu Ngư với Nhật trên biển Hoa Đông.
"Trung Quốc sẽ trích dẫn luật này, cùng với nhiều luật nội địa khác để biện minh cho những hành động" ở Biển Đông, Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao về châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Washington, nói. Tờ South China Morning Post cho biết quân đội Trung Quốc dự kiến tăng cường hiện diện ngoài khơi để bảo vệ "những lợi ích ở nước ngoài", có thể sử dụng hành động quân sự nếu cần thiết.
Nhiều học giả cho rằng định nghĩa quá rộng và quá trừu tượng mà Zheng dẫn ra từ luật an ninh quốc gia sẽ càng làm cho nó không có ý nghĩa trong đối thoại ngoại giao. "Lợi ích cốt lõi không còn là khái niệm sử dụng trong ngoại giao nữa vì nó thực ra rất mơ hồ", Zhu Feng, một giáo sư về chính sách đối ngoại của Đại học Nam Kinh, nhận định.
Tờ New York Times dẫn lại lời các tác giả là nghiên cứu viên của Ủy ban Đánh giá An ninh và kinh tế Mỹ - Trung trong một báo cáo đệ trình lên Quốc hội Mỹ, cho rằng "tuyên bố nhiều về lợi ích cốt lõi giúp cho giới hoạch định chính sách Trung Quốc có sự linh hoạt để nhấn mạnh các vấn đề đặc biệt xảy ra chứ không chỉ giới hạn ở vấn đề Đài Loan, Tây Tạng hay Tân Cương."
Quan chức Bắc Kinh cũng thường cài khái niệm này vào trong trao đổi với đối tác Mỹ nhằm "cố ép Washington công khai công nhận lợi ích cốt lõi của Bắc Kinh và suy diễn ra là Mỹ cam kết ủng hộ hoặc ít nhất là cũng không phản đối chính sách của Trung Quốc".
Một đạo luật an ninh quốc gia mơ hồ và bao trùm như vậy sẽ giúp giới lãnh đạo Trung Quốc "một công cụ linh hoạt hơn để thực hiện 'giấc mơ Trung Hoa'" trong bối cảnh hiện nay, Diplomat cũng có nhận định tương tự.
Minh Châu
Theo VNE
TQ ra luật an ninh quốc gia mới để tuyên chiến với nước ngoài? Theo luật An ninh Quốc gia mới, Trung Quốc có thể hành động quân sự ở nước ngoài để bảo vệ "lợi ích bên ngoài" của mình. Đây được cho là bước cần thiết để nước này tuyên chiến với các quốc gia khác. Tin tức từ Reuters cho hay, Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (quốc...