Trung Quốc và ý đồ tạo lợi thế thương lượng về Biển Đông

Theo dõi VGT trên

Trung Quốc theo đuổi giải pháp giải quyết tranh chấp trên biển theo xu hướng đàm phán với từng nước riêng lẻ.

Trong chiến lược trên Biển Đông, bên cạnh hình thức bạo lực, Trung Quốc luôn luôn sử dụng phương tiện truyền thông như một vũ khí đắc lực nhằm giành được sự công nhận trên thực tế.

Áp đặt truyền thông

Theo các nhà phân tích quốc tế, dùng truyền thông, Trung Quốc vừa có thể làm dịu dư luận trong nước, vừa gây ảnh hưởng có lợi cho mình đối với dư luận quốc tế.

Nhưng điều này không thể xóa bỏ được sự thật.

Nhà nghiên cứu Lê Hồng Thọ nhấn mạnh: “Trung Quốc hiện nay đang cố gắng dùng lời lẽ ngọt ngào trong đàm phán ngoại giao, với những thông điệp rất êm tai, nhưng bên trong và hành động thực tế hoàn toàn trái ngược, áp đặt “một chiều” và răn đe thô bạo kiểu Trung Quốc.

Như vậy lòng tin của Trung Quốc đối với các nước láng giềng và các nước trên thế giới đang bị lung lay bởi những mưu đồ chính trị mới của nước này thông qua cả truyền thông.

Chúng ta hãy điểm lại một số hành động mà Trung Quốc đã dùng truyền thông làm lạc hướng dư luận: Ngày 16/9/2004, các phương tiện thông tin đại chúng của Trung Quốc đồng loạt đưa tin việc Trung Quốc quyết định tổ chức tuyến du lịch ra quần đảo Hoàng Sa (đảo Phú Lâm và các đảo lân cận). Đồng thời, Trung Quốc cũng phản ứng mạnh mẽ việc Việt Nam về các hoạt động trên quần đảo Trường Sa.

Trung Quốc và ý đồ tạo lợi thế thương lượng về Biển Đông - Hình 1

Trung Quốc đang tiến hành xây dựng trái phép ở Trường Sa (Ảnh Quân đội Phillipines)

Theo Tạp chí Tinh đảo Hoàn cầu của Trung Quốc ra ngày 4/3/2009, năm 1998, Trung Quốc cho thành lập Tổng đội Giám sát biển với quân số 8.000 người, đến 2008, lập Phân đội chấp pháp giám sát biển Nam Hải.

Đặc biệt trong vụ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong Vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, truyền thông Trung Quốc không những không phản ánh đúng sự thật mà còn cho rằng phía Việt Nam đã dùng tàu đâm, va vào các tàu của Trung Quốc. Khi bị yêu cầu cung cấp bằng chứng, Trung Quốc đã không đưa ra được chứng cứ nào.

Không những thế, Trung Quốc còn đưa những thông tin sai lệch về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa trên bản đồ trực tuyến Google Maps.

Về vấn đề này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định: “Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các thông tin không phản ánh đúng điều này là sai trái và vô giá trị. Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ với các nhà xuất bản, các công ty in ấn những tài liệu, bản đồ và dữ liệu chính xác về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông”.

Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Google nêu quan điểm của phía Việt Nam về việc từ khóa trên bản đồ của Google Maps thể hiện sai về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Google đã sửa chữa những lỗi này.

Như vậy, Trung Quốc không từ bất kỳ thủ đoạn nào để thực hiện bằng được hành động phi pháp của mình.

Tăng cường các hoạt động pháp lý, thực tế

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Việt Long trong cuốn “Lẽ phải luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa thì Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động pháp lý nhằm củng cố yêu sách chủ quyền trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Video đang HOT

Trong nghị quyết Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa VII của Trung Quốc ngày 13/4/1988 về việc thành lập tỉnh Hải Nam bao gồm các đảo và bãi đá ngầm thuộc vùng biển của đảo Tây Sa và Nam Sa; Luật về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày 26/6/1998; Luật quản lý và sử dụng các vùng biển của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày 2/10/2001; Qui định về việc quản lý, bảo vệ và sử dụng các đảo không có người ở tháng/7/2003; “Cương yếu quy hoạch phát triển sự nghiệp hải dương quốc gia 2008-2020″ với mục tiêu xây dựng chiến lược dùng kinh tế biển để phát triển Trung Quốc, bảo vệ quyền lợi biển của Trung Quốc…tất cả những văn bản này Trung Quốc đều có mưu đồ dùng vũ lực để giành lại các đảo mà họ cho là bị “nước ngoài chiếm đóng”.

Cũng theo nhà nghiên cứu Nguyễn Việt Long, để hiện thực hóa những văn bản trên, Trung Quốc từ năm 1999 đến nay, hàng năm cứ vào khoảng thời gian từ ngày 1/6-1/8 ra lệnh cấm đánh bắt cá từ 12 độ vĩ Bắc trở lên.

Từ ngày 27/9-8/10/2004, Trung Quốc tiến hành tập trận tại Biển Đông. Khu vực tập trận bao gồm cửa Vịnh Bắc Bộ, quần đảo Hoàng Sa và một phần nằm trong vùng biển thuộc phạm vi 200 hải lý của Việt Nam.

Ngày 7/11/2004, Trung Quốc đưa giàn khoan KANTAN-03 vào khu vực Vịnh Bắc Bộ, vượt quá đường trung tuyến. Riêng các hoạt động tập trận, đưa tàu khoan vào vùng biển Việt Nam liên tục được lặp lại những năm tiếp theo như tàu Nordic Explore tháng 7/2005, tàu Nam Hải 3 tháng 4/2007.

Trung Quốc và ý đồ tạo lợi thế thương lượng về Biển Đông - Hình 2

Một cuộc tập trận của Hải quân Trung Quốc (Ảnh Reuters)

Tháng 4/2007, Trung Quốc gọi thầy 22 lô dầu khí trong Biển Đông, đồng thời yêu cầu các nhà thầu quốc tế đang có hoạt động thăm dò khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam chấm dứt các hoạt động làm ăn hợp pháp của họ với Việt Nam. Tháng 11/2007 có tin Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa bao gồm Hoàng Sa, Trung Sa và Trường Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam.

Tháng 3/2009, Trung Quốc loan báo việc cho phép Công ty Du lịch quốc tế Châu Giang tại đảo Hải Nam mở tuyến đưa du khách tới đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa đã bị Bắc Kinh chiếm đóng từ năm 1974.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng lực lượng hải quân “biển xanh”, xây dựng căn cứ tàu ngầm nguyên tử tại Hải Nam, đẩy mạnh chương trình đóng tàu sân bay, thậm chí đề nghị chia đôi Thái Bình Dương giữa hải quân Trung Quốc và Mỹ, trong đó Biển Đông sẽ hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của hải quân Trung Quốc.

Những hành động trên của Trung Quốc chứng tỏ một điều Trung Quốc luôn luôn thường trực ý đồ thâu tóm Biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế, quyền chủ quyền của các nước khác.

Việt Nam một mặt khẳng định quyền chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, một mặt khẳng định lập trường giải quyết các tranh chấp trên biển bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 nhằm tăng cường tình hữu nghị, hợp tác và duy trì ổn định trên Biển Đông.

Điều 5 của bản Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam được Việt Nam thông qua ngày 12/5/1977 nêu rõ ràng rằng hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế riêng.

Trung Quốc không thể coi pháp luật quốc tế là một thứ không cần phải theo.

Xây đảo, tạo thế trên bàn thương lượng

Phóng viên Rupert Wingfield-Hayes của BBC đã thực hiện chuyến tác nghiệp trên tàu cá Phillipines để tìm hiểu các cáo buộc đối với Trung Quốc về hành vi cải tạo các bãi đá ngầm, xây đảo trái phép tại Biển Đông.

Trong bài phóng sự “Nhà máy tạo đảo của Trung Quốc” đăng trên BBC ngày 9/9, nhà báo Hayes cho biết, khi tàu cá tới khu vực được gọi là bãi đá ngầm Nam Johnson (khu vực đảo Gạc Ma thuộc chủ quyền Việt Nam), anh đã nhìn thấy một hòn đảo lạ tại đây dù thiết bị định vị GPS chỉ ra rằng, đây chỉ là một rạn san hô ngập nước.

Trên thực tế, Trung Quốc đã có hành vi cải tạo đất quy mô lớn tại khu vực này từ tháng 1/2014. Hàng triệu tấn đất cát đã được nạo vét từ đáy biển để đắp lên các rạn san hô, tạo thành một đảo mới.

Trung Quốc đã liên tục tăng cường sự xuất hiện tại quần đảo Hoàng Sa khi xây dựng các đồn trú, lô cốt bê tông trên các phần trên của đảo san hô.

Tới nay, Trung Quốc đang tiến hành xây dựng đảo mới tại nhiều rạn san hô khác nhau.

Thông tin nhận định rằng, Trung Quốc dường như đang chuẩn bị xây dựng một căn cứ không quân với một đường băng bê tông đủ dài để máy bay chiến đấu cất cánh và tiếp đất.

Ngoài ra, dự án lấp biển xây đảo trên bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là một trong số những dự án mà Trung Quốc thực hiện nhiều tháng qua.

Trung Quốc và ý đồ tạo lợi thế thương lượng về Biển Đông - Hình 3

Khu vực thi công trái phép của Trung Quốc tại khu vực đảo Gạc Ma (Ảnh Quân đội Phillipines)

Bắc Kinh còn điều tàu tuần tra tại khu vực tranh chấp với Manila và hồi tháng 5 triển khai trái phép giàn khoan nước sâu vào sâu trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Theo Tuần san Quốc phòng IHS Jane’s, việc xây đảo nhân tạo tại Đá Chữ Thập là dự án thứ 4 thực hiện ở Trường Sa của Trung Quốc trong vòng 12-18 tháng qua, nhưng là dự án quy mô lớn nhất. Động thái này được cho là để các nước láng giềng từ bỏ việc tuyên bố chủ quyền đối với khu vực đang tranh chấp này, đồng thời để tạo lợi thế cho Bắc Kinh trên bàn thương lượng.

Mỹ đã nhiều lần kêu gọi Trung Quốc cùng các nước trong khu vực giải quyết tranh chấp thông qua các giải pháp hòa bình, không ép buộc nhau, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh tiến tới xây dựng bộ quy tắc ứng xử đa phương trên biển để xoa dịu căng thẳng.

Tuy nhiên, Bắc Kinh luôn bác bỏ lời đề nghị Washington giải quyết tranh chấp đồng thời với tất cả các bên để ngăn chặn căng thẳng “leo thang”. Trung Quốc theo đuổi giải pháp giải quyết tranh chấp trên biển theo xu hướng đàm phán với từng nước riêng lẻ, chứ không muốn đưa tranh chấp ra bàn đàm phán đa phương.

Các chuyên gia phân tích quốc tế cho rằng việc cải tạo, xây dựng các đảo của Trung Quốc trên Biển Đông là nhằm mục đích quân sự, đặc biệt là việc xây dựng một đường băng, để làm nền tảng thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông.

Trong một phát biểu mới đây, Ngoại trưởng Philipines Anbert del Rosario nhấn mạnh chính sách này của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ đe dọa đến an ninh và ổn định của khu vực. Ông cũng lý giải các hành động vội vã này của Trung Quốc là vì muốn các công trình trên Biển Đông được hoàn thành trước khi các bên thống nhất được Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên trên Biển Đông (COC).

Theo VOV

Nguy cơ va chạm tàu ngầm trên Biển Đông

Với việc Philippines và mới nhất là Thái Lan công khai ý định sắm tàu ngầm đối phó các đe dọa hàng hải trong khu vực, nhiều ý kiến lo ngại có thể xảy ra các tai nạn va chạm tàu ngầm trên Biển Đông giữa hải quân Trung Quốc và các nước ASEAN khi chưa có được các thỏa thuận về quản lý mặt biển và cứu hộ tàu ngầm.

Nguy cơ va chạm tàu ngầm trên Biển Đông - Hình 1

Tàu ngầm do rất khó phát hiện khi ở dưới lòng biển, nên là vũ khí lợi hại của hải quân nhiều nước. Trong ảnh là tàu ngầm HQ-182 Hà Nội (lớp Varsavyanka của Nga, tức Kilo theo phân loại của NATO). Hải quân Việt Nam đặt Nga đóng 6 chiếc, đã nhận 3 chiếc và đến 2016 phía Nga sẽ giao đủ 6 chiếc - Ảnh: Mai Thanh Hải

Tạp chí Diplomat ngày 4.1.2015 cho biết Thái Lan đã công khai ý định mua sắm tàu ngầm, từ 2-3 chiếc trong ngân sách quốc phòng 2016, để bù đắp sự thiếu vắng loại khí tài này trong hơn 60 năm khi các nước ASEAN khác đã hoặc đang xây dựng lực lượng này. Báo Bangkok Post ngày 2.1.2015 cho biết Hải quân Thái Lan đang xem xét mua tàu ngầm từ nhiều nước, nhưng có lẽ tàu ngầm lớp Chang Bogo của Hàn Quốc là có giá rẻ nhất, khoảng 330 triệu USD/chiếc.

Trước đó, Philippines cũng công khai ý định sắm tàu ngầm. Theo Diplomat, ngày 17.12.2014, phó tư lệnh hải quân Philippines, ông Caesar Taccad nói rằng nước này cần ít nhất 2 -3 tàu ngầm để tăng khả năng bảo vệ chủ quyền biển đảo, trước một Trung Quốc đang ngày càng lấn lướt tại Biển Đông.

Như vậy đến nay ngoài hải quân Singapore, Malaysia, Indonesia, Việt Nam đã có lực lượng tàu ngầm, nay Thái Lan và Philippines bắt đầu gia nhập cuộc đua sắm khí tài lợi hại này.

Cho dù số lượng tàu ngầm của các nước ASEAN còn rất ít ỏi so với lực lượng tàu ngầm hùng hậu của Trung Quốc (60 chiếc), nhưng đã góp phần làm giảm thế độc quyền của Trung Quốc về tàu ngầm trên Biển Đông.

Diplomat bình luận rằng trong thời bình, tàu ngầm đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập tin tức tình báo. Tàu ngầm đặc biệt hữu ích trong việc giám sát gần các hoạt động thù địch tại các vùng biển tranh chấp, nơi lực lượng trên mặt nước không thể tiếp cận, chẳng hạn trường hợp các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam bị các tàu Trung Quốc ngăn cản quyết liệt không cho tiếp cận giàn khoan Hải Dương - 981 mà nước này hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam hồi đầu tháng 5.2014.

Nguy cơ va chạm tàu ngầm trên Biển Đông - Hình 2

Tàu ngầm KD Tun Abdul Razak lớp Scorpene của hải quân Malaysia - Ảnh: defencetalk.com

Nhận xét về tình hình Biển Đông năm 2015 và sự phát triển lực lượng tàu ngầm trong khu vực này, ông Yoji Koda, cựu tư lệnh Lực lượng hải quân Cơ quan phòng vệ biển Nhật Bản viết trên Defense News ngày 2.1.2015 rằng hai trong số những yếu tố quan trọng sẽ định hình các vấn đề an ninh ở Thái Bình Dương trong năm 2015 là sự thay đổi chiến thuật của Trung Quốc về các tranh chấp hàng hải ở Biển Đông, và sự phát triển ổn định của lực lượng tàu ngầm các nước trong khu vực.

Theo ông Koda, các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đã rất quyết đoán trong tám tháng đầu năm 2014, nhưng Trung Quốc dường như thay đổi chiến thuật từ tháng 9.2014, tránh gây căng thẳng nặng nề hơn.

Một lý do có thể là Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình quan tâm về Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 2015 sẽ diễn ra ở Philippines, và muốn giảm thiểu các hành động khiêu khích ở Biển Đông.

Để làm cho tình hình Biển Đông ít biến động, Trung Quốc đang sử dụng một cách khôn ngoan việc đàm phán với ASEAN về bộ Quy tắc ứng xử trên biển (CoC) để xoa dịu những chỉ trích của cộng đồng quốc tế với Trung Quốc. Điều này sẽ khiến năm 2015 là một năm quan trọng để đánh giá các mục tiêu chiến lược thực sự của Trung Quốc ở Biển Đông, và không rõ liệu nước này sẽ tác động tích cực hay tiêu cực đối với các nước trong khu vực.

Một yếu tố chiến lược khác là phản ứng của các nước trên Biển Đông đối với sự gia tăng mạnh mẽ của hải quân Trung Quốc. Một số chương trình tàu ngầm đầy tham vọng đang được triển khai, bao gồm Indonesia đã bắt đầu đặt hàng 2 tàu ngầm lớp Type-209 của Hàn Quốc và thêm 12 chiếc đến những năm 2020.

Malaysia đang điều hành 2 tàu ngầm lớp Scorpene (Pháp - Tây Ban Nha sản xuất). Singapore sở hữu 6 tàu ngầm mua từ Thụy Điển, hoạt động từ 20 - 40 năm nhưng đã được tân trang nâng cấp. Singapore cũng đang mua sắm thêm tàu ngầm mới.

Hải quân Việt Nam đã có 2 tàu ngầm vào đầu năm 2014, có thêm 1 chiếc nữa vào cuối năm, và đến năm 2016 sẽ có đủ 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo 636.1 do Nga cung cấp.

Các hạm đội tàu ngầm này của ASEAN sẽ tạo ra một sự răn đe mạnh mẽ với lực lượng tàu nổi của hải quân Trung Quốc, đặc biệt là với kế hoạch của Bắc Kinh triển khai các nhóm tàu sân bay chiến đấu hoạt động ở Biển Đông trong tương lai.

Nguy cơ va chạm tàu ngầm trên Biển Đông - Hình 3

Đội tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc tập trận trên Biển Đông đầu năm 2014. Trung Quốc không có truyền thống về chiến tranh chống tàu ngầm, và đó là phần thưởng cho các đối thủ nhỏ hơn của nước này - Ảnh: Xinhua

Khi hải quân trong khu vực Biển Đông phát triển lực lượng tàu ngầm của họ, nổi lên 2 vấn đề quan trọng cần được giải quyết, theo ông Koda. Một là khung pháp lý về quản lý không gian mặt nước, là sự cần thiết để đảm bảo sự di chuyển an toàn của các tàu ngầm hoạt động ở Biển Đông. Không may là hiện tại không có khung pháp lý nào cho mục đích này.

Vấn đề thứ hai, khi số lượng tàu ngầm hoạt động gia tăng, thì nguy cơ tai nạn cũng tăng lên. Các nước có tàu ngầm phải có trách nhiệm thiết lập khả năng cứu hộ tàu ngầm của mình, nhưng việc thiết lập cơ chế cứu hộ tàu ngầm đa quốc gia cũng rất quan trọng không kém.

Và tác giả Koda kết luận rằng loại hình hợp tác về quản lý không gian mặt nước và các nghi thức giải cứu tàu ngầm chắc chắn sẽ trở thành một chất kết nối mới cho việc hợp tác hải quân đa quốc gia trong khu vực.

Theo Thanh Niên

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHOÔng Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHO
20:34:46 26/01/2025
WHO 'thắt lưng buộc bụng' sau 'cú sốc' Mỹ rút luiWHO 'thắt lưng buộc bụng' sau 'cú sốc' Mỹ rút lui
05:50:11 26/01/2025
Tỷ phú Elon Musk gây chấn động khi công khai ủng hộ đảng cực hữu AfD tại ĐứcTỷ phú Elon Musk gây chấn động khi công khai ủng hộ đảng cực hữu AfD tại Đức
16:09:50 26/01/2025
Bí ẩn đằng sau việc Greenland có tỷ lệ tự tử cao bậc nhất thế giới?Bí ẩn đằng sau việc Greenland có tỷ lệ tự tử cao bậc nhất thế giới?
05:47:56 26/01/2025
Kỹ sư Đức lập kỷ lục thế giới với 120 ngày sống dưới nướcKỹ sư Đức lập kỷ lục thế giới với 120 ngày sống dưới nước
13:38:51 25/01/2025
Ukraine lên tiếng việc Mỹ bất ngờ ngừng viện trợ nước ngoàiUkraine lên tiếng việc Mỹ bất ngờ ngừng viện trợ nước ngoài
11:29:58 26/01/2025
Mỹ xích tay, trục xuất người nhập cư trái phép trong chiến dịch "lớn nhất lịch sử"Mỹ xích tay, trục xuất người nhập cư trái phép trong chiến dịch "lớn nhất lịch sử"
10:52:20 26/01/2025
Giải mã những tuyên bố gây chấn động của Tổng thống TrumpGiải mã những tuyên bố gây chấn động của Tổng thống Trump
16:13:37 26/01/2025

Tin đang nóng

Tóm dính cặp đôi Vbiz bí mật chờ nhau ra về ở sự kiện, "bà hàng xóm" khui tin đã về ra mắt gia đình?Tóm dính cặp đôi Vbiz bí mật chờ nhau ra về ở sự kiện, "bà hàng xóm" khui tin đã về ra mắt gia đình?
07:19:30 27/01/2025
Vụ 2 con theo bố lên rẫy rồi mất tích: Tìm thấy thi thể bé gáiVụ 2 con theo bố lên rẫy rồi mất tích: Tìm thấy thi thể bé gái
06:15:43 27/01/2025
Sau 4 mối tình thất bại, Lý Băng Băng để lại tài sản khổng lồ cho cháu traiSau 4 mối tình thất bại, Lý Băng Băng để lại tài sản khổng lồ cho cháu trai
07:56:47 27/01/2025
Mối quan hệ của HIEUTHUHAI và Tăng Mỹ Hàn hiện thế nào?Mối quan hệ của HIEUTHUHAI và Tăng Mỹ Hàn hiện thế nào?
07:12:33 27/01/2025
Đi bộ 70km về quê ăn Tết trong 17 tiếng, cô gái quê Đồng Nai tiết lộ 2 ngày rợn người, không khuyến khích làm theoĐi bộ 70km về quê ăn Tết trong 17 tiếng, cô gái quê Đồng Nai tiết lộ 2 ngày rợn người, không khuyến khích làm theo
09:02:27 27/01/2025
Ô tô 5 chỗ nhưng chở 7 người sẽ bị phạt như thế nào?Ô tô 5 chỗ nhưng chở 7 người sẽ bị phạt như thế nào?
06:25:24 27/01/2025
Mỹ nhân cổ trang đẹp phong thần nhất màn ảnh Hoa ngữ hiện tại: 10 tạo hình hoàn mỹ biến phim trường thành sân khấu thời trangMỹ nhân cổ trang đẹp phong thần nhất màn ảnh Hoa ngữ hiện tại: 10 tạo hình hoàn mỹ biến phim trường thành sân khấu thời trang
05:58:30 27/01/2025
'Ông trùm' của 'Độc đạo' tiết lộ vai 'ác hơn rất nhiều' trong phim điện ảnh'Ông trùm' của 'Độc đạo' tiết lộ vai 'ác hơn rất nhiều' trong phim điện ảnh
05:57:26 27/01/2025

Tin mới nhất

Phát hiện linh cẩu đốm ở Ai Cập sau 5.000 năm

Phát hiện linh cẩu đốm ở Ai Cập sau 5.000 năm

05:46:07 27/01/2025
Một con linh cẩu đốm đã được phát hiện ở khu vực Đông Nam Ai Cập, lần đầu tiên sau khoảng 5.000 năm, đánh dấu một sự kiện quan trọng trong lịch sử động vật hoang dã của khu vực này.
Tổng thống Mỹ yêu cầu Ai Cập, Jordan nhận thêm người Palestine

Tổng thống Mỹ yêu cầu Ai Cập, Jordan nhận thêm người Palestine

05:45:32 27/01/2025
Ông cũng cảnh báo rằng việc này sẽ mở đường cho một kịch bản tương tự ở Bờ Tây, khiến người Palestine bị đẩy sang Jordan, đồng thời phá hủy ý nghĩa của một nhà nước Palestine trong tương lai.
Thổ Nhĩ Kỳ bắt 15 người liên quan vụ cháy khách sạn làm 78 người tử vong

Thổ Nhĩ Kỳ bắt 15 người liên quan vụ cháy khách sạn làm 78 người tử vong

05:44:49 27/01/2025
Theo các chuyên gia độc lập, khách sạn Grand Kartal ở khu trượt tuyết Kartalkaya ở phía Tây Thổ Nhĩ Kỳ thiếu các biện pháp an toàn cơ bản để phòng chống cháy nổ. Thảm kịch đã đặt ra vấn đề về trách nhiệm của các bên liên quan.
Anh siết chặt luật mua dao sau vụ thảm sát tại Southport

Anh siết chặt luật mua dao sau vụ thảm sát tại Southport

05:31:43 27/01/2025
Các biện pháp này sẽ được đưa vào một dự luật dự kiến trình lên cơ quan lập pháp Anh trong vài tháng tới, nhằm đảm bảo an toàn công cộng và ngăn chặn những bi kịch tương tự tái diễn trong tương lai.
Hầu hết người dân Thái Lan phản đối hợp pháp hóa sòng bạc

Hầu hết người dân Thái Lan phản đối hợp pháp hóa sòng bạc

05:16:20 27/01/2025
Khi được hỏi liệu có đồng ý với nỗ lực hợp pháp hóa cờ bạc trực tuyến của chính phủ hay không: 58,32% cho biết họ hoàn toàn không đồng ý; 19,92% hoàn toàn đồng ý; 11,45% đồng ý một phần và 10,31% không đồng ý một phần.
Bước đột phá lớn của Ukraine trong chiến lược chống tên lửa hành trình của Liên bang Nga

Bước đột phá lớn của Ukraine trong chiến lược chống tên lửa hành trình của Liên bang Nga

04:53:34 27/01/2025
Một bài đăng trên kênh Telegram của Hải quân Ukraine vào ngày 25/1 cho thấy một tên lửa đất đối không gắn trên tàu đã bắn hạ một tên lửa hành trình của Liên bang Nga đang tấn công một cảng thương mại ở Biển Đen.
Tấn công nhằm vào bệnh viện chính của Sudan khiến 70 người tử vong

Tấn công nhằm vào bệnh viện chính của Sudan khiến 70 người tử vong

04:29:58 27/01/2025
Trong tuyên bố đăng tải trên tài khoản mạng xã hội cá nhân, người đứng đầu WHO cho biết vụ tấn công kinh hoàng đã xảy ra tại thời điểm bệnh viện đông bệnh nhân đang điều trị.
Thái Lan triển khai sáng kiến để chống khói bụi

Thái Lan triển khai sáng kiến để chống khói bụi

04:27:55 27/01/2025
Theo đó, chính quyền cho phép người dân sử dụng phương tiện công cộng miễn phí trong vòng một tuần, bắt đầu từ 25/1, nhằm giảm lượng xe cá nhân và cải thiện chất lượng không khí.
Thủ tướng Slovakia tuyên bố Ukraine khó gia nhập NATO

Thủ tướng Slovakia tuyên bố Ukraine khó gia nhập NATO

04:25:36 27/01/2025
Tuyên bố của ông Fico được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Slovakia và Ukraine, khi chính phủ của ông theo đuổi lập trường chỉ trích các chính sách của phương Tây về xung đột Ukraine.
Fed đối diện với quyết định khó khăn

Fed đối diện với quyết định khó khăn

04:21:43 27/01/2025
Fed đã giảm lãi suất cho vay chủ chốt tổng cộng 1% trong 4 tháng cuối năm 2024 và cho biết sẽ hành động thận trọng hơn trong tương lai khi lạm phát vượt mục tiêu dài hạn 2%.
Đức triển khai tên lửa Patriot bảo vệ Ukraine từ xa

Đức triển khai tên lửa Patriot bảo vệ Ukraine từ xa

21:35:26 26/01/2025
Dự kiến, các tổ hợp phòng thủ tên lửa Patriot do Đức triển khai ở Ba Lan để bảo vệ trung tâm hậu cần của Ukraine sẽ đi vào hoạt động đầy đủ từ ngày 27/1.
Ông Trump: Mỹ sẽ sớm mở rộng lãnh thổ

Ông Trump: Mỹ sẽ sớm mở rộng lãnh thổ

21:32:35 26/01/2025
Vài tuần trở lại đây, ông Trump liên tục nhắc lại tham vọng mở rộng lãnh thổ Mỹ, bày tỏ mong muốn mua lại đảo Greenland, sáp nhập Canada và giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama.

Có thể bạn quan tâm

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 27/1: Kim Ngưu phát triển, Bọ Cạp thuận lợi

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 27/1: Kim Ngưu phát triển, Bọ Cạp thuận lợi

Trắc nghiệm

10:52:47 27/01/2025
Xem tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 27/1 về sự nghiệp, tài lộc, tình yêu. Hôm nay, Kim Ngưu hãy tự tin thể hiện khả năng, Bọ Cạp cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội.
Tạm giữ 2 đối tượng đốt pháo giữa đường

Tạm giữ 2 đối tượng đốt pháo giữa đường

Pháp luật

10:35:05 27/01/2025
Sau khi ăn nhậu, Tuấn và Định mang 2 giàn pháo đặt tại lòng đường để đốt, gây mất an ninh trật tự tại tổ dân phố Dinh Hương, thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
Va chạm với ô tô tải, xe chở khách lật nghiêng bên quốc lộ

Va chạm với ô tô tải, xe chở khách lật nghiêng bên quốc lộ

Tin nổi bật

10:34:51 27/01/2025
Vụ va chạm giữa xe khách và ô tô tải trên quốc lộ 1A đoạn qua Đèo Ngang (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) khiến tài xế và một số hành khách bị thương.
28 Tết, mẹ chồng bỗng đưa tôi 20 triệu, nói 5 từ làm tôi rớt nước mắt

28 Tết, mẹ chồng bỗng đưa tôi 20 triệu, nói 5 từ làm tôi rớt nước mắt

Góc tâm tình

09:50:14 27/01/2025
Cầm số tiền bố mẹ chồng đưa cho, tôi vẫn không khỏi bồi hồi. Tôi lấy chồng xa quê 500km. Cũng may tôi gặp được nhà chồng tốt.
Cầm hơn 650 triệu mua đứt căn nhà đất 8 phòng ngủ mà không cần xem trực tiếp: Chuyện 'cổ tích' có thật ở nền kinh lớn thứ 4 thế giới

Cầm hơn 650 triệu mua đứt căn nhà đất 8 phòng ngủ mà không cần xem trực tiếp: Chuyện 'cổ tích' có thật ở nền kinh lớn thứ 4 thế giới

Lạ vui

09:48:12 27/01/2025
Erik Buhrow, 39 tuổi, điều hành một doanh nghiệp xây dựng tại Mỹ. Ông đã mua một ngôi nhà ở tỉnh Niigata của Nhật Bản thông qua AkiyaMart vào tháng 7 năm ngoái.
Chàng trai cơ bắp có tài trang trí dừa Tết, làm 1 tuần kiếm hơn 20 triệu đồng

Chàng trai cơ bắp có tài trang trí dừa Tết, làm 1 tuần kiếm hơn 20 triệu đồng

Netizen

09:44:58 27/01/2025
Chàng trai TPHCM không chỉ nổi bật với thân hình rắn chắc mà còn sở hữu đôi bàn tay khéo léo. Những ngày cận Tết, anh miệt mài trang trí dừa Tết, làm 1 tuần thu hơn 20 triệu đồng.
Khung cảnh tuyệt đẹp khi tuyết rơi phủ trắng đỉnh Fansipan

Khung cảnh tuyệt đẹp khi tuyết rơi phủ trắng đỉnh Fansipan

Du lịch

08:49:56 27/01/2025
Tuyết rơi trên đỉnh Fansipan ngày giáp Tết Nguyên đán tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp, nhiều du khách thích thú ghi lại từng khung hình.
Netizen "than trời" sau khi Chị Đẹp công bố tổ chức concert!

Netizen "than trời" sau khi Chị Đẹp công bố tổ chức concert!

Nhạc việt

08:02:44 27/01/2025
Một bộ phận netizen tỏ ra e dè trước thông tin của Gió mẹ, than trời vì lượng concert đồng loạt diễn ra gần nhau. Làn sóng concert bất ngờ đổ bộ khiến dân tình trở tay không kịp.
Lương Thu Trang: Tết ở quê, tôi chẳng cần son phấn

Lương Thu Trang: Tết ở quê, tôi chẳng cần son phấn

Sao việt

08:00:16 27/01/2025
Lương Thu Trang tiết lộ về một cái Tết giản dị, ấm áp bên gia đình ở quê nhà, nơi cô không ngại xuất hiện với bộ đồ giản dị và gương mặt mộc.
Vừa về nhà ăn Tết, Nguyễn Xuân Son "xõa" hết nấc với một hoạt động người Việt hay làm

Vừa về nhà ăn Tết, Nguyễn Xuân Son "xõa" hết nấc với một hoạt động người Việt hay làm

Sao thể thao

07:40:14 27/01/2025
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son của CLB Nam Định đang trải qua một kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ đáng nhớ cùng gia đình và bạn bè tại Việt Nam,