Trung Quốc và ý đồ ‘bóp méo lịch sử’
Những vấn đề lịch sử về một vị vua lừng danh thời cổ đại đang là cái gai trong quan hệ giữa hai miền Triều Tiên với Trung Quốc.
Trụ bia đá về vua Gwanggaeto tại Tập An – Ảnh: Koreafan
Vua Gwanggaeto ( Quảng Khai Thổ Thái Vương, 374 – 413) là một trong những nhân vật lịch sử nổi tiếng nhất của Hàn Quốc lẫn CHDCND Triều Tiên và được cả hai nước tôn xưng anh hùng dân tộc. Ông là vị vua thứ 19 của Goguryeo (Cao Câu Ly), vương quốc lớn nhất trong số 3 nước thời Tam quốc Triều Tiên kéo dài từ năm 57 đến năm 668.
Trong 23 năm trị vì, vua Gwanggaeto tiến hành các cuộc chinh phạt lớn và giành nhiều chiến thắng vang dội trước các láng giềng, đưa vương quốc trở thành một thế lực trong khu vực. Dưới thời ông, bờ cõi Goguryeo trải rộng từ khu vực nay thuộc đông bắc Trung Quốc và một phần đông nam Nga kéo dài đến phía nam Seoul. Hiện nay, Goguryeo trở thành chủ đề rất phổ biến trong văn hóa đại chúng Hàn Quốc, điển hình là bộ phim truyền hình quen thuộc với khán giả Việt Nam Truyền thuyết Jumong nói về người sáng lập vương quốc này. Bản thân cuộc đời vua Gwanggaeto là cảm hứng cho bộ phim lịch sử – thần thoại Thái vương tứ thần ký rất được khán giả Việt Nam và nhiều nước châu Á khác yêu thích. Seoul còn dùng tên ông để đặt cho một lớp tàu chiến của mình.
Với tầm quan trọng như vậy, dĩ nhiên Hàn Quốc không thể ngồi yên khi Trung Quốc có nhiều động thái tỏ rõ ý muốn biến Goguryeo thành một phần lịch sử của mình.
Video đang HOT
Nhận vơ ?
Ngày 23.12, AFP đăng bài phóng sự về thành phố Tập An thuộc tỉnh Cát Lâm (Trung Quốc), vốn là một trong những kinh đô của Goguryeo năm xưa và còn lưu giữ rất nhiều di tích văn hóa – lịch sử của vương quốc. Trong đó, quan trọng nhất là một trụ bia đá cao khoảng 6 m có niên đại từ thế kỷ thứ 5. Nội dung khắc trên bia mô tả lại cuộc đời, sự nghiệp và các chiến công của vua Gwanggaeto bằng Hán tự cổ, chữ viết chính yếu của vùng Đông Bắc Á thời đó.
“Rõ ràng Goguryeo là một phần lịch sử Hàn Quốc, không phải Trung Quốc. Họ chỉ nhận vơ thôi!”, một du khách Hàn Quốc tên Hwang Seon-goo vừa chỉ vào trụ bia vừa nói với phóng viên AFP. Ông Hwang vừa đi khỏi thì một người Trung Quốc lập tức lại gần phóng viên và hỏi người Hàn Quốc kia vừa nói gì. Sau khi nghe xong, ông này liếc xéo ông Hwang rồi nói: “Làm sao cái này là của Hàn Quốc khi nó khắc toàn chữ Trung Quốc?”. Đây chỉ là ví dụ điển hình cho tính chất căng thẳng của vấn đề. Chưa hết, các du khách Hàn Quốc tỏ ra vô cùng bực bội khi hướng dẫn viên đọc một bảng chú giải đặt trong Bảo tàng Tập An viết: “Goguryeo từng có chiến tranh với nhiều bên nhưng cuối cùng đã thần phục các triều đại của Trung Quốc và chấp nhận làm chư hầu”. Vì thế, không lạ khi tại bảo tàng và khu quần thể di tích Goguryeo, du khách hai nước cứ lườm nguýt hay “nhìn đểu” nhau. Vấn đề nhạy cảm đến mức, theo AFP, phóng viên của hãng đã bị công an Trung Quốc mời khỏi bảo tàng rồi buộc phải rời Tập An.
“Bóp méo lịch sử”
Theo AFP, căng thẳng bắt đầu dâng cao khi từ năm 2002 Viện Khoa học xã hội Trung Quốc tiến hành Dự án Đông Bắc xem xét lịch sử và tình hình các vùng biên giới của nước này trong khu vực. Dự án kéo dài 5 năm này đưa ra kết luận rằng các vương quốc cổ đại xung quanh, trong đó có Goguryeo, đều thuộc lịch sử Trung Quốc. Dĩ nhiên dư luận và giới học giả Hàn Quốc lẫn nước ngoài sôi sùng sục. Thậm chí, nhiều ý kiến cực đoan còn cho rằng đây là bước đầu trong ý đồ của Trung Quốc muốn dùng cái gọi là “bằng chứng lịch sử” để thâu tóm CHDCND Triều Tiên trong trường hợp xảy ra biến động ở láng giềng. Hồi năm 2006, có tin Tổng thống Hàn Quốc khi đó là Roh Moo-hyun đã nêu lo ngại về dự án trên với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo.
Đến nay, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc dành một phần lớn trong website của mình cho chủ đề Goguryeo, đặt nó ngang hàng với vấn đề tranh chấp nhóm đảo Dokdo/Takeshima với Nhật Bản. “Chính phủ Hàn Quốc xem những vấn đề liên quan đến Goguryeo là bản sắc quốc gia”, website viết và cho biết thêm Bộ Ngoại giao Hàn Quốc vẫn theo dõi sát sao “các trường hợp bóp méo lịch sử”.
Trong khi đó, tuy không có phản ứng công khai nhưng CHDCND Triều Tiên vẫn thường dùng thời kỳ Goguryeo trong công tác tuyên truyền vì Bình Nhưỡng cũng từng là một kinh đô của vương quốc này. AFP dẫn lời chuyên gia về Đông Bắc Á Adam Cathcart của Đại học Leeds (Anh) nhận định tinh thần trọng võ của Goguryeo rất phù hợp với chính sách đề cao quân sự hiện nay của các nhà lãnh đạo Triều Tiên. Ông đoan chắc rằng nhà lãnh đạo Kim Jong-un rất muốn viếng thăm các ngôi mộ cổ và trụ bia ở Tập An. “Vì thế, vấn đề Goguryeo là một cái gai, một sự khó chịu cho tất cả các bên trong quan hệ giữa Trung Quốc với hai miền Triều Tiên”, ông Cathcart nói với AFP.
Theo TNO
Vén màn vụ thanh trừng dượng ông Kim Jong-un
Ông Jang Song-thaek, dượng của nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiêu Kim Jong-un, vừa bị thanh trừng là do dính đến các dự án kinh tế, không phải xuất phát từ cuộc đấu tranh quyền lực giữa các quan chức cấp cao.
Ông Kim Jong-un (phải) và ông Jang Song-thaek tại cuộc diễu binh hồi tháng 2.2012 - Ảnh: Reuters
Đó là khẳng định của Giám đốc Cơ quan Tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) Nam Jae-joon tại cuộc họp quốc hội hôm 23.12, theo báo The Korea Herald.
"Khi ông Jang tham gia nhiều dự án béo bở, sự bất đồng giữa các cơ quan nhà nước ngày càng tăng. Ông Kim Jong-un sau đó được thông báo về nạn tham nhũng (trong các dự án - NV) và cảm thấy mất lòng tin với ông Jang... Ông Kim bảo ông Jang giải quyết nạn tham nhũng, nhưng ông Jang không tuân lệnh. Ông Kim xem hành động đó vi phạm luật duy trì tổ chức lãnh đạo và ra lệnh thanh trừng ông ấy", hai nghị sĩ Cho Won-jin và Jung Chung-rai trích lời ông Nam cho hay.
Cũng theo ông Nam, ông Jang bị bắt vào giữa tháng 11 và hai phụ tá của ông là Ri Yong-ha và Jang Su-gil bị xử tử cuối tháng đó. Còn ông Jang bị hành quyết vào ngày 12.12, ngay sau khi tòa án quân đội tuyên án tử hình về nhiều tội, trong đó có tội phản quốc, theo hãng thông tấn KCNA.
Ông Nam cho biết thêm: "Sau đó, chính quyền miền bắc tăng cường điều tra các cơ quan nhà nước có quan hệ với ông Jang, ra lệnh những người thân và phụ tá của ông ở nước ngoài về nước nhằm xóa dấu vết của ông ấy".
Một số nhà phân tích từng cho rằng ông Jang bị thanh trừng là do thất bại trong cuộc đấu tranh quyền lực với nhiều sĩ quan "diều hâu", trong đó có Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Triều Tiên Choe Ryong-hae. Một số nguồn tin còn cho rằng ông Choe chính là người chỉ huy vụ xử tử ông Jang và sau đó trở thành người có quyền lực số 2 ở Triều Tiên, thay thế vị trí của ông Jang.
Tuy nhiên, Giám đốc NIS Nam bác bỏ suy đoán ông Jang bị thanh trừng do thất bại trong cuộc đấu tranh quyền lực và khẳng định lãnh đạo Kim Jong-un hiện nay không gặp "vấn đề lớn" trong việc điều hành đất nước. Tuy nhiên, ông Nam suy đoán rằng về lâu dài có thể xảy ra tình trạng chia rẽ nội bộ do sự ủng hộ của dân chúng đối với chính quyền suy giảm.
Nhận định về những nhân vật đang lên sau vụ thành trừng, nghị sĩ Cho cho rằng Chủ nhiệm Choe cùng Bộ trưởng An ninh nhà nước Triều Tiên Kim Won-hong là hai người gần gũi nhất của lãnh đạo Kim Jong-un.
Theo TNO
Bí ẩn sứ mệnh X-37B Tấm màn bí mật bao phủ tàu không gian không người lái X-37B của Mỹ làm nảy sinh nhiều giả thuyết về chương trình tuyệt mật này. Chiếc X-37B đậu tại căn cứ không quân Vandenberg ở California - Ảnh: Spaceref.com Tính đến tháng 12.2013, tàu X-37B do Tập đoàn Boeing chế tạo đã bay trên quỹ đạo trái đất hơn một năm...