Trung Quốc và thủ đoạn “cắt hàng ngàn vết nhỏ” ở Biển Đông
Kelly lưu ý, với thủ đoạn này của Trung Quốc ở Biển Đông, đối thủ của Bắc Kinh có thể “chết bởi hàng ngàn vết cắt nhỏ”.
Lính Trung Quốc, hình minh họa.
The Diplomat ngày 4/12 đăng bài phân tích của Robert E. Kelly, giáo sư quan hệ quốc tế khoa Khoa học chính trị đại học Quốc gia Pusan, Hàn Quốc bình chọn 5 sự kiện tiêu biểu trong chính sách đối ngoại của Mỹ ở châu Á năm 2015, trong đó căng thẳng Biển Đông và sự hung hăng của Trung Quốc xếp vị trí số 2.
Tháng cuối năm 2014 là khoảng thời gian các nhà quan sát và giới phân tích khắp nơi bình chọn các sự kiện ưu tiên của năm theo các tiêu chí khác nhau, phần lớn mang màu sắc chủ quan của từng người nên đúng hay sai, hơn hay kém do cảm nhận của người đọc. Kelly đưa ra danh sách 5 sự kiện tiêu biểu trong chính sách đối ngoại của Mỹ ở châu Á với tiêu chí có thể làm tăng hoặc giảm mức độ cam kết của Mỹ đối với khu vực.
Thứ nhất, cuộc chiến không mong muốn chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) dù muốn dù không đã ảnh hưởng đến chiến lược Mỹ xoay trục sang châu Á. Mặc dù là người ủng hộ mạnh mẽ chiến lược này, nhưng Kelly cho biết ông vẫn hoài nghi về khả năng của Hoa Kỳ để thực hiện chiến lược, đặc biệt là những cam kết đối với khu vực.
Mỹ muốn duy trì quyền bá chủ tập trung trong 4 khu vực: Mỹ – La tinh theo học thuyết Monroe, châu Âu thông qua khối NATO, Trung Đông – vịnh Ba Tư và Đông Á. Ở 3 khu vực sau này, Washington đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ: Tổng thống Nga Vladimir Putin, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và Trung Quốc.
Thế giới đơn cực không có nghĩa là Mỹ trở thành Đấng toàn năng, vì vậy cần thiết cho Washington để sắp xếp thứ hạng các cam kết phát triển với mỗi thử thách mới. Và mỗi một cuộc chiến tranh mới của Mỹ ở Trung Đông càng đẩy châu Á lại gần Trung Quốc hơn.
Video đang HOT
Thứ hai, căng thẳng Biển Đông và sự hiếu chiến ngày một gia tăng của Trung Quốc. Đã nổ ra một cuộc tranh luận gay gắt về việc liệu hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông trong những năm qua là hung hăng mới hay không. Một số quan điểm lưu ý rằng, tuyên bố của Trung Quốc ở Biển Đông không phải là mới, chỉ có sức mạnh và sự hung hăng của Bắc Kinh là mới.
Nhưng theo Kelly, những cuộc tranh luận này đang được giải quyết bởi Tập Cận Bình. Dưới sự lãnh đạo của ông Bình, Trung Quốc đã kiểm soát được 3 xung đột lớn trong vòng chưa đầy 1 năm. Phần lớn các quan điểm đều đồng ý rằng Trung Quốc đang xử lý thận trọng, khôn ngoan vấn đề Biển Đông thông qua lực lượng “ngư dân” và “tàu công vụ”.
Bắc Kinh chắc hẳn đã rút được bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô nên rất sợ bị cô lập hay bao vây bởi một liên minh khắc nghiệt dẫn đến phá sản nền kinh tế. Vì vậy Bắc Kinh thường xuyên sử dụng áp lực nhẹ như việc cải tạo (bất hợp pháp) một số bãi đá ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam – PV).
Tuy nhiên Kelly lưu ý, với thủ đoạn này của Trung Quốc ở Biển Đông, đối thủ của Bắc Kinh có thể “chết bởi hàng ngàn vết cắt nhỏ”. Nếu Mỹ thực hiện chiến lược xoay trục, các nước Đông Nam Á có thể tìm kiếm được một số phản ứng với thủ đoạn nham hiểm này.
Thứ ba, vấn đề quyền chỉ huy lực lượng quân sự liên hợp trên bán đảo Triều Tiên đang gây tranh cãi. Nếu như chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-Hyun trước đây đòi lại quyền chỉ huy lực lượng quân sự từ Mỹ như dấu hiệu của sự độc lập quốc gia khỏi Washington, thì chính quyền Hàn Quốc ngày nay đang trì hoãn điều này với lo ngại nếu rút quyền chỉ huy khỏi tay Mỹ sẽ làm giảm cam kết bảo trợ an ninh của Washington với Seoul.
Trong cam kết rộng rãi của Mỹ đối với an ninh Hàn Quốc, Bộ Tư lệnh liên hợp do Mỹ chỉ huy đã giúp nền quốc phòng Hàn Quốc giảm đáng kể chi phí, đồng thời cũng giảm đáng kể áp lực đối với quân đội nước này. Thời hạn chuyển giao quyền chỉ huy 10 năm đã qua, được gia hạn đến năm 2020 nhưng nó gần như chắc chắn có thể trì hoãn khi cần thiết.
Thứ tư, các cuộc cãi vã liên tục giữa 2 đồng minh quan trọng của Mỹ ở Đông Á, Nhật Bản và Hàn Quốc về vấn đề lịch sử khiến 2 nước này không thể làm việc cùng nhau, rõ ràng có lợi cho các đối thủ của Mỹ trong khu vực, bao gồm Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Nga.
2014 là một năm “khủng khiếp” cho mối quan hệ Nhật – Hàn khi Nhật Bản kiên quyết không thay đổi lập trường về vấn đề phụ nữ Hàn Quốc phải làm nô lệ tình dục cho quân đội Nhật Bản trong chiến tranh và vấn đề không có khả năng được cải thiện trong thời gian tới.
Thứ năm là báo cáo về nhân quyền Bắc Triều Tiên được đưa ra bởi Liên Hợp Quốc chứ không phải Mỹ nên mang tính trung lập hơn. Nó tạo ra áp lực rất lớn và bất ngờ cho Bình Nhưỡng và người bảo trợ – Trung Quốc. Bắc Kinh có thể buộc phải công khai phủ quyết nỗ lực chỉ trích hay trừng phạt Bình Nhưỡng gây ra bối rối rất lớn cho Trung Quốc đang trong quá trình tìm kiếm uy tín toàn cầu.
Trong khi đó Bình Nhưỡng có rất ít “bạn bè” ngoài Trung Quốc, nếu khoảng cách giữa Triều Tiên với nước láng giềng này tiếp tục gia tăng cuối cùng có thể buộc Triều Tiên phải thay đổi bởi vì họ không thể tồn tại mà hông có viện trợ từ bên ngoài.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc sắp lập vùng nhận dạng phòng không tại biển Đông
Sau khi tiến hành các hoạt động khẳng định chủ quyền phi pháp của mình tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Viêt Nam, Trung Quôc lại ngang ngược lên kế hoạch thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại biển Đông, theo đài Tiếng nói nước Nga.
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - Ảnh: AFP
Trung Quôc vừa mới công bố hình ảnh đường băng quân sự tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Viêt Nam, trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 18.10 dẫn đài Tiếng nói nước Nga cho hay.
Với đường băng phi pháp này, không quân và hải quân thuộc lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quôc (PLA) giờ đã có thể án ngữ chiến đấu cơ tại biển Đông.
Want China Times cho biết trước đó đã có nhiều bản tin cho hay Trung Quôc cũng đang xây một căn cứ hải quân tại bãi Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Viêt Nam.
Một khi hoàn tất, căn cứ này sẽ có quy mô lớn gấp đôi căn cứ Mỹ tại đảo Diego Garcia ở Ân Đô Dương, theo trang tin Đài Loan.
Bắc Kinh cũng đã tạo một ADIZ tại biển Hoa Đông vào cuối năm 2013, bất chấp sự phản đối của nhiều nước trên thế giới.
Nguồn tin của đài Tiếng nói nước Nga cho biết một khi có căn cứ quân sự ở biển Đông, Trung Quôc nhiều khả năng sẽ thiết lập một ADIZ tại đây.
Tuy nhiên, Bắc Kinh sẽ không tạo ra xung đột quân sự tại cả hai vùng biển, đại Tiếng nói nước Nga dẫn lời Giáo sư Dmitry Evstafiev thuộc Trường đại học St.Petersburg nhận định.
"Tôi không thấy có khả năng nào cho một cuộc xung đột vũ trang diễn ra quanh quần đảo Hoàng Sa. Trung Quôc sẽ tránh tạo ra xung đột tại hai mặt trận cùng lúc", ông Evstafiev nói.
Chuyên gia Nga này cũng bình luận rằng nếu có xung đột vũ trang tại biển Đông hoặc biển Hoa Đông, Mỹ nhiều khả năng sẽ hậu thuẫn cho các nước đối đầu với Trung Quôc.
Giáo sư Evstafiev cho rằng mặc dù sẽ có khả năng xảy ra các cuộc đối đầu nhỏ lẻ, nhưng ít có khả năng chúng sẽ leo thang thành xung đột vũ trang.
Theo Thanh Niên
Sách trắng Nhật: ADIZ Trung Quốc có thể dẫn tới đụng độ Ngày 17-7, truyền thông Nhật đưa tin sách trắng quốc phòng Tokyo sắp công bố cảnh báo vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) Trung Quốc đơn phương lập trên biển Hoa Đông có thể dẫn tới đụng độ quân sự. Máy bay quân sự Nhật bay trên bầu trời quần đảo Senkaku Theo báo Japan Times, nội các Nhật sẽ phê chuẩn sách...