Trung Quốc và tham vọng trật tự an ninh mới ở Châu Á

Theo dõi VGT trên

Tập Cận Bình đưa ra ý tưởng về một trật tự an ninh Châu Á do chính các quốc gia Châu Á quản lý, qua đó muốn thay đổi trật tự trong nước và quốc tế để duy trì đà tăng trưởng kinh tế và hiện thực hóa giấc mơ hồi sinh Trung Quốc

Trung Quốc và tham vọng trật tự an ninh mới ở Châu Á - Hình 1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Trong khi bài phát biểu của các diễn giả từ Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La thu hút được đông đảo sự chú ý thì người ta ít quan tâm hơn đến những bình luận ủng hộ “khái niệm an ninh mới ở Châu Á” của Phó Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Vương Quán Trung. Ông Vương nhắc lại quan điểm của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, người đã đưa ra ý tưởng về một trật tự an ninh Châu Á do chính các quốc gia Châu Á quản lý tại Hội nghị lần thứ 4 về Phối hợp Hành động và Các Biện pháp Xây dựng Lòng tin (CICA) hôm 20-21/5 ở Thượng Hải, Trung Quốc (Xinhua, 21/5/2014).

Xét trên nhiều phương diện, việc ủng hộ một trật tự an ninh được điều chỉnhcho phù hợp với Trung Quốc không phải là mới. Các quan chức Trung Quốc lần đầu tiên đưa ra các nguyên tắc của khái niệm an ninh này là vào năm 1997. Năm 2005, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã công bố một loạt các khái niệm chủ yếu, bao gồm Thế giới Hài hòa và Châu Á Hài hòa, cho người ta một cái nhìn rõ hơn về cách thức Trung Quốc muốn định hình trật tự toàn cầu và khu vực chophù hợp với sự trỗi dậy của nước này. Khái niệm an ninh mới ở Châu Á mà ông Tập đưa ra tại hội nghị CICA, giống với ý tưởng mà các nhà lãnh đạotiền nhiệm đã thúc đẩy, đề xuất việc phát triển các mối quan hệchính trị và an ninh, các thể chế và cấu trúc để bổ sung cho việc hội nhập sâu rộng của khu vực với nền kinh tế của Trung Quốc. Tuy nhiên, chi tiết về khái niệm này vẫn còn khá mơ hồ.

Trong khi các nguyên tắc của trật tự an ninh mà Trung Quốc ủng hộ không phải là mới, giới lãnh đạo Trung Quốc đã tăng cường chỉ trích cấu trúc an ninh do Mỹ đứng đầu ở Châu Á như một trở ngại cho mục tiêu này. Rõ ràng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không coi Mỹ là kẻ thù. Ngược lại, sự thúc bách đằng sau việc Trung Quốc thúc đẩy “quan hệ cường quốc kiểu mới”, một khái niệmvề sự hợp tác chặt chẽ giữa các cường quốc tương đối bình đẳng để quản lý những vấn đề bất đồng, khiến người ta lầm tưởng về mức độ Trung Quốc, cường quốc đang nổi, muốn tránh hình thành một cục diệntiến thoái lưỡng nan về an ninh với Mỹ, cường quốc hiện đang nắm ngôi vị số một. Xét cho cùng, Trung Quốc cần sự ổn định khu vực để tập trung vào phát triển đất nước. Tuy nhiên, Bắc Kinh sẽ ngày càng nhận ra nhu cầu an ninh và phát triển của mìnhcó mâu thuẫn với trật tự an ninh hiện nay.

Quan ngại về an ninh

Nguyên nhân thúc đẩy sự phản đối ngày càng lớn của Trung Quốc là khá sâu xa và có tính hệ thống. Nó không liên quan đếný muốn cá nhân của giới lãnh đạo Trung Quốc,cũng không phải để phản ứnglại các tuyên bố củalãnh đạo Mỹ hay chính sách của nước này, chẳng hạn nhưchính sách tái cân bằng, mặc dù những điều này có thể khiến Trung Quốc thất vọng. Những chỉ trích nhằm vào Mỹ như “chủ nghĩa bá quyền” và “Tư tưởngChiến tranh lạnh” đã có từ lâu, nhưng trong một thời gian dài nó chỉ tập trung vào các chính sách cụ thể, chẳng hạn như việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Ngược lại, những chỉ trích mới nhất, nhằm cụ thể vào những trở ngại cấu trúcan ninh khi Trung Quốc đang theo đuổi mục tiêu an ninh khu vực và phát triển quốc gia. Theo các nhà lãnh đạo Trung Quốc, những trở ngại an ninh chủ yếu bắt nguồn từ hệ thống đồng minh an ninh và đối tác do Mỹ đứng đầu. Tại hội nghị thượng đỉnh của CICA, ông Tập đã chỉ trích sự liên minh không giúp ích cho an ninh khu vực. Theo ông Tập, “Nếu các liên minh quân sự với bên thứ ba được tăng cường, điều này sẽ gây bất lợi cho nền an ninh chung của khu vực.” Những bình luận trên phương tiện truyền thông chính thống của Trung Quốc thậm chí còn gay gắt hơn. Một bài viết trên tờ Tân Hoa Xã nhận định rằng việc Mỹ tăng cường liên minh “không đạt được kết quảngoài việc khiếntình hình thêm bất ổn” (ngày 21/5). Các lập luận củng cố cho quan điểm này thể hiện ba lo ngại như sau: trật tự hiện nay do Mỹ đứng đầu tạo điều kiện cho Mỹ ngăn chặn Trung Quốc; bản chất củaviệc liên minh khuyết khích các nước thách thức Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền và an ninh; hệ thống liên minh do Mỹ đứng đầu không có khả năng đảm bảo an ninh lâu dài cho khu vực.

Ở Trung Quốc, luôn hiện hữu một nỗi sợrất lớn đó là Mỹ muốn kiềm chế nước này. Trung Quốc coi việc Mỹ truyền bá các giá trị dân chủ tự do, nhân quyền, và văn hóa phương Tây được thúc đẩy một phần bởi tham vọngkiềm chế sức mạnh Trung Quốc. Hơn nữa, Bắc Kinh cũng ý thức rất rõ về những thành công của Mỹ trong lịch sử khikhởi động mạng lưới các liên minh để đánh bại bất kỳ tham vọng vươn lên vị trí đứng đầunào ở Châu Âu hay Châu Á. Sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Mỹ, thể hiện qua sự bất đồngtrong các vấn đề chính sách từ an ninh mạng đến vấn đề Biển Đông, và việc Mỹ quyếttâm thực hiện chính sách tái cân bằng, khiến mối đe dọa này càng trở nên thực tế và cấp bách hơn. Bắc Kinhdường như không mấy thuyết phục trước các tuyên bốliên tục của giới chức cấp cao Washington rằng Mỹ không hề có ý định hoặc mong muốn theo đuổi chính sách kiềm chế Trung Quốc. Nhưng ngay cả khi Washington có thể thuyết phục được Bắc Kinh thì sự tồn tại của cấu trúcan ninhhiện nay có thể dẫn đến khả năng Mỹ theo đuổi chính sách kiềm chế trong trường hợp quan hệ song phương xấu đi.

Trung Quốcphản đối hệ thống liên minh và coi đây là mối đe dọa đối với an ninh và chủ quyền của mình. Điều này đặc biệt đúng khi trong liên minh của Mỹ có các quốc gia đang có tranh chấp với Trung Quốc. Bắc Kinh nhận thấy liên minh của Mỹ với Nhật Bản phức tạp hơn so với liên minh của Mỹ với các nước khác như Thái Lan, mà Trung Quốc hiện duy trì mối quan hệ ổn định. Trung Quốc cho rằng một liên minh với Mỹ sẽ khuyến khích các nước thách thức Bắc Kinh trong tranh chấp chủ quyền, gây nguy cơ bất ổn và xung đột tiềm tàng. Tranh chấp với cường quốc láng giềng như Nhật Bản hoặc nhưvới Philippines có nguy cơ leo thang thành một cuộc chiến vàcó thể lôi cuốn Mỹ tham gia, một kịch bảntồi tệ mà Bắc Kinh không hề muốn. Phản ánh nỗi thất vọng này, một bài bình luận trên tờ Tân Hoa xã đã cay đắng nhận xét, “Mỹ đã không tiến hành bất kỳ biện pháp cụ thể nào để ngănchặn các đồng minh ương ngạnh của mình đối đầu với Trung Quốc.” Việc Mỹ đã cố gắng trấn an các đồng minh thông qua chính sách tái cân bằng và chỉ trích Trung Quốc”khuấy động bất ổn”đơn giản là làm tăng thêm những lo ngại này.

Các nhà phê bình Trung Quốc cũng đặt câu hỏi về tính hiệu quả của cấu trúc an ninh do Mỹ đứng đầu khi giải quyết các mối đe dọa truyền thống và phi truyền thống. Truyền thông Trung Quốc thường xuyên chỉ trích việc Mỹ cố gắng ngăn chặn Bắc Triều Tiên bằng việc tăng cường sự hiện diện quân sự và các cuộc tập trận, thay vì xây dựnglòng tin bằng đối thoại thông qua Các cuộc Đàm phán Sáu bên. Các bình luậncủa Trung Quốc cũng nghi ngờ khả năng của Mỹ và các đồng minhkhiđối phóvới các mối đe dọa phi truyền thống. Liên quan đến vấn đề tội phạm xuyên quốc gia, chủ nghĩa khủng bố, và các mối đe dọa khác, một bài viết gần đây trên tờ Tân Hoa Xã khẳng định Mỹ đã “thất bại trong việcgiành được lòng tin rằng nước Mỹ có thể, hoặc ít nhất là sẵn sàng, bảo vệ lợi ích của người dân châu Á trước các mối đe dọa.” Theo đó,trước mức độ và tính chất phức tạp của các vấn đề an ninh ở châu Á, hệ thống liên minh và đối tác của Mỹ có năng lực hạn chế vàít tập trung giải quyết một cách thỏa đáng.

Video đang HOT

Tất cả những chỉ tríchnày dẫn đến một vấn đề lớn hơn. Bắc Kinh cho rằngcấu trúc an ninh hiện nay do Mỹ đứng đầu không còn hữu ích,không đảm bảosự ổn định khu vực cần thiết cho quá trình phát triển của Trung Quốc. Bắc Kinh coi hệ thống liên minh không có khả năng duy trì an ninh và bản thân cấu trúc an ninh hiện nay là một mối đe dọatiềm năng. Theo một bài bình luận trên Tân Hoa Xã, “các tuyên bố về một Châu Á hòa bình sẽ là trống rỗng chừng nào cấu trúc an ninh Chiến tranh Lạnh vẫn tồn tại.”

Trở ngại về cấu trúc?

Nguyên nhân việc Trung Quốc phản đối gay gắt hệ thống liên minh và đối tác của Mỹ đa phần bởi những quan ngạitừviệc Bắc Kinhmuốn duy trì đà tăng trưởng kinh tế trong nước. Quan điểm cho rằng an ninh là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của đất nước, các khía cạnh an ninh trong nước và quốc tế không thể tách rời, là rất quan trọng giúp người ta hiểu đượcnguyên do Trung Quốc chỉ trích hệ thống liên minh của Mỹ. Tại một cuộc họp của Ủy ban An ninh Quốc gia mới được thành lập (National Security Commission – NSC), ông Tập tuyên bố: “An ninh là điều kiện cần thiết để phát triển. Chúng ta nhấn mạnh không chỉ an ninh của riêng mình mà còn cả môi trường an ninh chung (với các quốc gia khác).”Thông qua NSC và các tiểu ban lãnh đạo khác mới được thành lập, ông Tập hướng tớithực hiện những thay đổi mang tính hệ thống và cấu trúc để tạo thuận lợi cho phát triển toàn diện của đất nước đồng thời cải thiện môi trường an ninh trong nước lẫn bên ngoài (Tân Hoa Xã, ngày 15/4). Cho đến nay, hầu hết các nhà quan sát đều giải thích việc Trung Quốc theo đuổi những thay đổi về cấu trúc và hệ thống liên quan tới chính sách đối nội. Tuy nhiên, bài phát biểu của ông Tập ở CICA đã khẳng định các định hướng tương tự cũng tác động sâu rộng đến chính sách đối ngoại.

Giới lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định, một trật tự trong nước và quốc tế ổn định sẽ giúp đảm bảosự phát triển an ninh quốc gia. Là một nướccó xu hướng xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào bối cảnh của nền kinh tế toàn cầu. Với sự đóng góp nhiều hơn vào chỉ số GDP của thế giới trong những năm tới, Châu Á đã sẵn sàng đóng vai trò chèo lái nền kinh tế toàn cầu, nói cách khác điều này sẽ giúp cho sự tăng trưởng và thịnh vượng của Trung Quốc. Người ta cho rằng phần lớn sự tăng trưởng tương lai của nền kinh tế toàn cầu sẽ diễn ra ngay tại khu vực. Theo ước tính, đến năm 2020, một phần ba hoạt động thương mại của Châu Á diễn ra bên trong khu vực. Điều này khiến hòa bình và sự ổn định ở Châu Á ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với tiềm năng kinh tế của khu vực. Một bài bình luận khác đã nhận xét, “sự bất ổn đã cản trở và kìm hãm quá trình hội nhập kinh tế, thương mại và đà tăng trưởng kinh tế của Châu Á.” (Nhân dân Nhật báo, ngày 11/5). Việc duy trì tiềm năng kinh tế của Châu Á ngày càng trở nên cấp thiết nhằmđảm bảo sự thịnh vượng chung cho người dân Trung Quốc.

Bởi sự thịnh vượng của Trung Quốc sẽ ngày càng gắn chặt với bối cảnhchung của khu vực, Trung Quốc cóđộng lực mạnh mẽ trong việc kiểm soát nhiều hơn các quan hệ an ninh khu vực. Việc Trung Quốc giao phó tương laian ninh cho một cường quốc bên ngoài như Mỹ và các đồng minh của nước này giống như việckỳ vọng nước nàyphó thác sự thịnh vượng và an ninh của mình cho Mỹ và các đồng minh.

Tái định hình trật tự khu vực

Chính quyền trung ương thay vào đó đã lựa chọn chiến lược phát triển như một phương thức chủ yếu để đạt được an ninh trong nước và quốc tế,điều cần thiếtđể duy trì đà tăng trưởng của đất nước. Tại Thượng đỉnh CICA, ông Tập đã tuyên bố: “Sự phát triển là nền tảng của an ninh.” Quả thực, chúng ta cần nhớ lại rằng vào đầu năm 1997, báo cáo Đại hội Đảng lần thứ 15 của Trung Quốc đã khẳng định “phát triển” là “chìa khóa để giải quyết tất cả các vấn đề của Trung Quốc.”Khái niệm về phát triển đóng vai trò rất quan trọng trong cách tiếp cận của Trung Quốc để đối phó các mối đe dọa an ninh nên cần phải được chúng ta phân tích kỹ hơn. “Phát triển” ở đây có nghĩa là sử dụng có tính toán các nguồn lực có ưu thể, thay đổi thực trạngan ninh, chính trị, kinh tế nhằm đem lại các lợi ích về an ninh, kinh tế, sự ổn định và và uy tín quốc gia. Theo ngôn từ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đây là một quá trình mang lại “sự thay đổi về chất và lượng trong năng lực sản xuất của xã hội tiến bộ” và do đó “mang lại lợi ích cho người dân Trung Quốc.” Trong khi chủ yếulà về lĩnh vực kinh tế, phát triển cũng bao gồm các chính sách và bước điđể hiện thực hóa những thay đổi vềquản lý hành chính, chính trị, xã hội và các hình thức thay đổi “tiến bộ” khác.

Tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc với các nước láng giềng, với Việt Nam liên quan đến giàn khoan Hải Dương 981, với Nhật Bản liên quan đến quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư, và với Philippines ở Biển Đông, trong con mắt giới lãnh đạo Trung Quốcđược coi nhưdấu hiệu của một vấn đề lớn hơn: Thay thế trật tự chính trị và an ninhkhu vực bằng một thực tế kinh tế mới. Trung Quốc coi nhiều đặc điểm của trật tự khu vực hiện naygiống như di sản của một kỷ nguyên mà ở đó Mỹ chiếm ưu thế vượt trội về kinh tế, chính trị và quân sự trong khu vực, và vị thế này đã bị xói mòn theo thời gian và trong bối cảnh kinh tế, không còn duy trì. Đối với Trung Quốc, giải pháp lâu dài nhất do vậy không nằm ở việc “tập trung” vào các vấn đề tranh chấp cụ thể, mà là “phát triển” một cách toàn diện trật tự chính trị, an ninh, xã hội phù hợp với thực tế mới do sức mạnh kinh tế của Trung Quốcchi phối. Ở một nghĩa rộng hơn, hội nhập khu vực đóng vai trò tương tự như mô hình giám sát các vấn đề bất ổntrong nước, mà ở đó Trung Quốc tìm cách giải quyết nguồn gốc của sự bất ổn thông qua cách tiếp cận toàn diện đó là phát triển. Trong cả hai trường hợp, tiềm lực kinh tế vượt trội của Trung Quốc ảnh hưởng đáng kể đếnviệc vừa khuyến khích vừa gâysức épbuộc sự đối kháng đi đến điều chỉnh. Theo một bài bình luận của Trung Quốc, “Phát triển là chiến lược để giải quyết sự bất ổn; nó giúp loại bỏ các yếu tố sâu xa gây bất ổn “(Nhân dân Nhật báo, ngày 20 tháng 5).

Phát triển giống như một chiến lược an ninh khu vực, cũng đem lại cách thức để đối phó với nước Mỹvới mục tiêu giảm tối đa nguy cơ chiến tranh. Trung Quốc hy vọng từng bước thay thế các yếu tố cũ bằng một trật tự an ninh mới có liên kết chặt chẽ với cường quốc kinh tế Châu Á này. Bằng cách chứng minh sức mạnhvượt trội và tính hiệu quả cao, Bắc Kinh hy vọngtheo thời gian sẽ làm cho vai trò của Mỹ trở nên không cần thiết. Do đó cách tiếp cận của Trung Quốc trong việc phát triển trật tự an ninh khu vực phản ánh các yếu tố của sự thích ứng và điều chỉnh, thể hiện qua những nỗ lực như: Định hình quan hệ hợp tác với Mỹ; tận dụng sức mạnh kinh tế để định hướng lại các mối quan hệ khu vực; thích ứng một cách có chọn lọc các yếu tố của trật tự hiện nay; xây dựng và củng cố cácthể chế và cơ chế có lợi cho Trung Quốc; và phát triển sức mạnh quân sự và năng lực chống can thiệp.

Định hình quan hệ hợp tác với Mỹ. Trung Quốc muốn xây dựng một mối quan hệ ổn định,tạo tiền đề cho sự thích ứng lớn hơn của Mỹ đối với các lợi ích của Trung Quốc. Hợp tác quân sự với Mỹ chứng tỏ vị thế của Trung Quốc là một cường quốc hàng đầuởChâu Á đồng thờitrấn an khu vực rằng Bắc Kinh không muốn tiến tới một cuộc xung đột với siêu cường của thế giới. Trung Quốc cũng tận dụngviệc hợp tác song phương để thuyết phục Mỹ kiềm chế các đồng minh của nước này.

Tận dụng sức mạnh kinh tế để định hướng lại các mối quan hệ. Là trung tâm của nền kinh tế Châu Á, Bắc Kinh có ảnh hưởng lớn trong việc tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau ở khu vực và tái tập trung vào quan hệ song phương nhấn mạnh về lợi ích thương mại và kinh tế. Điều này khuyến khích các nước hỗ trợ Trung Quốc trong việc xây dựng quan hệ hợp tác khu vực tăng cường, ở đó Trung Quốc đóng một vai trò lãnh đạo lớn hơn. Các mối quan hệ như vậy cũng tăng thêm nguy cơ và cái giá cho việc các nước khác muốn thách thức Trung Quốc.

Thích ứng một cách chọn lọc. Trung Quốc tiếp tục tham gia vào nhiều thể chế và tổ chức mà Mỹ hiện đang đứng đầu. Miễn là không tạo ra mối đe dọa trực tiếp đến lợi ích của Trung Quốc, Bắc Kinh không có lý do gì để thúc đẩy việc bãi bỏ các tổ chức này. Trái lại, Trung Quốc có lợi khi tham gia, định hình chương trình nghị sự cùng các hoạt động của những tổ chức như vậy. Ở cấp độ khu vực hiện có Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), Thượng đỉnh Đông Á, đối thoại Shangri La và các cơ chế khác.

Tăng cường các thể chế và cơ chế thay thế. Tuy nhiên, cùng với đó, Trung Quốc cũng đang củng cố hoặc thiết lập thêm các thể chế và cơ chế khác về kinh tế và an ninh, qua đó chứng minh năng lực của nước này trong việc đem lại các lợi ích kinh tế, khả năng lãnh đạo và đảm bảo sự ổn định bền vững của khu vực. Đàm phán Sáu bên, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, và CICA minh họa cho cách tiếp cận này. Trung Quốc coi các cơ chế đối thoại đó như một sự bổ sung vào mạng lưới đang phát triển của các thể chế kinh tế mà Trung Quốc hiện chi phối, bao gồm Hành lang Kinh tế Bangladesh-Ấn Độ-Myanmar-Trung Quốc, Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan, Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa, Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21, Khu vực Tự do Thương mại Trung Quốc – ASEAN và Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực.

Xây dựng sức mạnh quân sự và khả năng chống can thiệp. Trung Quốc xây dựng sức mạnh quân sự hướng tới mục tiêu củng cố an ninh thông qua việc tăng cường năng lực phòng thủ. Điều này làm tăng cái giá phải trả và rủi ro xung đột cho các nước đối chọi lại sức mạnh của Trung Quốc, đồng thời cũng hình thành một rào cản hữu ích chống lại Mỹ. Đặc biệt, việc phát triển năng lực chống can thiệp quân sự mang lại lợi ích chính trị khi tác động tới niềm tin của khu vực rằng Mỹ là một đối trọng trước sức mạnh Trung Quốc.

Trung Quốc xem việc củng cố các ảnh hưởng về kinh tế, ngoại giao, văn hóa và an ninh là cách thức bền vững nhất để hiện thực hóa tiềm năng kinh tế của Châu Á và nâng cao đời sống người dân nước này. Tính cấp thiết của việc tăng cường những ảnh hưởng này thể hiện rõ trong Hội nghị Công tác Trung ương về Ngoại giao Vùng Ngoại vi. Với những lý do tương tự, các quan chức Trung Quốc đã chỉ rõ vùng ngoại vi là “hướng ưu tiên” trong chính sách đối ngoại của đất nước (Nhân dân Nhật báo, ngày 10 tháng 9).

Rủi ro từ Bất đồng Chiến lược

Giới lãnh đạo Trung Quốc muốn thay đổi trật tự trong nước và quốc tế để duy trì đà tăng trưởng kinh tế và hiện thực hóa giấc mơ hồi sinh đất nước. Các định hướng trong văn kiện chiến lược cấp cao như báo cáo Đại hội Đảng lần thứ 18, quyết định của Phiên họp Toàn thể lần thứ ba, việc thành lập các tiểu ban lãnh đạo trung ương tập trung vào việc cải cách hệ thống, đã nhấn mạnh tính cấp thiết của vấn đề này. Vì sự thay đổi này là cần thiết để đảm bảo sự phát triển liên tục và tồn vong của đất nước, Bắc Kinh khó có thể không thực hiện. Ngược lại, tính cấp thiết của việc duy trì đà tăng trưởng sẽ tăng thêm áp lực hiện thực hóa những thay đổi này theo thời gian. Những chỉ trích gay gắt nhằm vào cấu trúc an ninh do Mỹ đứng đầu trong bài phát biểu của ông Tập tại Thượng đỉnh CICA và các bình luận ở Trung Quốc là dấu hiệu về việc Trung Quốc vẫn thất bại trong nỗ lực tái điều chỉnh trật tự khu vực cho phù hợp với các ưu tiên chiến lược của mình.

Mỹ có thể nhận thấy hệ thống các đồng minh và đối tác của nước này ở Châu Á đang ngày càng xung đột với Trung Quốc. Các nhà hoạch định chính sách cấp cao của Mỹ đã tuyên bố rằng nước này có lợi ích chiến lược hợp pháp và quan trọng ở Châu Á. Hơn nữa, Mỹ vẫn duy trì sức mạnh đáng kể của một cường quốc độc tôn trong khu vực, ngay cả khi một số lợi thế tương đối của nước Mỹ đã giảm sút trong những năm gần đây. Mỹ tái khẳng định giá trị chiến lược trong các liên minh và tầm quan trọng của lợi ích của các đồng minh. Điều này khiến Trung Quốc, Mỹ, và các đồng minh của nước này phải đối mặt với các quyết định ngày càng phức tạp và khó khăn. Việc trấn an Bắc Kinh đòi hỏi Mỹ phải điều tiết hoặc đánh giá lại hệ thống liên minh của mình để thích ứng với các lựa chọn an ninh của Trung Quốc. Điều đó có thể dẫn đến sự bất ổn khi các quốc gia dễ tổn thương nhận thấy họ cần hành động để bảo vệ lợi ích của mình. Nó cũng cho thấy sự suy giảm đáng kể ảnh hưởng trong một khu vực của thế giới có tầm quan trọng chiến lược đối với tương lai của nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, để trấn an các nước đồng minh đòi hỏi Mỹ phải sẵn sàng đương đầu với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền và các vấn đề khác. Điều này có nguy cơ tổn hại đến quan hệ Mỹ-Trung và gây mất ổn định trật tự khu vực. Trung Quốc, Mỹ và các đồng minh cần phải hoạch định chính sách một cách linh hoạt để cân bằng những lợi ích đối lập và duy trì nền hòa bình và ổn định lâu dài trong khu vực.

Timothy R. Heath, Nhà phân tích cấp cao về Trung Quốc thuộc Nhóm Phân tích Chiến lược Trung Quốc của U.S.PACOM.

Theo Nghiên Cứu Biển Đông/The Diplomat

Nực cười: Trung Quốc đe dọa hậu quả nếu... Việt Nam làm liều

"Nêu nươc nao đo môt mưc lam liêu, tiêp tuc gây đôi đâu, se phai ganh chiu moi hâu qua", Ngươi phat ngôn Bô Quôc phong TQ canh bao.

Khi đươc hoi vê "môt sô nươc chi trich hanh đông cua quân đôi Trung Quôc trên Biển Đông la nhân tô gây bât ôn cho an ninh khu vưc", Ngươi phat ngôn Bô Quôc phong Trung Quôc Dương Vu Quân noi: "Viêc nay la do ca biêt nươc gây nên, trach nhiêm không ơ phia Trung Quôc".

Ro rang phat biêu cua ông Dương Vu Quân la nhăm vao Viêt Nam va Philippines, nhưng nươc đang co căng thăng chu quyên vơi Trung Quôc. Trung Quôc luôn chu trương do nươc đương sư giai quyêt tranh châp thông qua đam phan va hiêp thương trên cơ sơ tôn trong sư thât lich sử va luât phap quôc tê; nêu nươc nao đo môt mưc lam liêu, tiêp tuc gây đôi đâu, se phai ganh chiu moi hâu qua do viêc nay gây nên", Ngươi phat ngôn Bô Quôc phong Trung Quôc canh bao.

Nực cười: Trung Quốc đe dọa hậu quả nếu... Việt Nam làm liều - Hình 1

Tàu Trung Quốc ngang ngược lao đâm tốc độ cao làm bóp méo tàu Kiểm ngư 951 của Việt Nam.

Dường như bản chất cố hữu của Trung Quốc là thích "nói một đằng làm một nẻo", "ngậm máu phun người", nên hết lần này tới lần khác, Bắc Kinh luôn có những phát ngôn vô lối, nực cười về tình hình leo thang giàn khoan Hải Dương 981 - đang ngang ngược hạ đặt trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Mới đây nhất, với dã tâm cường quốc biển, nuốt trọn Biển Đông, Trung Quốc không chỉ làm liều, tiếp tục gây hấn thách thức các nước đang có tranh chấp trên Biển Đông, mà còn khiến cộng đồng quốc tế lên án qua việc nước này tiến hành một loạt các hoạt động như: phát hành "Bản đồ địa hình Trung Quốc" và "Bản đồ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" khổ dọc, trong đó thể hiện "đường lưỡi bò" bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông; đưa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất mới của Trung Quốc; khởi công xây dựng dự án trường học và hoàn thiện dự án nhà ở công cộng trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam; tiếp tục mở rộng, xây dựng và thay đổi nguyên trạng trái phép trên một số điểm tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, mà Trung Quốc sử dụng vũ lực chiếm đóng trái phép tháng 3/1988.

Đặc biệt nghiêm trọng là vào 9h20 sáng ngày 23/6/2014, tàu Kiểm ngư 951 của Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ thực thi pháp luật tại vị trí có tọa độ 15o29'30" vĩ Bắc - 111o23'32" kinh Đông trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đã bị một số tàu Trung Quốc vây ép và đâm húc gây thiệt hại nặng. Đáng chú ý, vị trí này cách giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc rất xa, tới 11,5 hải lý. Đây là hành động hết sức nghiêm trọng, xâm phạm sâu vào vùng biển Việt Nam, đe dọa tính mạng của người và tàu thực thi pháp luật của Việt Nam đang hoạt động bình thường trong vùng biển Việt Nam. Càng nguy hiểm hơn, hoạt động này đã gây cản trở cho tự do, an ninh và an toàn hàng hải, vi phạm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

"Chúng tôi đã nhiều lần khẳng định về lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động sai trái nêu trên, tôn trọng luật pháp quốc tế, nghiêm túc tuân thủ Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và không có những hành động tương tự trong thời gian tới", Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết.

Ông Lê Hải Bình cũng nhấn mạnh: "Việt Nam mạnh mẽ lên án hoạt động nguy hiểm này của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động cản trở tàu công vụ của Việt Nam, bồi thường thiệt hại cho tàu Kiểm ngư 951 và các tàu khác của Việt Nam bị Trung Quốc gây thiệt hại trong thời gian vừa qua".

Đại diện Cục Kiểm ngư VN cũng thông tin: "Chúng tôi có đầy đủ tư liệu, bằng chứng để chứng minh và khẳng định đến nay, chưa có bất kỳ một trường hợp nào tàu của Việt Nam chủ động đâm va vào tàu của Trung Quốc, mà hoàn toàn do phía Trung Quốc chủ động đâm va, gây thiệt hại cho các tàu Việt Nam. Trên thực địa, các tàu Kiểm ngư Việt Nam vẫn tiếp tục kiềm chế, chủ động tránh va chạm, nhưng kiên quyết, kiên trì dùng các biện pháp hòa bình để tuyên truyền, yêu cầu Trung Quốc phải rút khỏi vùng biển của Việt Nam mà họ đang hoạt động trái phép; tiếp tục các hoạt động thực thi pháp luật trên biển, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, bảo vệ ngư trường và hỗ trợ ngư dân khai thác trên các vùng biển của Việt Nam".

Theo Kiến Thức

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bé trai 7 tuổi tử vong trong hồ bơi của căn biệt thự ở TPHCMBé trai 7 tuổi tử vong trong hồ bơi của căn biệt thự ở TPHCM
08:20:00 22/12/2024
Xác định nguyên nhân vụ cháy ở quận Tân Bình khiến 2 người chếtXác định nguyên nhân vụ cháy ở quận Tân Bình khiến 2 người chết
07:46:53 21/12/2024
Hà Nội: 2 người tử vong, 14 người nhập viện sau bữa tiệcHà Nội: 2 người tử vong, 14 người nhập viện sau bữa tiệc
12:44:17 21/12/2024
Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng: Tòa yêu cầu bổ sung hồ sơVụ vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng: Tòa yêu cầu bổ sung hồ sơ
09:14:20 22/12/2024
Cháy nhà 16 người thương vong: Tiếng cầu cứu trong khói đen, có ca nhảy lầuCháy nhà 16 người thương vong: Tiếng cầu cứu trong khói đen, có ca nhảy lầu
22:11:58 20/12/2024
Đấu giá căn hộ của ông Trịnh Xuân Thanh ở Nha Trang được trên 7 tỷ đồngĐấu giá căn hộ của ông Trịnh Xuân Thanh ở Nha Trang được trên 7 tỷ đồng
08:11:58 22/12/2024
Vụ 3 học sinh chạy ra đường cầu cứu: "Mẹ ơi! con hối hận lắm"Vụ 3 học sinh chạy ra đường cầu cứu: "Mẹ ơi! con hối hận lắm"
19:35:47 20/12/2024
Người hùng cứu gần 10 nạn nhân vụ cháy nhà trọ ở TPHCMNgười hùng cứu gần 10 nạn nhân vụ cháy nhà trọ ở TPHCM
21:17:05 20/12/2024

Tin đang nóng

Từ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt: Toà yêu cầu bổ sung chứng cứTừ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt: Toà yêu cầu bổ sung chứng cứ
15:55:56 22/12/2024
Sao Việt 22/12: Vợ Huỳnh Anh xuất hiện sau nghi vấn chia taySao Việt 22/12: Vợ Huỳnh Anh xuất hiện sau nghi vấn chia tay
14:20:39 22/12/2024
Một nam NSƯT: "Hai cụ già ra chính giữa sân khấu nhìn lên tôi và vái lạy"Một nam NSƯT: "Hai cụ già ra chính giữa sân khấu nhìn lên tôi và vái lạy"
14:16:48 22/12/2024
Không thể nhận ra Diệp Lâm Anh hiện tạiKhông thể nhận ra Diệp Lâm Anh hiện tại
15:25:17 22/12/2024
Khoảnh khắc gây tiếc nuối của Phương Lan - Phan Đạt trước khi ly hôn và đấu tố căng thẳngKhoảnh khắc gây tiếc nuối của Phương Lan - Phan Đạt trước khi ly hôn và đấu tố căng thẳng
13:29:54 22/12/2024
Đỉnh nhất trend: Mỹ Tâm làm 1 điều gây choáng, "out trình" cả hội fan phú bà của G-DragonĐỉnh nhất trend: Mỹ Tâm làm 1 điều gây choáng, "out trình" cả hội fan phú bà của G-Dragon
14:03:39 22/12/2024
'VẬN MAY NỞ RỘ' trong 15 ngày đầu tiên của tháng 1 dương lịch, 3 con giáp này tha hồ hốt bạc'VẬN MAY NỞ RỘ' trong 15 ngày đầu tiên của tháng 1 dương lịch, 3 con giáp này tha hồ hốt bạc
15:48:15 22/12/2024
Danh tính bất ngờ của vị khách Hàn đi Đà Nẵng 1 mình, bị người đàn ông kéo vào có hành động khiếm nhãDanh tính bất ngờ của vị khách Hàn đi Đà Nẵng 1 mình, bị người đàn ông kéo vào có hành động khiếm nhã
13:06:50 22/12/2024

Tin mới nhất

Xe đầu kéo container tông 2 người thương vong trên cầu vượt ở TPHCM

Xe đầu kéo container tông 2 người thương vong trên cầu vượt ở TPHCM

09:20:47 22/12/2024
Nam tài xế lái xe đầu kéo container trên cầu vượt Sóng Thần, TP Thủ Đức (TPHCM), xảy ra va chạm với xe máy làm một người tử vong, một người bị thương.
Tài xế lái xe lấn làn, dọa đánh người ở Bình Dương

Tài xế lái xe lấn làn, dọa đánh người ở Bình Dương

09:17:16 22/12/2024
Người đàn ông lái ô tô vượt trái ở đoạn đường cấm vượt tại TP Dĩ An (Bình Dương) và bị xe đi đúng chiều cản lại, tài xế này xuống xe chửi bới, đe dọa đánh người.
Quảng Nam công bố tình huống khẩn cấp tại ngôi làng có nhiều đá lăn do động đất

Quảng Nam công bố tình huống khẩn cấp tại ngôi làng có nhiều đá lăn do động đất

20:00:12 21/12/2024
Sau sự việc hàng chục tảng đá lớn lăn xuống sát làng Tu Hon (xã Trà Don, huyện Nam Trà My) do dư chấn động đất, tỉnh Quảng Nam đã công bố tình huống khẩn cấp tại đây để triển khai các biện pháp ứng phó.
Áp thấp nhiệt đới hình thành ở Nam Biển Đông, miền Trung có đợt mưa lớn

Áp thấp nhiệt đới hình thành ở Nam Biển Đông, miền Trung có đợt mưa lớn

12:26:35 21/12/2024
Áp thấp nhiệt đới hình thành trên vùng biển phía Nam của khu vực Nam Biển Đông, kết hợp với không khí lạnh nên từ 23-26/12, ở Trung và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên có đợt mưa lớn.
Trâu rượt đuổi, đâm trúng 2 người dân ở Bạc Liêu

Trâu rượt đuổi, đâm trúng 2 người dân ở Bạc Liêu

07:58:01 21/12/2024
Khi ông T. chuẩn bị dẫn trâu ra đồng, bất ngờ bị con vật rượt đuổi. Sau đó, con trâu này đâm trúng 2 người dân ở Bạc Liêu khiến họ bị thương.
Hai lao động Việt tử nạn trong vụ cháy lớn ở nhà máy tại Đài Loan

Hai lao động Việt tử nạn trong vụ cháy lớn ở nhà máy tại Đài Loan

22:17:28 20/12/2024
Một nhà máy chế biến thực phẩm tại Đài Loan (Trung Quốc) cháy lớn, khiến 9 người tử vong, trong đó có 2 nạn nhân là người Việt.
Xử lý nghiêm người đứng đầu nếu để học sinh vi phạm giao thông

Xử lý nghiêm người đứng đầu nếu để học sinh vi phạm giao thông

21:47:56 20/12/2024
Tùy mức độ vi phạm Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ của học sinh, người đứng đầu và tập thể đơn vị, giáo viên sẽ bị nhắc nhở, phê bình, hạ xếp loại hoặc nặng hơn là không xét thi đua.
Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy quán ăn kết hợp nhà trọ ở TP Hồ Chí Minh

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy quán ăn kết hợp nhà trọ ở TP Hồ Chí Minh

14:51:19 20/12/2024
Trưa 20/11, Công an quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh tiếp tục phong tỏa hiện trường vụ cháy tại căn nhà 4 tầng vừa là nơi kinh doanh ăn uống vừa ngăn phòng cho thuê trên đường Xuân Hồng, phường 12, quận Tân Bình để làm rõ nguyên nhân.
Cháy lớn nhà 4 tầng cho thuê trọ ở TPHCM, 2 người tử vong

Cháy lớn nhà 4 tầng cho thuê trọ ở TPHCM, 2 người tử vong

09:43:21 20/12/2024
Đám cháy lớn căn nhà 4 tầng với 20 phòng trọ cho thuê gần Trung tâm Triển lãm và Hội chợ Tân Bình, TPHCM khiến 2 người tử vong, nhiều người bị thương phải nhập viện.
Xe cấp cứu hết hạn đăng kiểm vẫn đi chở bệnh nhân

Xe cấp cứu hết hạn đăng kiểm vẫn đi chở bệnh nhân

09:37:47 20/12/2024
Mặc dù xe cấp cứu hết hạn đăng kiểm 2 tháng, nhưng Trung tâm cấp cứu 115 Khánh Hòa vẫn để tài xế điều khiển ô tô đi đón bệnh nhân.
Cháy lớn tại Hoàng Mai, nhiều xe chữa cháy được huy động

Cháy lớn tại Hoàng Mai, nhiều xe chữa cháy được huy động

09:23:17 20/12/2024
Người dân phát hiện đám cháy nhanh chóng nhờ mùi khét nồng nặc, tuy nhiên lại khó dập tắt bước đầu do lửa bùng lên nhanh và mạnh, nếu tiếp cận không có đồ bảo hộ sẽ nguy hiểm.
Vụ bác sĩ làm việc trên xe lăn bị điều chuyển: 2 tháng chưa được nhận lương

Vụ bác sĩ làm việc trên xe lăn bị điều chuyển: 2 tháng chưa được nhận lương

08:49:23 20/12/2024
Trở lại làm việc sau thời gian nghỉ điều trị khớp gối, bác sĩ Lê Khắc Thu ở Thừa Thiên Huế không được bố trí công tác chuyên môn rõ ràng, 2 tháng chưa được nhận lương.

Có thể bạn quan tâm

Nữ diễn viên quyến rũ nhất thế giới tố bạn diễn tội quấy rối tình dục

Nữ diễn viên quyến rũ nhất thế giới tố bạn diễn tội quấy rối tình dục

Sao âu mỹ

18:35:59 22/12/2024
Nữ diễn viên Blake Lively đã đâm đơn kiện bạn diễn kiêm đạo diễn Justin Baldoni với cáo buộc quấy rối tình dục trong quá trình sản xuất bộ phim It Ends With Us .
Đóng giả hoàng gia Dubai để bán đồ kém chất lượng, KOL Trung Quốc bị cấm

Đóng giả hoàng gia Dubai để bán đồ kém chất lượng, KOL Trung Quốc bị cấm

Netizen

18:26:06 22/12/2024
Nhiều người có sức ảnh hưởng đóng giả làm công chúa Trung Đông , có lối sống sang trọng đã bị cấm trên mạng xã hội Trung Quốc, vì tiếp thị sản phẩm kém chất lượng.
Các thành phố Đức tăng cường an ninh tại chợ Giáng sinh sau vụ lao xe kinh hoàng

Các thành phố Đức tăng cường an ninh tại chợ Giáng sinh sau vụ lao xe kinh hoàng

Thế giới

18:18:01 22/12/2024
Theo thông tin mới nhất từ truyền thông Đức, số người thiệt mạng sau vụ lao xe tại chợ Giáng sinh Magdeburg đã tăng lên thành 4 người.
Cam thường tóm dính Chu Thanh Huyền bế con trai đến cổ vũ ĐT Việt Nam, thái độ với mẹ Quang Hải gây chú ý

Cam thường tóm dính Chu Thanh Huyền bế con trai đến cổ vũ ĐT Việt Nam, thái độ với mẹ Quang Hải gây chú ý

Sao thể thao

17:57:52 22/12/2024
Tối ngày 21/12, đội tuyển Việt Nam tiếp đón tuyển Myanmar trên sân Việt Trì (Phú Thọ). Vợ và mẹ của Quang Hải cùng đến sân để cổ vũ anh chàng cùng tuyển Việt Nam thi đấu.
Người IQ cao biết 12 mẹo "thần thánh" để việc nhà nhàn tênh, người IQ thấp chật vật trong mớ hỗn độn

Người IQ cao biết 12 mẹo "thần thánh" để việc nhà nhàn tênh, người IQ thấp chật vật trong mớ hỗn độn

Sáng tạo

17:32:39 22/12/2024
Nằm lòng 12 mẹo này, bạn sẽ thấy cuộc sống dễ thở hơn nhiều! Khi mới mua quần áo hoặc chăn ga mới, việc bị phai màu trong lần giặt đầu tiên là điều dễ xảy ra, nhất là với các chất liệu vải như denim.
Vợ sinh con có "làn da đen" khiến chồng sốc nặng, không thể tin nổi

Vợ sinh con có "làn da đen" khiến chồng sốc nặng, không thể tin nổi

Lạ vui

17:00:44 22/12/2024
Khi nhìn thấy đứa con vừa chào đời, người chồng vô cùng sốc. Tuy nhiên, người vợ đã kiên quyết phủ nhận mọi hành vi qua lại với người thứ ba.
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/12/2024: Dần khó khăn, Thìn thuận lợi

Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/12/2024: Dần khó khăn, Thìn thuận lợi

Trắc nghiệm

16:46:06 22/12/2024
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/12/2024, Dần hãy tin tưởng vào bản thân, Thìn cần tự tin hành động.Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/12/2024 cho thấy người tuổi Tý sẽ có một ngày t Tuổi Tý
Nữ ca sĩ tham gia bom tấn 'Vua sư tử' sở hữu khối tài sản 19.000 tỷ

Nữ ca sĩ tham gia bom tấn 'Vua sư tử' sở hữu khối tài sản 19.000 tỷ

Hậu trường phim

15:28:51 22/12/2024
Ca sĩ Beyoncé tiếp tục lồng tiếng cho Hoàng hậu Nala trong bom tấn Mufasa: Vua sư tử . Tham gia phim này còn có con gái Blue Ivy của cô.
Thuê 2 ô tô mang đi cầm cố lấy 700 triệu đồng

Thuê 2 ô tô mang đi cầm cố lấy 700 triệu đồng

Pháp luật

14:02:38 22/12/2024
Lộc thuê 2 ô tô của một công ty tại thành phố Huế, sau đó mang đi cầm lấy 700 triệu đồng rồi bỏ trốn khỏi nơi cư trú.
Sự thật giọng hát live của một Anh Trai đang vướng lùm xùm

Sự thật giọng hát live của một Anh Trai đang vướng lùm xùm

Nhạc việt

13:48:16 22/12/2024
Hùng Huỳnh có phần bị khớp khi lộ rõ sự hụt hơi, nhiều nốt bị mờ, chìm hẳn khiến người nghe khó có thể nghe thấy anh chàng hát gì.
Rosé đội nón lá trong buổi fansign, chắc nịch đúng 2 từ về chuyện trở lại Việt Nam

Rosé đội nón lá trong buổi fansign, chắc nịch đúng 2 từ về chuyện trở lại Việt Nam

Nhạc quốc tế

13:41:22 22/12/2024
Với lời chia sẻ của Rosé, cộng đồng fan có thêm niềm tin rằng sẽ sớm một ngày cô sẽ quay trở lại Việt Nam vào một ngày không xa.