Trung Quốc và tham vọng tạo ra giống cây lương thực mới trên vũ trụ
Các nhà khoa học Trung Quốc đang nỗ lực đưa hạt giống lên vũ trụ với hy vọng phát triển những giống cây trồng mới trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, giúp nuôi sống dân số ngày càng tăng trên thế giới.
Thoạt nhìn, những bông lúa mì xanh tốt đung đưa trong gió ở vùng đông bắc Trung Quốc trông chẳng khác gì những cây lúa mì khác trên khắp thế giới. Nhưng những cánh đồng hoa màu rộng lớn này không phải là giống cây thông thường – chúng được tạo ra trong không gian. Đây là giống lúa mỳ Luyuan 502, được trồng nhiều thứ 2 ở Trung Quốc. Các cây lúa mì này được ươm trồng từ hạt giống đưa lên quỹ đạo ở độ cao 340 km trên bề mặt Trái Đất.
Trong môi trường trọng lực thấp và bên ngoài “lá chắn” từ trường của hành tinh chúng ta, những cây lúa mì này đã hình thành những đột biến mới, có khả năng chịu hạn tốt hơn và “miễn nhiễm” trước một số mầm bệnh. Lúa mì Luyuan 502 là một trong nhiều loài cây lương thực quan trọng mới đang được lai tạo trên các tàu vũ trụ và trạm không gian.
Trong bối cảnh ngành nông nghiệp thế giới đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng trước biến đổi khí hậu và các chuỗi cung ứng dễ bị tổn thương, một số nhà nghiên cứu tin rằng nhân giống không gian – còn được gọi là gây đột biến không gian, có thể giúp cây trồng thích nghi với những thách thức mới này.
Loại lúa mì được trồng nhiều thứ hai ở Trung Quốc là giống đột biến Luyuan 502. Ảnh: Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc
Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Luyuan 502 có sản lượng cao hơn 11% so với giống lúa mì tiêu chuẩn được trồng ở Trung Quốc, khả năng chịu hạn tốt hơn và có sức đề kháng cao hơn trước các loài gây hại lúa mì phổ biến.
Ông Liu Luxiang – Giám đốc Trung tâm Quốc gia về Gây đột biến Vũ trụ để Cải thiện Cây trồng tại Viện Khoa học Cây trồng, thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc ở Bắc Kinh – cho biết: “Luyuan 502 là một câu chuyện thành công thực sự. Giống này có năng suất rất cao và khả năng thích nghi tốt. Nó có thể được trồng ở nhiều khu vực khác nhau với các điều kiện khác nhau”.
Video đang HOT
Theo ông Liu, Luyuan chỉ là một trong số hơn 200 giống cây trồng đột biến không gian được tạo ra ở Trung Quốc trong 30 năm qua. Ngoài lúa mì, còn có lúa, ngô, đậu nành, cỏ linh lăng, vừng, bông, dưa hấu, cà chua, ớt ngọt và nhiều loại rau khác.
Bức xạ năng lượng cao trong không gian có thể kích hoạt các đột biến trong hạt giống. Ảnh: Getty Images
Trung Quốc đã thử nghiệm khả năng gây đột biến trong không gian từ năm 1987 và là quốc gia duy nhất trên thế giới liên tục sử dụng kỹ thuật này. Kể từ đó, nước này đã thực hiện hàng chục sứ mệnh mang hạt giống cây trồng vào quỹ đạo. Năm 1990, các nhà khoa học Trung Quốc đã cho ra đời cây trồng nhân giống trong không gian đầu tiên – một loại ớt ngọt có tên Yujiao 1. So với các giống ớt ngọt truyền thống, Yujiao 1 cho quả to hơn nhiều và có khả năng kháng bệnh tốt hơn.
Là một cường quốc không gian toàn cầu trong những thập kỷ gần đây, Trung Quốc đã đưa hàng nghìn hạt giống vào quỹ đạo. Năm 2006, quốc gia này đã vận chuyển hơn 250 kg hạt giống và vi sinh vật của 152 loài lên quỹ đạo trên vệ tinh Shijian 8. Hồi tháng 5 vừa qua, 12.000 hạt giống – bao gồm một số loại cỏ, yến mạch, cỏ linh lăng và nấm – cũng đã được đưa về Trái Đất trong sứ mệnh Thần Châu 13.
Trung Quốc thậm chí còn gửi một lô thóc trong hành trình bay quanh Mặt Trăng thuộc sứ mệnh Hằng Nga 5 hồi tháng 11/2020. Theo các báo cáo, những hạt thóc này đã mọc thành công trong phòng thí nghiệm sau khi đưa về Trái Đất.
Hạt giống thường được đưa vào không gian trong các chuyến đi kéo dài từ 4 ngày tới vài tháng. Sau khi hạt giống nảy mầm, nó sẽ được đưa trở lại Trái Đất. Các nhà khoa học sẽ sàng lọc cây con để tìm ra các đặc điểm hữu ích, mang lại lợi thế hơn so với các giống cây trồng truyền thống. Mục tiêu của họ là tìm kiếm những giống cây đột biến cho ra nhiều trái lớn hơn, yêu cầu tưới nước ít hơn, lượng dinh dưỡng tốt hơn, khả năng chống chịu với nhiệt độ khắc nghiệt hoặc khả năng chống lại bệnh tật cao hơn.
Trong một số trường hợp, các đột biến hiếm gặp có thể dẫn đến đột phá về năng suất hoặc khả năng phục hồi của cây trồng. Những cây trồng hứa hẹn nhất sẽ được lai tạo thêm cho tới khi các nhà nghiên cứu thu được giống cải tiến đáp ứng nhu cầu của nông dân.
NASA đã trồng rau diếp trên Trạm Vũ trụ Quốc tế. Ảnh: NASA
Ông Liu nói: “Chúng tôi nhận được nhiều lợi ích từ chương trình không gian của Trung Quốc. Chúng tôi có thể sử dụng các vệ tinh, các nền tảng độ cao cũng như các tàu vũ trụ có người lái để gửi hạt giống lên không gian tối đa 2 lần/năm và sử dụng các tiện ích không gian đó để cải thiện giống cây trồng”.
Các công ty bất động sản Trung Quốc nhận thanh toán bằng tỏi, tặng lợn để hút khách mua nhà
Từ việc chấp nhận thanh toán bằng lúa mì hoặc tỏi đến tặng hẳn một con lợn, các chiêu thu hút khách hàng bất thường này đang phản ánh tình trạng "ế ẩm" đáng báo động của ngành bất động sản tại Trung Quốc.
Công ty Poly Real Estate cam kết tặng con lợn 100 kg cho khách hàng mua dự án căn hộ tại tỉnh Giang Tô. Ảnh: CNN
Theo kênh truyền hình CNN, doanh số bán hàng trong ngành này đã sụt giảm một cách đáng kể từ khi tập đoàn bất động sản không lồ Evergrande vỡ nợ vào năm ngoái do nền kinh tế tăng trưởng chậm lại.
Trong một quảng cáo chiến dịch gần đây đăng trên tài khoản WeChat, Central China Real Estate - công ty phát triển bất động sản lớn nhất tỉnh Hà Nam - cho biết họ sẽ chấp nhận thanh toán một phần bằng lúa mì cho khách mua căn hộ ở huyện Minquan.
Đối với một căn hộ dao động từ 100.000 đến 124.000 USD, khách mua có thể trả 24.000 USD bằng lúa mì.
Trong một quảng cáo riêng rẽ vào tháng trước, công ty cung cấp dịch vụ bất động sản Leju cho hay họ sẵn sàng chấp nhận khách mua thanh toán bằng tỏi khimua dự án căn hộ ở huyện Qi.
"Nhân vụ mùa tỏi mới, công ty đã đưa ra quyết định hỗ trợ cho những người nông dân trồng tỏi ở huyện Qi. Chúng tôi đang giúp đỡ những người nông dân này với tất cả tình yêu và tạo điều kiện dễ dàng hơn cho họ mua nhà", công ty viết trên WeChat vào cuối tháng 5. Tỉnh Hà Nam là thủ phủ sản xuất lùa mì và tỏi tại Trung Quốc.
Mặc dù các đoạn quảng cáo trên đã được Central China Real Estate xóa khỏi nền tảng song chiến dịch vẫn trở thành một đề tài thu hút bình luận cư dân mạng.
"Đây là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy nhu cầu về nhà ở của Trung Quốc đang thấp như thế nào?", một cư dân mạng bày tỏ.
Không chỉ thay thế phương thức thanh toán, nhiều nhà đầu cơ bất động sản cũng nảy ra nhiều sáng kiến để thúc đẩy doanh số bán nhà.
Poly Real Estate, một trong những công ty bất động sản hàng đầu Trung Quốc, thông báo sẽ tặng khách con lợn 100 kg nếu mua nhà trong dự án ở thành phố Liên Vân Cảng tỉnh Giang Tô. Công ty thậm chí còn đề nghị giết mổ lợn hộ khách.
Theo giá thị trường, giá một con lợn 100 kg là khoảng 1.630 nhân dân tệ (242 USD). Trong khi đó, giá một căn hộ thuộc dự án của Poly Real Estate nằm trong khoảng 184.000 đến 260.000 USD.
Thịt lợn là loại thịt được ưa chuộng nhất ở Trung Quốc. Đây cũng là quốc gia sản xuất và tiêu thụ nhiều thịt lợn nhất trên thế giới.
Thị trường bất động sản của Trung Quốc đang rơi vào tình trạng sụt giảm nghiêm trọng do chịu tác động của nền kinh tế tăng trưởng chậm, các biện pháp hạn chế dịch COVID-19 nghiêm ngặt và cuộc khủng hoảng nợ đang lan rộng trong nhóm các nhà phát triển. Dữ liệu chính thức cho thấy trong 5 tháng đầu năm, doanh số bán nhà đã giảm 31,5%.
Một cuộc khảo sát gần đây của China Real Estate Information chỉ ra rằng tính đến tháng 5, doanh số bán hàng của 100 nhà phát triển bất động sản hàng đầu của Trung Quốc đã giảm 59% so với một năm trước.
Các nhà chức trách đã tăng cường nỗ lực phục hồi hoạt động mua bán nhà bằng cách giảm lãi suất thế chấp và nới lỏng các quy định về mua nhà.
Trung Quốc thử nghiệm công nghệ có thể truyền năng lượng Mặt trời từ vũ trụ về Trái đất Nhóm phát triển cho biết các tấm pin Mặt trời đặt trên quỹ đạo sẽ có lợi thế hơn so với hệ thống trên mặt đất, do không thể hoạt động vào ban đêm hoặc bị mây che phủ. Ảnh minh họa - Getty Images Tờ Bloomberg đưa tin các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc vừa thử nghiệm thành công một mô...