Trung Quốc và tham vọng ngược về phương Bắc
Lần trước, Trung Quốc mở Con đường tơ lụa xuôi xuống phương Nam. Lần này, Trung Quốc nhằm ngược về phương Bắc.
Ảnh minh họa.
Ý tưởng về Con đường tơ lụa lại một lần nữa được Trung Quốc tận dụng và vận dụng. Lần trước, nó ẩn hiện ở dự án Một vành đai, một con đường. Lần này, nó được ghép hẳn thành tên mới là Con đường tơ lụa Bắc Cực. Nó được luận giải thành chiến lược và chính sách trong một văn kiện khuôn mẫu cụ thể có tên gọi là Sách trắng.
Trung Quốc lần đầu tiên công bố Sách trắng về chính sách đối với Bắc Cực với mục đích và nội dung công khai ở trong đó là mở Con đường tơ lụa tới khu vực Bắc Cực. Lần trước, Trung Quốc mở Con đường tơ lụa xuôi xuống phương Nam. Lần này, Trung Quốc nhằm ngược về phương Bắc.
Khu vực Bắc Cực bao gồm lục địa Bắc Cực rộng khoảng 8 triệu km2 và vùng biển Bắc Cực rộng khoảng 12 triệu km2. Trung Quốc không giáp ranh với lục địa Bắc Cực nên không thể hành động như 8 nước Mỹ, Nga, Canada, Na uy, Thuỵ Điển, Phần Lan, Đan Mạch và Iceland tuyên bố có quyền về chủ quyền và lãnh thổ ở lục địa Bắc Cực. Nhưng Trung Quốc dựa vào Công ước LHQ về luật biển (1982) để xác lập quyền được tiếp cận, hoạt động và khai thác tài nguyên ở vùng biển Bắc Cực.
Video đang HOT
Khác với việc khai mở Con đường tơ lụa về phương Nam – nơi mà Trung Quốc phải thu phục được đối tác – Trung Quốc cho rằng chỉ cần dựa vào thực lực của mình là có thể chinh phục được vùng biển Bắc Cực và chỉ cần hợp tác với 8 đối tác kia là có thể tận lợi được từ lục địa Bắc Cực. Trung Quốc từ năm 2013 đã tham gia làm quan sát viên của Hội đồng Bắc Cực mà 8 đối tác kia thành lập từ năm 1996. Trung Quốc đã đầu tư nhiều vào nghiên cứu về Bắc Cực ở 8 nước kia.
Trung Quốc cũng đã từng trực tiếp thám hiểm và tiến hành nghiên cứu về Bắc Cực và ở Bắc Cực. Trung Quốc không giáp ranh nhưng ở gần Bắc Cực. Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu trên trái đất. Đấy là những lý do được Trung Quốc nêu ra trong Sách trắng để biện luận cho sự quan tâm của Trung Quốc tới khu vực Bắc Cực, cho những quyền và lợi ích của Trung Quốc ở khu vực này.
Trung Quốc lập luận thế và muốn thế ở khu vực này là một chuyện. Trung Quốc có được thế giới tin và công nhận như thế hay không lại là chuyện khác. Nhưng dẫu hành quân về xuôi hay trường chinh lên ngược theo những Con đường tơ lụa khác nhau thì lợi ích và ý đồ chiến lược của Trung Quốc vẫn như nhau. Trung Quốc nhằm vào nguồn tài nguyên thiên nhiên ở những vùng mà các Con đường tơ lụa của Trung Quốc đi xuyên.
Trung Quốc nhằm vào những thị trường ở các nơi đó cho hàng hoá của Trung Quốc. Trung Quốc muốn xây dựng mạng lưới đối tác gắn kết với Trung Quốc bằng hợp tác đầu tư và trao đổi thương mại. Trung Quốc theo đuổi chủ ý xây dựng và mở rộng phạm vi ảnh hưởng, đi từ hợp tác và gắn kết kinh tế thương mại đến dẫn dắt và chi phối các mối quan hệ hợp tác, đi tới ảnh hưởng chính trị khu vực và thế giới. Con đường tơ lụa Bắc Cực là bước triển khai tiếp của ý đồ chiến lược ấy.
Trong Sách trắng này, Trung Quốc khích lệ giới kinh tế Trung Quốc tăng cường hoạt động đầu tư ở khu vực Bắc Cực, tích cực tham gia vào những hoạt động ở Bắc Cực và liên quan đến Bắc Cực như thám hiểm và nghiên cứu khoa học. Trung Quốc từng bước gây dựng sự hiện diện trực tiếp và tìm kiếm sự công nhận về pháp lý ở khu vực Bắc Cực. Nơi đây hiện tại thôi chứ chưa nói đến thời băng đá tan đã có tầm quan trọng to lớn về mọi phương diện đối với những đối tác muốn vươn tới vai trò chính trị thế giới và địa chiến lược toàn cầu như Trung Quốc. Sách trắng này vừa là sự chuẩn bị dư luận, vừa là bước đi tiếp theo của Trung Quốc ngược về phương Bắc.
Theo Danviet
Triều Tiên chỉ trích "câu lạc bộ tỷ phú" của chính quyền Trump
Triều Tiên ngày 31/1 đã chỉ trích chính quyền Tổng thống Donald Trump là "câu lạc bộ tỷ phú" nuôi dưỡng "chính sách phân biệt chủng tộc" sau khi nhà lãnh đạo Mỹ công kích Bình Nhưỡng trong Thông điệp liên bang.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (Ảnh: Reuters)
Theo Reuters, "Sách trắng về vi phạm nhân quyền tại Mỹ năm 2017" do Viện nghiên cứu quốc tế Triều Tiên xuất bản đã được phái đoàn ngoại giao của Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc lưu hành ở Geneva, Thụy Sĩ. Thay vì đề cập tới căng thẳng giữa Triều Tiên và Mỹ cũng như các đồng minh liên quan tới chương trình tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng hoặc các lệnh trừng phạt quốc tế, Sách trắng Triều Tiên tập trung vào các vấn đề nhân quyền của Washington.
"Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và tư tưởng coi thường đồng loại là vấn nạn nghiêm trọng cố hữu của hệ thống xã hội Mỹ và chúng ngày càng nghiêm trọng thêm kể từ khi ông Trump nhậm chức. Vụ bạo lực sắc tộc xảy ra ở Charlottesville, Virginia (Mỹ) ngày 12/8 là ví dụ điển hình cho chính sách phân biệt chủng tộc của chính quyền hiện tại", Sách trắng Triều Tiên cho biết.
Theo Sách trắng, Tổng thống Trump đã đưa hàng loạt tỷ phú vào nội các khi lên nắm quyền cách đây một năm và "tổng tài sản của các cán bộ ở cấp thứ trưởng trở lên trong chính quyền hiện tại của Mỹ lên tới 14 tỷ USD". Tuy nhiên, chính sách được chính quyền Tổng thống Trump theo đuổi trong một năm qua chỉ nhằm phục vụ lợi ích của số ít người giàu.
Trong khi đó, theo Sách trắng Triều Tiên, ngày càng nhiều người Mỹ bị đẩy vào tình cảnh thất nghiệp hoặc vô gia cư. Ngoài ra, Bình Nhưỡng cũng cho rằng Mỹ là một trong số ít nước không có chế độ trả lương cho người dân trong thời gian nghỉ sinh và nhiều người Mỹ thậm chí không có khả năng chi trả cho dịch vụ chăm sóc y tế.
"Mỹ, nước tự nhận là "người bảo vệ dân chủ" và "nhà vô địch nhân quyền" đang rao giảng về quyền con người, nhưng không bao giờ che giấu được bản chất thực của mình là những kẻ vi phạm nhân quyền thô bạo", Sách trắng Triều Tiên nhấn mạnh.
Thông tin về Sách trắng Triều Tiên xuất hiện ngay sau khi Tổng thống Donald Trump đọc Thông điệp Liên bang, trong đó nhà lãnh đạo Mỹ chỉ trích mạnh mẽ chính quyền Triều Tiên. Trước đó, Washington từng nhiều lần công bố báo cáo về nhân quyền và cáo buộc Bình Nhưỡng là một trong những nước vi phạm quyền con người nhiều nhất thế giới, song chính quyền nhà lãnh đạo Kim Jong-un đều lên tiếng bác bỏ.
Thành Đạt
Theo Dantri
Australia quan ngại về hoạt động "chưa từng có" của Trung Quốc trên Biển Đông Sách trắng Ngoại giao đầu tiên của Australia trong 13 năm đã bày tỏ sự quan ngại của nước này về các hoạt động "chưa từng có tiền lệ" của Trung Quốc trên Biển Đông, đồng thời kêu gọi giải quyết các tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế. Các tàu thuyền của Trung Quốc hoạt động phi pháp quanh đá Chữ...