Trung Quốc và những bí quyết thúc đẩy tiêu thụ hàng nông sản
Mới đây, Mạng chuỗi cung ứng Trung Quốc đăng bài “Năm giải pháp thúc đẩy tiêu thụ hàng nông sản”, trong đó nhấn mạnh việc tiêu thụ hàng nông sản có những khó khăn đặc biệt cần Chính phủ cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết và sự sáng tạo của ngành thương mại để có biện pháp hóa giải những khó khăn đó.
Trung Quốc đang là thị trường tiêu thụ thanh long lớn nhất của Việt Nam. Ảnh minh họa: I.T
1. Làm thế nào tiếp cận thị trường lớn?
Khác với nông nghiệp tiêu chuẩn hóa, công nghiệp hóa của Mỹ, sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc đại đa số còn canh tác quy mô nhỏ, phân tán. Nông trang của Mỹ rất lớn, hoàn toàn vận hành công nghiệp hóa. Trong khi đó, tỷ lệ dân số làm nông nghiệp của Trung Quốc còn rất lớn, đất đai phân tán, trình độ tiêu chuẩn hóa còn thấp, những vườn hoa quả ở những nơi khác nhau có chất lượng rất khác nhau, thời gian chín cũng không giống nhau nên hiệu suất lưu thông và phân phối rất thấp.
Đối với nông dân, nông hộ nhỏ làm thế nào tiếp cận với thị trường lớn luôn là thách thức giá thành của tăng thu nhập cho nông dân, phát triển nông nghiệp Trung Quốc. Trong tình trạng tương tự, Nhật Bản, Hàn Quốc đã áp dụng phương thức Hội Nông dân tổng hợp để đưa hàng nông sản lên mạng.
Hội Nông dân tổng hợp lấy nông dân làm thành viên cơ bản, lấy nông thôn làm địa bàn, lấy hợp tác giúp đỡ lẫn nhau làm cơ sở, các hộ hội viên được tổ chức nông hộ cơ sở cung cấp nhiều dịch vụ tổng hợp như thu mua, tín dụng, chế biến, thương mại, mở rộng kỹ thuật nông nghiệp…
Tuy nhiên, Trung Quốc hiện nay không có Hội Nông dân tổng hợp, chức năng của HTX nông nghiệp cũng còn hạn chế, trong bối cảnh đó, mô hình “Thương mại điện tử người nông dân mới” là một sự lựa chọn thực tế.
“Người nông dân mới” tức là người hiểu về thương mại điện tử, hiểu về hàng nông sản, có thể kết nối với những nông hộ nhỏ, phân tán. Đồng thời, thương mại điện tử truyền thống cũng cần đổi mới. Do thời kỳ thu hoạch của hàng nông sản ngắn, khi quả chín cần nhanh chóng bán ra, tập trung đơn hàng lớn thông qua tập hợp nhiều đầu mối tiêu thụ để kết nối với nhiều đầu mối cung cấp.
Một trong những phương pháp là dùng phương thức cấp số nhân của mạng xã hội. Người tiêu dùng phát hiện thấy một món hàng tốt trên mạng, chia sẻ cho người khác, sau đó cả nhóm cùng mua với giá thấp hơn. Với phương thức giao tiếp này, nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng được tập hợp lại, cả nhóm người trong cùng một ngày mua mọt món hàng giống nhau sẽ tạo ra một lượng nhu cầu rất lớn, có thể kết nối với cả một vườn quả.
2. Hàng nông sản phi truyền thống, ít người thích, làm thế nào tiếp cận với người tiêu dùng lớn nhất?
Với mô hình truyền thống, cho dù là thị trường truyền thống hay thương mại điện tử tìm kiếm là chủ đạo thì bản chất đều là “người tìm hàng”, ví dụ như nhà hết dấm thì đi mua dấm. Mô hình này, thu thập được kho thông tin về hàng hóa của người tiêu dùng, nhưng nhu cầu tiềm tàng của người tiêu dùng rất khó bị bộc lộ.
Video đang HOT
Làm thế nào kích thích hiệu quả nhu cầu tiềm tàng, để những hàng nông sản mà ít người thích hiện ra ngay trước mặt người tiêu dùng, để “hàng tìm người” thông qua phương thức phân bố, phát hiện khả năng tồn tại nhu cầu tiêu dùng, rồ thông qua phương thức cấp số nhân mạng xã hội thay thế quá trình quảng cáo và giáo dục thị trường, thu ngắn thời gian truyền miệng.
Những loại quả chất lượng tốt phi truyền thống như quả Ya Cón của Vân Nam, chanh leo của Quảng Tây chính là chủ động xuất hiện trước mặt người tiêu dùng theo cách này và đã thúc đẩy người tiêu dùng ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu hình thành trào lưu mới.
Rất nhiều người tiêu dùng thông qua phương thức này đã mua những loại hàng chưa bao giờ nhìn thấy, nhu cầu tiềm năng được thỏa mãn và khai thác hiệu quả, thúc đẩy nâng cấp tiêu dùng.
Sơ chế, đóng thùng vải thiều xuất khẩu sang Trung Quốc tại huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang). Ảnh minh họa: I.T
3. Rút ngắn thời gian lưu thông, giảm giá thành để cả người tiêu dùng và nông dân đều hưởng lợi:
Thời gian từ người nông dân đến người tiêu dùng, theo phương thức lưu thông tiêu thụ truyền thống đã làm gia tăng nhiều sự hao tổn nông sản và rút ngắn thời gian đảm bảo chất lượng. Hàng nông sản từ đồng ruộng của người nông dân đến bàn ăn của cư dân thành thị phải đi qua nhiều tầng nấc: Nông dân – người thu mua nông sản – đại lý bán luôn nông sản – người cung ứng – siêu thị hoặc cửa hàng – người tiêu dùng.
Một là các khâu chu chuyển nhiều, độ tươi của hàng nông sản bị giảm; hai là từ nơi trồng trọt đến bàn ăn, giá cả sẽ tăng cao qua mỗi tầng nấc, có khi đến trên 30%, người nông dân không được hưởng lợi, cư dân thành thị không mua được nông sản rẻ; ba là, qua nhiều tầng lưu chuyển, hàng nông sản bị hư hỏng rất lớn, thành quả lao động trở thành tiêu hao không hiệu quả, tạo thành sự lãng phí lớn đối với xã hội.
Với cơ cấu truyền thống này, người nông dân thường xuyên bị ép thu hoạch nông sản sớm hoặc dùng hóa chất xử lí để kéo dài thời hạn sử dụng. Người tiêu dùng không những phải chi trả giá cao, mà còn nhận được sản phẩm chất lượng kém.
Thương mại điện tử thế hệ mới, cần cấu trúc một hệ thống bán lẻ mới, tìm quan hệ mới giữa sản xuất và tiêu dùng, cần nỗ lực đơn giản các khâu trung gian, nâng cao hiệu suất lưu thông nôn gsanr, giảm những tiêu hao không cần thiết, hình thành không gian hai bên cung cầu đều được lợi.
Ví dụ, các doanh nghiệp bưu chính vốn chỉ chuyển phát bưu kiện, nếu cũng trực tiếp làm thương mại điện tử, có thể làm giảm các khâu trung gian. Các điểm chuyển phát của bưu chính nhiều, có ưu thế về thông tin và tổ chức.
Thực tiễn của bưu chính chứng minh con đường này là khả dĩ.
4. San phẳng sự dao động cung cầu hàng nông sản, đảm bảo cho nông dân “có sản xuất là có tiêu thụ, lao động nhiều sẽ được hưởng nhiều”:
Nông dân thiếu thông tin thị trường, trong cả một chu kì nông nghiệp “trồng cái gì, có thể tiêu thụ bao nhiêu và có thể bán bao nhiêu tiền” đều đứng trước tính không xác định rất lớn. Nông dân thường tổn thất nặng nề, hàng nông sản ứ đọng không tiêu thụ được là cảnh tượng không hiếm thấy.
Trạng thái lý tưởng của trồng trọt nông sản là nhu cầu của người tiêu dùng liên tục, ổn định, lâu dài, có thể kiểm soát, chỉ có như thế mới có thể hạ thấp giá thành, sản xuất trồng trọt có kiểm soát.
Trước đây nhà cung cấp bán hàng nông sản đã xác định cho người tiêu dùng; hiện nay người tiêu dùng sẽ bán nhu cầu xác định cho nông dân, từ đó giảm thấp tính không xác định của sản xuất, kinh doanh, nâng cao hiệu suất trồng trọt, sản xuất và lưu thông, hình thành không gian các bên đều hưởng lợi.
5. Làm thế nào để thực sự thoát nghèo và hỗ trợ nông đân?
Đầu tiên là mô hình nông nghiệp đơn hàng lấy nhu cầu để xác định sản xuất. Trên cơ sở chuỗi cung ứng đơn giản nhất, thương mại điện tử thế hệ mới cần hoàn thành sự thay đổi lớn nhất của ngành bán lẻ, thực hiện nhu cầu quyết định sản xuất ở quy mô lớn, đặt nhu cầu ở vị trí đầu tiên.
Cùng với quy mô của người sử dụng không ngừng tăng lên, kho dữ liệu nhu cầu tiếp tục phong phú, thương mại điện tử cần tiến hành tổng kết, phân tích, dự đoán đối với nhu cầu nông sản một cách hệ thống, chỉ đạo nông dân tiến hành sản xuất.
Mô hình nông nghiệp đơn hàng cũng là nắm bắt điểm then chốt của xu thế phát triển nông nghiệp hiện đại. Cùng với sự phát triển của phương thức sản xuất và tiêu thụ mới, tiêu dùng hàng nông sản trong thương lai sẽ có xu thế cá tính hóa, định chế hóa, theo logic chia người theo nhóm, thông qua việc nhanh chóng thu thập các nhu cầu giống nhau, thúc đẩy định chế hóa năng lực sản xuất để thỏa mãn nhu cầu cá tính hóa.
Ví dụ, trong trò chơi công ích “nhiều vườn quả”, người dùng thông qua phương thức trò chơi trên mạng xã hội trồng cây giả, một khi quả chín, “nhiều vườn quả” sẽ tặng quả thật cho người dùng.
Những hoa quả này chính là định hướng mua hàng rất chuẩn xác. Người dùng cùng với việc nhận được niềm vui cũng tự động trở thành một phần của công tác giảm nghèo, mỗi một quả giả của họ chín đều có nghĩa là ở một nơi xa xôi nào đó, người nông dân có quả thật đã tăng thêm thu nhập.
Theo Danviet
Điểm tựa giúp nông dân thi đua làm giàu
10 năm qua (2009 - 2019), Hội Nông dân thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, trở thành điểm tựa cho hội viên, nông dân thi đua phát triển kinh tế.
Thêm nhiều nông dân sản xuất giỏi
Ông Trương Thanh Hòa, Chủ tịch Hội Nông dân (ND) thị xã Ninh Hòa cho biết, từ năm 2009 - 2019, trong nhiều phong trào hoạt động của hội, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi của thị xã phát triển mạnh nhất, có sức lan tỏa lớn trên tất cả các lĩnh vực sản xuất. Bình quân mỗi năm, số hộ đăng ký danh hiệu nông dân SXKD giỏi các cấp tăng hơn 8%; số hộ đạt tiêu chuẩn nông dân SXKD giỏi các cấp tăng 10,25%; tổng số lượt hộ đạt danh hiệu nông dân SXKD giỏi các cấp là 144.280 lượt.
Vườn bưởi của một hộ nông dân tại thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa. Ảnh: C.Đ
Từ phong trào đã xuất hiện ngày càng nhiều hộ điển hình tiên tiến, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu, có mức thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Ông Phan Kiến Nghĩa (xã Ninh Bình) - nông dân SXKD tiêu biểu cấp T.Ư cho biết: "Năm 2010, được sự hỗ trợ của hội, gia đình tôi áp dụng nhiều kỹ thuật mới trong trồng mía, lúa hơn 90ha đất nên sản lượng thu hoạch cao. Đồng thời, tôi còn đầu tư nuôi bò, mở thêm dịch vụ vận tải... thu lãi khoảng 1,2 tỷ đồng/năm". Ngoài ra, gia đình ông Nghĩa còn tạo việc làm thường xuyên cho 30 - 40 lao động, giúp đỡ 4 hộ nghèo.
Hộ gia đình ông Nguyễn Tiến Cường (xã Ninh Thượng) cũng nhiều năm liền đạt nông dân SXKD giỏi cấp tỉnh, T.Ư. Nhờ áp dụng nhiều kỹ thuật mới trong trồng lúa, mía, thu nhập bình quân gia đình ông Cường khoảng 1,5 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 25 - 30 lao động, hỗ trợ, giúp đỡ 2 hộ nghèo. Hộ ông Đinh Tấn Bình (xã Ninh Ích) phát triển mô hình nuôi trồng và kinh doanh thủy sản với tổng mức thu nhập hơn 900 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 10 lao động và đóng góp nhiều cho các phong trào của địa phương...
Ở Ninh Hòa còn có mô hình trang trại của hộ ông Trương Công Lộc (phường Ninh Hiệp) cho thu nhập 410 triệu đồng/năm; gia đình ông Trần Ngọc Bửu (phường Ninh Đa) trồng lúa, nuôi ốc hương cho thu nhập hơn 700 triệu đồng/năm; mô hình trồng lúa, hoa cúc, nấm rơm của hộ ông Phạm Văn Tùng (phường Ninh Giang) cho thu nhập hơn 760 triệu đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động...
Cùng với đó, phong trào còn góp phần tích cực phát triển kinh tế trang trại ở nông thôn, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, thành lập các tổ liên kết - sản xuất kinh doanh như: Tổ hợp tác Hương Sen ở Ninh Đa; Tổ hợp tác trồng rau muống ở Ninh Phụng; Tổ hợp tác nem - chả truyền thống ở Ninh Hiệp; Tổ hợp tác sản xuất lúa giống Ninh Thượng; Tổ hợp tác trồng mía cao sản Ninh Sim; Tổ hợp tác trồng hành, tỏi Ninh Vân, Ninh Sơn...
Lan tỏa các phong trào thi đua
Thời gian qua, phong trào nông dân SXKD giỏi ở thị xã Ninh Hòa còn trợ giúp kinh tế, mô hình phát triển kinh tế cho hơn 10.220 lượt hộ nghèo, qua đó, có gần 3.230 hộ thoát nghèo; xây dựng 18 căn nhà nhà đoàn kết nông dân cho hội viên với tổng trị giá 920 triệu đồng... Ngoài ra, các cấp Hội ND còn đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua tham gia xây dựng nông thôn mới, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Đến nay, nhiều cấp Hội đã xây dựng được các mô hình hay như: Cảm hóa giáo dục người lầm lỗi hòa nhập cộng đồng ở phường Ninh Hiệp; nông dân tố giác tội phạm ở xã Ninh Sim; tiếng kẻng đêm khuya ở xã Ninh Sim và phường Ninh Hà; họ tộc gương mẫu không có người vi phạm pháp luật ở xã Ninh Bình; "Xây dựng gia đình an toàn, không vi phạm pháp luật và mắc các tệ nạn xã hội" ở xã Ninh Hưng... Hội đã phối hợp với công an và các ngành, đoàn thể ở địa phương tổ chức quản lý giáo dục hơn 480 lượt đối tượng có tiền án, tiền sự kiểm điểm trước nhân dân, lập hồ sơ 520 đối tượng vào diện quản lý giáo dục tại xã, phường.
Qua phong trào quần chúng, cung cấp cho công an cơ sở nhiều nguồn tin giá trị, giúp cho lực lượng công an các cấp làm tốt công tác phòng ngừa và xử lý tội phạm. Ngoài ra, các thành viên của hội tích cực tham gia cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" thông qua các hình thức: Xây dựng thương hiệu, khai thác thị trường nội địa, đưa hàng nội về nông thôn, đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng; tham gia phiên chợ nông sản Ninh Hòa năm 2017 và 2019; phiên chợ nông sản tỉnh Khánh Hòa năm 2017, năm 2018; phối hợp xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể dừa xiêm Ninh Đa; hoa cúc Ninh Giang...
Những năm tới, Hội Nông dân thị xã Ninh Hòa sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động, xây dựng Hội ND các cấp vững mạnh; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ chuyên trách hội.
Theo Danviet
Trồng chuối đỏ ở vùng đất nắng gió chang chang Hướng về cơ sở, tập trung hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất những mô hình sản xuất mới, trong đó có mô hình trồng chuối đỏ-đó là những hoạt động nổi bật của Hội Nông dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Qua 10 năm thực hiện Kết luận số 62-KL/T.Ư của Bộ Chính trị (khóa X) "Về tiếp tục đổi...