Trung Quốc và Nhật Bản tìm cách giảm nguy cơ xung đột
Một sĩ quan cấp cao của quân đội Trung Quốc ngày 4/3 cho biết nước này và Nhật Bản sắp đạt được sự đồng thuận trong việc thành lập một cơ chế liên lạc, qua đó giảm nguy cơ xảy ra xung đột.
Các tàu Nhật Bản tại khu vực xung quanh quần đảo Điếu Ngư/ Senkaku tranh chấp với Trung Quốc. (Ảnh: AFP)
Hãng tin Tân Hoa xã ngày 4/3 dẫn lời Tướng Trung Quốc Qian Lihua cho biết quan chức thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc và Nhật Bản đã có sự đồng thuận về nhiều vấn đề trong các cuộc gặp hồi tháng 1 vừa qua.
Một trong những vấn đề hai bên nhất trí chính là việc mở rộng “cơ chế liên lạc cho các vấn đề trên biển” sang “cơ chế liên lạc cho các vấn đề trên biển và trên không”.
Tướng Qian cũng cho biết thêm hai bên đã nhất trí về “những điều kiện kỹ thuật cơ bản” để chính thức đưa cơ chế liên lạc nêu trên vào triển khai.
Tuy nhiên, Tướng Qian cũng lưu ý thời điểm để triển khai sẽ còn phụ thuộc vào những hành động của Nhật Bản sắp tới, ví dụ như bài phát biểu dự kiến của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhân kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới II.
Tướng Qian khẳng định: “Trung Quốc rất lo ngại về ý định chính trị của Nhật Bản. Do vậy, chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ bài phát biểu sắp tới của Thủ tướng Abe để từ đó định hướng phát triển mối quan hệ song phương”.
Trước đây, Trung Quốc thường phản ứng khá dữ dội trước bài phát biểu của các đời Thủ tướng Nhật Bản vào lễ kỷ niệm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới II.
Mối quan hệ Trung Quốc và Nhật Bản đã không còn căng thẳng kể từ cuộc gặp giữa Thủ tướng Abe và Chủ tịch Tập Cận Bình hồi tháng 11 năm ngoái.
Video đang HOT
Kể từ đó, quan chức hai nước đã có nhiều cuộc đàm phán để tìm ra các giải pháp giúp xây dựng một cơ chế liên lạc, cho phép lãnh đạo hai nước đối thoại trực tiếp trong trường hợp xảy ra các sự kiện nóng trên biển hay trên không.
Ngọc Anh
Theo Dantri/The Diplomat
Trung Quốc chi mạnh tay hơn cho quốc phòng
... Các nước láng giềng của Bắc Kinh đang lo ngại trước hoạt động xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam; và Trung Quốc sẽ tiếp tục các hoạt động xây dựng kể trên mà không gặp phải bất kỳ hành động trừng phạt nào...
Ngày 24/2, Hãng Fox News dẫn phỏng vấn Tiến sĩ Michael Pillsbury, thành viên cao cấp thuộc Viện Hudson về chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo đó, các nước láng giềng của Bắc Kinh đang lo ngại trước hoạt động xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam; và Trung Quốc sẽ tiếp tục các hoạt động xây dựng kể trên mà không gặp phải bất kỳ hành động trừng phạt nào.
Xây đảo nhân tạo làm bàn đạp
Ngày 22/2, tờ Taipei Times cho rằng, Trung Quốc đang cải tạo, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam với quy mô lớn và tốc độ nhanh hơn nhiều so với những gì đã được biết. Trước đó (19/2), tờ Los Angeles Times cho biết, giới chức Mỹ lo lắng về sự tích tụ quân sự của Trung Quốc, khi Bắc Kinh thiết lập các nền tảng để kiểm soát Biển Đông.
Cũng trong ngày 19/2, Hãng Reuters đưa tin, Trung Quốc sẽ phô trương sức mạnh quân sự từ việc cải tạo bất hợp pháp các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bởi tiến trình biến đá thành đảo được Bắc Kinh tiến hành quá nhanh, có thể mở rộng phạm vi hoạt động của các lực lượng hải quân, không quân, hải cảnh và hạm đội tàu cá, nhiều đến mức báo động.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Cùng ngày 19/2, Tạp chí HIS Jane's xác nhận việc Trung Quốc đang tiến hành san lấp và xây dựng quy mô lớn tại 3 bãi đá ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. HIS Jane's cũng chỉ rõ, diện tích của đảo nhân tạo trên bãi đá Tư Nghĩa tăng gấp 200 lần so với năm 2004, lên 75.000m2 và bãi đá Gạc Ma cũng đang được Trung Quốc gấp rút xây dựng. Theo giới truyền thông, Trung Quốc đã mở rộng bãi đá Chữ Thập lên đến gần 200ha và xây dựng ở đây một đường băng dài 3km. Ngày 3/1, Trung Quốc lần đầu tiên ngang nhiên công bố ảnh về hoạt động quân sự trên bãi đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Việc Trung Quốc công bố các hình ảnh về hoạt động trên bãi đá Chữ Thập (lần đầu tiên) cho thấy, Bắc Kinh không giấu giếm về việc họ đang thay đổi hiện trạng ở Biển Đông.
Giới quân sự cho rằng, Trung Quốc sẽ sử dụng các đảo nhân tạo kể trên để tiếp nhiên liệu cho chiến đấu cơ trong bất kỳ cuộc xung đột tiềm năng nào. Giáo sư Carl Thayer bình luận, Trung Quốc có thể kéo hạm đội tàu cá khổng lồ đi kèm tàu hải cảnh lớn ra Trường Sa hoạt động bất hợp pháp và các đảo kể trên có thể cung cấp dịch vụ hậu cần, kỹ thuật cho hoạt động trái phép này. Ngày 17/2, Hãng CNN đưa tin, Trung Quốc đã tạo ra sự hiện diện bất hợp pháp đáng kể ở Biển Đông thông qua hoạt động cải tạo phi pháp và nếu để Bắc Kinh triển khai vũ khí ở Trường Sa sẽ không ai loại bỏ được nó. Ngày 13/2, tờ Phượng Hoàng (Hongkong) dẫn bình luận của ông Từ Quang Dụ, Thiếu tướng quân đội Trung Quốc nghỉ hưu về những cải tạo phi pháp ở Trường Sa của Bắc Kinh. Và viên tướng này đã đưa ra những luận điệu xuyên tạc mị dân, nực cười về cái gọi là "cậy bé hiếp lớn".
Hãng Reuters cho rằng, viêc xây dựng đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc diễn ra nhanh chóng nhằm tạo bàn đạp để Bắc Kinh mở rông phạm vi hoạt đông của lực lượng hải quân, không quân, tuần duyên và ngư chính, gây quan ngại cho các nước hữu quan. Dư luận quốc tế đã và đang hết sức lo ngại trước những hành động hiếu chiến ngày càng leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông bởi đe dọa hòa bình, ổn định khu vực, cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không tại khu vực này. Giới nghiên cứu quốc tế cho rằng, âm mưu độc chiếm, thôn tính Biển Đông của Bắc Kinh là xuyên suốt và điều này nằm trong chủ trương xây dựng cường quốc biển để đưa Trung Quốc thành siêu cường ngang hàng với Mỹ.
Tìm mọi cách uy hiếp láng giềng
Ngày 20/2, tờ Foreign Policy bình luận, hoạt động xây dựng nhanh tới mức chóng mặt của Trung Quốc ở Trường Sa đang khiến các nước láng giềng và Mỹ hết sức lo ngại. Theo Giáo sư James Holmes đến từ Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ, nếu thực sự Trung Quốc có thể xây dựng căn cứ không quân trên các đảo nhân tạo này, thì những tuyên bố lãnh thổ vừa vô lý vừa phi pháp của Bắc Kinh sẽ được "bảo vệ bằng thép". Còn theo chuyên gia Taylor Fravel đến từ Viện Massachusetts, Mỹ, những nỗ lực đảo hóa mà Trung Quốc đang triển khai có thể đe dọa các nước láng giềng trực tiếp thông qua lực lượng tàu hải cảnh, tàu cá hoạt động xa bờ.
Báo NZZ đưa tin Trung Quốc xây đảo nhân tạo phục vụ tuyên bố chủ quyền vô lý ở Biển Đông
Cũng trong ngày 20/2, nhiều tờ báo của Đức và Thụy Sĩ đã đăng tin, bài tố cáo âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc bằng cách đẩy mạnh xây dựng các đảo nhân tạo ở những khu vực có tranh chấp với các nước láng giềng. Đài DW của Đức dẫn lời nhà nghiên cứu độc lập về an ninh khu vực Đông Nam Á Zachary Abuza cho rằng, đảo nhân tạo sẽ cung cấp cho Trung Quốc khả năng thực thi yêu sách của mình với 90% diện tích Biển Đông trong phạm vi "đường lưỡi bò" và Bắc Kinh muốn xây dựng căn cứ không - hải quân phi pháp ở Trường Sa để áp đặt Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) tại khu vực này. Trong khi đó, Đài RFI dẫn thông tin từ tờ Jane's Defense, theo đó việc thiết lập chuỗi đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa làm căn cứ đồn trú quân để kiểm soát toàn bộ khu vực này (cả trên không lẫn trên biển).
Ngày 18/2, tờ The Diplomat dẫn thông tin từ tuân san Quôc phong IHS Jane cho biết, đoan đai biêu Trung Quôc đã tìm cách ngăn can viêc đưa vân đê Biên Đông vao chương trinh nghi sư cua cuôc hop cac Bô trương Quôc phong ASEAN mơ rông (ADMM ) săp tơi. Bởi Trung Quôc tư chôi đê nghi cua ASEAN thao luân vân đê Tuyên bô ưng xư cua cac bên ở Biên Đông (DOC) va tiên tơi đam phan ky COC tại cuôc hop nay. Tờ Stars and Stripes số ra tháng 12/2014 từng dẫn phân tích của giới sử học Mỹ, theo đó Trung Quốc đang lợi dụng lịch sử để biện hộ cho sự tích tụ quân sự và gây căng thẳng trên Biển Đông; và họ tin rằng, mỗi khi ở đỉnh cao quyền lực, Trung Quốc thường sử dụng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực để chiếm đất đai và tìm kiếm sự giàu có.
Không để chiến tranh xảy ra
Ngày 22/2, trang mạng sina.com của Trung Quốc cho biết, Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình đã tìm hiểu tính năng cùng trang thiết bị của máy bay ném bom tầm xa mới nhất H-6K, loại lắp tên lửa có thể tấn công toàn bộ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương khi tới thị sát đơn vị đóng tại Tây An. Trước đó (19/2), tờ Jane's Defense Weekly cũng có bài bình luận về loại máy bay này. Ngày 18/2, trang mạng Trung tâm phân tích chiến lược va công nghệ Nga đưa tin, ngày 16/2, ông Tập Cận Bình đã tham quan sư đoàn ném bom đường không 36 của không quân, và ngồi thử khoang điều khiển của máy bay ném bom tầm xa mới nhất H-6K.
Ngày 16/2/2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thị sát một trung đoàn máy bay ném bom ở Tây An
Ngày 17/2, tờ Đa Chiều cũng đưa tin tương tự, đồng thời cho biết, hơn 1 năm trước (cuối tháng 8/2013), ông Tập Cận Bình từng lên khoang lái chiến đấu cơ J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh. Cũng trong ngày 17/2, Hãng Reuters đưa tin, ông Tập Cận Bình có thể cho phép quốc phòng chi mạnh trong năm nay, bất chấp nền kinh tế thứ hai thế giới đang phát triển chậm lại bởi Bắc Kinh ngày càng khó chịu đối với chính sách "xoay trục" của Washington tại châu Á. Các chuyên gia tin rằng, kinh phí bổ sung có khả năng sẽ tăng lên cho hải quân như tàu chống ngầm, phát triển thêm tàu sân bay...
Tờ Quân giải phóng Trung Quốc cho biết, quân khu Quảng Châu vừa được biên chế một lữ đoàn chiến đấu cơ J-10A (bán kính tác chiến khoảng 1.100km, có thể chở 7 tấn đạn dược, tên lửa không đối không, không đối đất, không đối hạm, có thể tiếp dầu trên không, tính năng tổng thể tương đương với chiến đấu cơ F-16A/B) và điều này có "ý nghĩa trọng đại" bởi quân khu Quảng Châu "quản lý Biển Đông".
Theo Tạp chí quân sự Kanwa Defense Review, Trung Quốc sẽ nhận lô chiến đấu cơ Su-35 đầu tiên từ Nga trong năm 2017 hoặc 2018 nếu hợp đồng cuối cùng được ký trong năm nay. Và 3 đơn vị trực chiến của không quân Trung Quốc (Trung đoàn 9 của Sư đoàn 3, Trung đoàn 85 của Sư đoàn 29 và Trung đoàn 54 của Sư đoàn 18) sẽ nhận số chiến đấu cơ Su-35 đầu tiên bởi họ đã có kinh nghiệm vận hành máy bay Su-30MKK.
Trong khi đó, tờ Liên hợp buổi sáng từng dẫn bài trả lời phỏng vấn truyền thông Đức của Thủ tướng Singapore, trong đó ông Lý Hiển Long đề xuất, gác tranh chấp, tập trung duy trì quan hệ bình đẳng, thiết thực và mang tính xây dựng trong tranh châp chu quyên Biên Đông. Bởi theo ông Lý Hiển Long, tranh châp chu quyên Biên Đông cộng thêm chủ nghĩa dân tộc và gánh nặng lịch sử sẽ "không thể giải quyết", do đó gác tranh chấp là thượng sách trong bối cảnh này.
Ngày 23/2, Tân Hoa xã cho biết, Trung Quốc đã hoàn thành cuộc khảo sát về trữ lượng hải sản ở khu vực giữa và nam Biển Đông sau 2 năm nghiên cứu. Viện Khoa học Hải sản Trung Quốc đã tiến hành 8 chuyến điều tra trái phép ở Biển Đông từ năm 2013 và sử dụng tàu khảo sát hải sản hiện đại đầu tiên do nước này tự đóng. Giới bình luận cho rằng, từ thập niên 90 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã thay đổi tư duy chiến lược - chuyển từ quay lưng với biển sang tiến ra biển, rồi "tranh biển gần, ra đại dương". Trung Quốc không những trở thành cường quốc kinh tế và thương mại, mà còn đang đẩy nhanh quá trình trở thành cường quốc hải quân. Do đó, các nước láng giềng giáp biển với Trung Quốc nếu không có "sức đề kháng mạnh", ắt sẽ khó duy trì độc lập về kinh tế, chính trị và an ninh.
Theo Hồng Thất Công
PetroTimes
Tăng cường "xoay trục sang châu Á", Mỹ mời ông Tập và ông Abe tới thăm Chính quyền Mỹ đã chính thức mới lãnh đạo Trung Quốc và Nhật Bản đến thăm theo nghi thức cấp nhà nước, động thái nhằm làm đậm nét chính sách xoay trục sang châu Á của Tổng thống Barack Obama. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: AFP) Hãng tin AFP dẫn lời Cố...