Trung Quốc và Mỹ: Mặt- đối -mặt
Hai nền kinh tế lớn thế giới vừa có cuộc gặp để trao đổi, thảo luận về thương mại, an ninh và mối đe dọa tên lửa hạt nhân ngày càng tăng của Triều Tiên.
Ngân sách quân đội của hai nước có sự chênh lệch rõ rệt.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói họ mong muốn có một kỷ nguyên hợp tác mới giữa hai nước.
Sau khi hai ông có cuộc gặp ngắn ở Bắc Kinh, ông Tillerson cho biết Mỹ đang hướng tới cuộc họp đầu tiên giữa ông Tập Cận Bình và Tổng thống Donald Trump. Dường như điều này đề cập đến thông tin chưa được xác nhận về kế hoạch để ông Trump và ông Tập gặp nhau ở Florida vào tháng tới.
Ngoại trưởng Tillerson nói: “Tổng thống Trump rất coi trọng các cuộc giao tiếp đã diễn ra giữa Chủ tịch Trung Quốc và Tổng thống Trump, đặc biệt là cuộc điện đàm dài trong đó có những trao đổi rất tốt để nâng cao hiểu biết về quan điểm của Trung Quốc liên quan đến mối quan hệ với Mỹ, cũng như quan điểm của Tổng thống Trump. Và ông mong muốn tăng cường sự hiểu biết đó và cơ hội cho chuyến thăm trong tương lai”.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhắc lại các phát biểu trong cuộc điện đàm của ông với Tổng thống Trump vào tháng trước khi hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục thúc đẩy hợp tác Mỹ- Trung Quốc.
Video đang HOT
Chủ Tịch Trung Quốc nói: “Chúng ta cần có những nỗ lực chung để thúc đẩy hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ, và chúng tôi tin tưởng rằng chúng tôi có thể đảm bảo cho mối quan hệ tiến triển theo cách thức có tính xây dựng trong kỷ nguyên mới. Tôi tin tưởng rằng, miễn là chúng ta có thể làm được điều đó, mối quan hệ chắc chắn sẽ đi đúng hướng”.
Nhiệm vụ của Ngoại trưởng Rex Tillerson trong chuyến công du này là thuyết phục Trung Quốc “làm nhiều hơn” để kiềm chế chương trình vũ khí của Triều Tiên. Ông Tillerson cho rằng hai nước khó có thể tìm được điểm chung trong thời gian ngắn do Trung Quốc một mặt nhấn mạnh mối uy hiếp hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, mặt khác lại thể hiện lập trường cho rằng cần phải kết hợp trừng phạt kinh tế và đối thoại để giải quyết vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng cần kiên trì giải quyết vấn đề hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên, cùng với đó là mục tiêu phi hạt nhân hóa toàn bộ bán đảo Triều Tiên. Ngoại trưởng Vương Nghị nói: “Trung Quốc cho rằng cần phải có những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với Triều Tiên dựa trên nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, bên cạnh đó cần phải khôi phục hiệp thương và đối thoại với Bình Nhưỡng”. Hai bên cũng đã thảo luận về vấn đề THAAD nhưng không công bố nội dung chi tiết. Về vấn đề này, ông Vương Nghị cho rằng Mỹ và Trung Quốc còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau.
Tuy nhiên, những kỳ vọng đối với chặng dừng chân ở Bắc Kinh của Ngoại trưởng Mỹ Tillerson là rất thấp. Giáo sư Shi Yinhong, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Mỹ tại Đại học Nhân dân (Bắc Kinh), nhận định rằng cả hai bên đều thể hiện một cách dè dặt, sử dụng những ngôn từ “không có nhiều ý nghĩa”. Trong khi đó, Chủ tịch Trung tâm Trung Quốc Thế kỷ 21 tại Đại học California San Diego, Mỹ, bà Susan Shirk, cho rằng ông Tillerson cần “tháo gỡ thiệt hại về quan hệ song phương giữa Mỹ – Trung.
Theo bình luận của tờ Aljazeera đánh gia: Có hai vấn đề chính trong mối quan hệ này. Một là quân sự, hai là kinh tế.
Về quân sự
Tổng thống Trump đang tìm kiếm thêm 54 tỷ USD để chi cho quân đội Mỹ trong năm tới, gia tăng thêm 10% so với trước. Trung Quốc cũng cho biết sẽ tăng chi tiêu quân sự của mình 7 %. Việc nâng cấp lực lượng quân đội và mở rộng các hạm đội hải quân là mối quan tâm trong khu vực khi Bắc Kinh tiếp tục thể hiện sự quyết đoán của họ trong vấn đề tranh chấp trong khu vực. Trong năm qua, đã có một số sự cố liên quan đến Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông.
Về kinh tế
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã cảnh báo về một sự suy giảm hơn nữa trong tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm nay. Theo ông Lý Khắc Cường, mục tiêu tăng trưởng sẽ giảm xuống 6,5 %, so với mục tiêu năm ngoái là giữa 6,5 và 7 %.
Mặt khác, Tổng thống Trump lại hứa hẹn sẽ mang việc làm trở về Mỹ và tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, có khoảng 2,6 triệu việc làm tại Mỹ dựa vào thương mại với Trung Quốc.
Theo Danviet
Lầu Năm Góc bị tố giấu báo cáo kết luận lãng phí 125 tỷ USD
Lầu Năm Góc được cho là giấu kết quả một nghiên cứu đề xuất tiết kiệm 125 tỷ USD bị chi lãng phí do lo ngại quốc hội sẽ dựa vào đó để cắt giảm chi tiêu quốc phòng hơn nữa.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter. Ảnh: Reuters.
Kết quả một nghiên cứu, công bố tháng 1/2015, vạch ra "hướng đi rõ ràng" giúp Lầu Năm Góc tiết kiệm 125 tỷ USD trong 5 năm bằng cách tinh giản bộ máy hành chính thông qua giảm nhân sự và nghỉ hưu sớm, hạn chế sử dụng nhà thầu và dùng công nghệ thông tin tốt hơn, Washington Post đưa tin ngày 5/12.
Nghiên cứu trên do Ủy ban Doanh nghiệp Quốc phòng, gồm các giám đốc doanh nghiệp và cố vấn từ McKinsey&Co, thực hiện theo yêu cầu từ Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work. Ông Work lúc đầu coi chi tiêu hiệu quả là ưu tiên hàng đầu nhưng sau đó bác bỏ đề xuất tiết kiệm 125 tỷ USD vì "không thực tế".
Dựa trên dữ liệu về quân nhân và chi phí, nghiên cứu tiết lộ Lầu Năm Góc dành 25% trong ngân sách 580 tỷ USD cho các hoạt động như kế toán, nhân sự, hậu cần và quản lý tài sản. Lầu Năm Góc có hơn một triệu người làm công việc bàn giấy, 1,3 triệu binh sĩ tại ngũ. Trong số người làm bàn giấy có 298.000 quân nhân, 448.000 nhân viên quốc phòng dân sự và 268.000 nhà thầu.
Giảm lãng phí 125 tỷ USD rất có ý nghĩa với Lầu Năm Góc do ngân sách quốc phòng Mỹ đã bị cắt giảm hàng tỷ USD trong 5 năm qua. Tuy nhiên, một số quan chức Lầu Năm Góc lo ngại nếu kết luận các khoản chi là lãng phí thì sẽ khiến quốc hội hoặc Nhà Trắng mạnh tay cắt giảm hơn nữa.
Đề xuất cuối cùng bị xóa bỏ. Lầu Năm Góc áp đặt bảo mật đối với dữ liệu liên quan và xóa báo cáo tổng kết dài 77 trang trên website.
Giới chức Lầu Năm Góc hiện chưa có bình luận nào.
Như Tâm
Theo VNE
Kinh tế khó khăn, ông Tập Cận Bình lệnh quân đội Trung Quốc tránh lãng phí Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhắc nhở quân đội nước này cần chi tiêu thận trọng trong thời điểm nền kinh tế đi xuống. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng ngân sách quốc phòng nước này cần được sử dụng thận trọng hơn trong thời điểm kinh tế khó khăn. REUTERS Trong loạt bài viết thể hiện...