Trung Quốc và Mỹ bất ngờ hợp tác sau cuộc đàm phán căng thẳng ở Alaska
Theo tờ Tân Hoa Xã của Trung Quốc, Trung Quốc và Mỹ sẽ thành lập một nhóm làm việc chung về vấn đề biến đổi khí hậu sau những chỉ trích căng thẳng ở Alaska.
Hôm 20/3, tờ Tân Hoa Xã đưa tin phái đoàn Trung Quốc cho biết hai bên đã “cam kết tăng cường trao đổi và hợp tác trong lĩnh vực biến đổi khí hậu”.
Trung Quốc và Mỹ sẽ thành lập một nhóm làm việc chung về vấn đề biến đổi khí hậu. (Ảnh: Reuters)
Các nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc và Mỹ đã có cuộc gặp gỡ đầu tiên trong nhiệm kỳ Tổng thống Joe Biden vào các ngày 18 – 19/3. Hai bên công khai chỉ trích các chính sách của nhau trong cuộc đàm phán ở Alaska.
Các cuộc hội đàm tại Anchorage, Alaska, do Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Dương Khiết Trì dẫn đầu diễn ra căng thẳng trước ống kính truyền thông. Tuy nhiên, phái đoàn Trung Quốc cho biết ” cả hai bên đều hy vọng tiếp tục hình thức liên lạc chiến lược cấp cao như vậy “.
” Hai bên cũng nhất trí sẽ duy trì đối thoại và liên lạc, hợp tác cùng có lợi, tránh hiểu lầm và đánh giá sai lệch, cũng như xung đột và đối đầu, nhằm thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và ổn định của quan hệ Trung Quốc – Mỹ “, theo Tân Hoa Xã .
Video đang HOT
Tại cuộc hội đàm, quan chức hai nước cũng thảo luận về việc điều chỉnh các chính sách du lịch và thị thực theo tình hình đại dịch COVID-19, đồng thời dần dần bình thường hóa việc trao đổi nhân sự giữa Trung Quốc và Mỹ.
Theo Tân Hoa Xã , Trung Quốc và Mỹ sẽ tổ chức thêm nhiều cuộc hội đàm để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các nhà ngoại giao và cơ quan lãnh sự của hai nước.
Năm ngoái, khi căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington lên cao, hai nước đã trục xuất các nhà báo và Mỹ đóng cửa lãnh sự quán của Trung Quốc ở Houston. Để đáp trả, Trung Quốc đóng cửa lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô.
Người Alaska thờ ơ với hội đàm Mỹ - Trung
Nhiều người dân Alaska thậm chí còn không biết hội nghị diễn ra. Không biểu ngữ chào mừng, không tin tức trên báo địa phương.
"Có một cuộc họp diễn ra à? Thật tò mò? Tại sao họ lại chọn Anchorage?", Jim Moore, tay đua môtô đã nghỉ hưu, người gốc Alaska, nói khi được hỏi về cuộc hội đàm đầu tiên giữa các quan chức ngoại giao chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden và Trung Quốc ngày 18/3. "Chúng tôi chỉ là một chấm nhỏ trên bản đồ. Chúng tôi lại ở rất xa".
Phái đoàn Trung Quốc trong cuộc gặp với Mỹ tại Alaska hôm 18/3. Ảnh: Reuters .
Cuộc hội đàm hai ngày có sự tham gia của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Dương Khiết Trì cùng Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Đây là sự kiện địa chính trị lớn nhất đối với Alaska suốt nhiều năm qua.
Nhưng nếu không biết trước, không ai có thể nhận ra nơi đây đang tổ chức một sự kiện quan trọng như thế. Không có biểu ngữ chào mừng và những con đường quanh khách sạn mà phái đoàn hai nước lưu trú gần như vắng người qua lại.Cuộc gặp cũng không được đưa tin đậm trên báo chí địa phương. Một trong những tin nổi bật trên tờ Anchorage Daily News số ra ngày 17/8 là dự báo về vụ thu hoạch cá hồi năm 2021."Tôi chưa nghe đến", nhân viên y tế địa phương Sarah Sweeney cho hay. "Ở Anchorage ư? Tuyệt vời".
Dù vậy, khi bày tỏ quan điểm về Trung Quốc, hầu hết mọi người đều có cái nhìn rõ ràng, trong đó không ít người coi Trung Quốc là một siêu cường ngày càng mạnh mẽ, cần phải được xử lý một cách thận trọng.
"Trung Quốc là nước mà chúng ta cần để mắt tới", James Smith, một người dân địa phương, nói. "Tôi nghe bảo rằng họ đang trên đường trở thành siêu cường. Tôi cũng nghe về khả năng xây dựng của họ, xây 40.000 căn hộ trong một tháng. Chúng ta không thể làm được như thế, trừ khi đó là mô hình Lego".
"Nhưng vấn đề tôi quan tâm là những nguyên tắc xây dựng. Bạn không thể xây dựng với tốc độ nhanh như thế mà không nảy sinh vấn đề", Smith cho biết thêm.
Phái đoàn Mỹ trong cuộc gặp với Trung Quốc ở Alaska ngày 18/3. Ảnh: Reuters.
Alaska và Trung Quốc có mối quan hệ thương mại mạnh mẽ. Trung Quốc là điểm nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Alaska, 2/3 trong đó là thủy sản. Bang đã vượt qua cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung dưới thời cựu tổng thống Donald Trump khá tốt.
"May mắn là chúng tôi không quá khốn đốn", Greg Wolf, giám đốc Trung tâm Thương mại Alaska, cho hay. "Rất nhiều sản phẩm của chúng tôi ít bị ảnh hưởng hơn so với các bang khác bởi chúng chủ yếu là tài nguyên thiên nhiên, không phải hàng hóa sản xuất. Sản lượng xuất khẩu của chúng tôi có giảm vào năm 2019 nhưng đã hồi phục trong năm 2020".
Giá trị xuất khẩu tới Trung Quốc của Alaska năm 2018 đạt một tỷ USD, giảm xuống 855 triệu USD vào năm 2019 và tăng trở lại mức 1,1 tỷ USD năm 2020.
Giới phân tích nhận định Alaska được chọn làm nơi tổ chức sự kiện bởi Bắc Kinh là bên háo hức hơn với cuộc gặp, trong khi Washington luôn tỏ thái độ không đề cao tầm quan trọng của nó. Việc chọn một nơi xa xôi nhằm truyền đi thông điệp rằng cuộc gặp diễn ra ở Mỹ nhưng sẽ không có được danh tiếng cũng như tầm quan trọng như một sự kiện diễn ra ở Washington.
"Khoảng cách là vấn đề quan trọng", Zhiqun Zhu, chủ nhiệm khoa quan hệ quốc tế Đại học Bucknell, nhận xét. "Nếu nó diễn ra ở Washington, bản chất cuộc gặp sẽ thay đổi".
Trung Quốc sẽ rất vui dù có phải bay xa hơn đến Washington, ông cho biết thêm. "Nhưng đây không phải một cuộc gặp chính thức. Nó cho ta thấy rất nhiều điều về tình trạng mối quan hệ song phương".
Người dân địa phương không nhớ lần cuối họ chứng kiến một cuộc gặp có tầm cỡ và quy mô tương đương ở Alaska là bao giờ. Chắc chắn từng có những gương mặt chính trị nổi tiếng ghé qua, như chuyến thăm của Vua Na Uy Harald V hồi năm 2015, Lise Falskow, chủ tịch Hội đồng Quan hệ Quốc tế Alaska kiêm lãnh sự danh dự Na Uy tại Alaska, cho hay. Tuy nhiên, không có cuộc gặp cấp cao nào diễn ra khi đó. Nhà vua chỉ nhận hoa từ một em nhỏ, bắt tay với một cụ già 102 tuổi và vẫy chào người dân đội những chiếc mũ theo kiểu Viking.
Và dù nhiều người chỉ trích phong cách của ông, người dân tại bang ủng hộ đảng Cộng hòa này vẫn nói họ đánh giá cao cách tiếp cận với Trung Quốc mà cựu tổng thống Trump theo đuổi.
"Trung Quốc là một đất nước hùng mạnh mà hầu hết mọi người đều không muốn đối đầu, còn Trump là một tổng thống đao to búa lớn", Moore, tay đua môtô về hưu, nói. "Nhưng tôi đồng tình với cách ông ấy đối phó với Trung Quốc. Tôi thấy ông ấy là một lãnh đạo kiên định và làm điều mà mọi người mong đợi".
Mỹ, Trung chuẩn bị cuộc gặp cấp cao chính thức tại Alaska Đặc phái viên Dương Khiết Trì cùng với Ngoại trưởng Vương Nghị có thể sẽ dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc tham dự cuộc gặp với những người đồng cấp Mỹ tại Anchorage, Alaska. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và ông Joe Biden trong cuộc gặp tại Bắc Kinh ngày 4/12/2013. Ảnh: Reuters Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP)...