Trung Quốc và mưu đồ suy yếu ảnh hưởng quân sự Nga tại Trung Á
Trung Quốc đang âm thầm tăng cường ảnh hưởng an ninh ở Trung Á để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình mà không làm xáo trộn sự cân bằng quân sự trong khu vực
Sự sụp đổ của Liên Xô đã mở ra cơ hội cho Trung Quốc tiến vào khu vực giàu tiềm năng chưa được khai phá ở phía tây quốc gia này.
Trung Á có thể đem tới cho Bắc Kinh nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào và một thị trường mới, cùng với đó là những thuận lời và cơ hội trong lĩnh vực thương mại bởi Trung Á là cửa ngõ cho hoạt động xuất nhập khẩu của Trung Quốc tới Châu Âu và Trung Đông.
Nhưng Trung Quốc đã không có quân đội để củng cố vị thế kinh tế của mình, cũng không muốn gây khó Nga, cường quốc đang ngày càng cảnh giác với sức ảnh hưởng của Trung Quốc tới khu vực này.
Trung Á có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng
Với sự quan tâm đặc biệt tới Trung Á, Bắc Kinh đã hình thành một chiến lược dài hơi nhằm gây ảnh hưởng trong lĩnh vực quân sự và kinh tế tới Kazakhstan, Tajikistan, Uzbekistan, Turkmenistan và Kyrgyzstan.
Trong những năm qua, Trung Quốc đã tăng cường viện trợ quân sự cho các nước Trung Á, chủ yếu trên phương diện cung cấp quân phục cùng với loa phát thanh và thiết bị giám sát biên giới.
Video đang HOT
Năm 2014, Trung Quốc đã đồng ý hỗ trợ 6,5 triệu USD trong lĩnh vực quân sự cho Kyrgyzstan và hứa hỗ trợ hàng trăm triệu USD để Tajikistan sắm sửa quân phục và đầu tư cho hoạt động đào tạo sĩ quan.
Tương tự như vậy, năm 2016, Trung Quốc đã đồng ý gửi gần nửa tỷ USD viện trợ cho các lực lượng vũ trang Afghanistan.
Kể từ năm 2002, Bắc Kinh cũng đã tham gia hơn 20 cuộc tập trận quân sự song phương và đa phương với các nước Trung Á.
Từ năm 2003 đến 2009, Trung Quốc đã tổ chức đào tạo cho 65 cán bộ Kazakhstan, cùng với đó là 30 cán bộ Kyrgyzstan và Tajikistan vào năm 2008.
Vai trò quan trọng của Trung Á đối với kinh tế Trung Quốc
Khi Bắc Kinh liên tục mở rộng ảnh hưởng quân sự trong khu vực Trung Á, họ sẽ tập trung vào việc bán vũ khí, chống khủng bố và các hợp tác song phương.
Nhiều quốc gia trong số này không nằm trong tổ chức Hợp tác Thượng Hải – một tổ chức an ninh chung liên chính phủ được thành lập năm 2001 bởi lãnh đạo các quốc gia: Trung Quốc, Nga, và hầu hết các quốc gia Trung Á.
Bảo vệ quyền lợi kinh tế của quốc gia sẽ là một thành phần đặc biệt đáng chú ý trong chiến lược của Trung Quốc.
Và mặc dù Moscow có lợi thế quân sự trong khu vực hơn hẳn Bắc Kinh hiện nay, những nỗ lực trong một thời gian dài của Trung Quốc sẽ làm suy yếu ảnh hưởng quân sự của Nga.
Và điều này có khả năng ảnh hưởng xấu tới quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước trong thời điểm hiện tại.
Tầm quan trọng của Trung Á đối với Trung Quốc: – Tuyến đường bộ và đường sắt nối liền Trung Quốc với Châu Âu và Trung Đông phải đi qua Trung Á. – Đường ống dẫn dầu và khí đốt cung cấp cho nhu cầu năng lượng của Trung Quốc cũng phải qua trạm chung chuyển Trung Á. – Kazakhstan là quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất uranium. Chiếm 41% vào năm 2014. – Trung Quốc không có lực lượng quân đội hiện diện thường trực ở khu vực này. – Nga hiện có khoảng 13.000 quân trong nhiều căn cứ quân sự ở Trung Á.
Phong Lan
Theo_Người Đưa Tin
IS đào tạo 10.000 chiến binh để tung tới Nga, Trung Á
Một quan chức ngoại giao cấp cao của Nga cảnh báo, Tổ chức khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) có kế hoạch sử dụng 10.000 chiến binh đã được đào tạo ở Afghanistan để bành trướng tới Nga và Trung Á.
Hãng tin RT ngày 19.4 dẫn lời ông Zamir Kabulov, Vụ trưởng phụ trách các vấn đề Trung Đông và châu Á thuộc Bộ Ngoại giao Nga đồng thời cũng là đặc phái viên của Tổng thống Nga tại Afghanistan cho hay, IS hiện đã gia tăng lên đáng kể sự hiện diện của chúng tại Afghanistan và đang chuẩn bị bành trướng sang các nước Trung Á lẫn Nga.
Các chiến binh IS. Ảnh: Mirror.
Ông Zamir Kabulov nhấn mạnh, năm ngoái chỉ có 100 chiến binh IS hoạt động tại Afghanistan. Tuy nhiên, hiện con số này đã tăng lên 10.000 chiến binh. Theo đó, ông Zamir Kabulov cảnh báo, đây là một mối đe dọa an ninh nghiêm trọng.
"Một năm trước, chỉ có một trăm tên. Sự gia tăng như vậy trong hơn 1 năm quả là ngoạn mục. Chi nhánh của nhóm khủng bố IS ở Afghanistan chắc chắn nhắm tới Trung Á. Tiếng Nga thậm chí còn là một trong những ngôn ngữ trong nội bộ của chúng. Chúng đang được đào tạo để tấn công Trung Á và Nga", đặc phái viên Nga nhấn mạnh.
Trước đó, tháng 10 năm ngoái, ông Kabulov dự đoán số lượng các thành viên chiến binh thánh chiến IS ở Afghanistan là 3.500 tên và nói rằng, con số này đang gia tăng nhanh chóng. Nhiều chiến binh IS không phải là tân binh mà là thành viên của các nhóm phiến quân ở Afghanistan đã tuyên bố trung thành với thủ lĩnh IS.
Moscow quan ngại, chính phủ Afghanistan không đủ năng lực hoặc không sẵn sàng để chống lại các nhóm phiến quân trung thành với IS trong khi đang tập trung mọi nguồn lực để chiến đấu với Taliban.
Theo Danviet
Nga đối mặt với nguy hiểm cận kề Nga cùng các nước Trung Á đang đối mặt với nguy hiểm cận kề khi họ trở thành mục tiêu của lực lượng khủng bố gồm 10.000 chiến binh đến từ tổ chức khét tiếng mang tên Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Nga đang phải đối mặt với mối đe dọa cận kề từ IS Một quan chức Nga hôm qua...