Trung Quốc và cái giá phải trả cho tăng trưởng kinh tế

Theo dõi VGT trên

Sau nhiều thập kỷ chú trọng đạt tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá, Trung Quốc đang đối mặt với hàng loạt thách thức vì môi trường bị tàn phá nghiêm trọng và gây thiệt hại kinh tế.

Trung Quốc và cái giá phải trả cho tăng trưởng kinh tế - Hình 1

Trung Quốc và cái giá phải trả cho tăng trưởng kinh tế

Trung Quốc đạt mức tăng trưởng kinh tế gần 10% mỗi năm trong thập kỷ qua, nhưng cũng là nước có lượng xả thải carbon lớn nhất thế giới.

Chất lượng không khí ở nhiều thành phố lớn của nước này không còn đáp ứng tiêu chuẩn y tế thế giới.

Tuổi thọ trung bình của người dân ở phía bắc sông Hoàng Hà thấp hơn 5,5 năm so với người dân ở phía nam do tình trạng ô nhiễm không khí (tuổi thọ trung bình của người dân Trung Quốc là 75,3, theo số liệu của Liên Hợp Quốc năm 2013).

Tình trạng ô nhiễm và khan hiếm nguồn nước dẫn đến đất đai xói mòn. Môi trường xuống cấp đe dọa đến tăng trưởng kinh tế, dấy lên bức xúc trong dư luận.

Mãi đến năm 1972 Trung Quốc mới chú trọng thành lập và phát triển các cơ quan giám sát, bảo vệ môi trường.

Nhưng lúc này, quá trình cải cách kinh tế của thập niên 1970, khuyến khích phát triển công nghiệp ở nông thôn, khiến tình hình môi trường ngày càng nghiêm trọng.

Dưới thời Đặng Tiểu Bình, ông thực thi hàng loạt cải cách để xây dựng các thị trấn, làng công nghiệp (TVE).

Đến năm 1997, các TVE chiếm gần 1/3 Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) của Trung Quốc. Tuy nhiên, chính quyền địa phương tỏ ra lúng túng trong việc giám sát và hiếm khi tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn môi trường.

Ngày nay, dù kinh tế Trung Quốc chuyển sang phụ thuộc đáng kể vào những doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, các chính sách môi trường ở cấp địa phương vẫn không được thực thi hiệu quả.

Quá trình hiện đại hóa ở Trung Quốc khiến hàng trăm triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói và tạo nên một tầng lớp trung lưu phát triển nhanh chóng.

Quỹ đạo hướng tới công nghiệp hóa của Trung Quốc không đi theo phần lớn các quốc gia hiện đại khác, như nước Anh của đầu thế kỷ 19. Tuy nhiên, cái giá phải trả về môi trường sống của Trung Quốc cao hơn bất kỳ nước nào.

Ô nhiễm vượt mức báo động

Kể từ năm 2007, Trung Quốc vượt qua Mỹ và trở thành nước xả khí thải nhà kính lớn nhất thế giới. Theo Dự án Carbon toàn cầu, 27% lượng khí thải toàn cầu năm 2014 là do Trung Quốc.

Cùng với quá trình phát triển công nghiệp, nhu cầu tiêu thụ năng lượng từ than và dầu mỏ của Trung Quốc cũng tăng vọt.

Vào tháng 1/2013, thủ đô Bắc Kinh trải qua tình trạng khói mù kéo dài khiến người dân nước này phải gọi đó là hiện tượng “tận thế không khí”.

Mật độ của các vật chất nguy hiểm trong không khí cao gấp 40 lần so với ngưỡng an toàn mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Video đang HOT

Tháng 12/2015, Bắc Kinh phải ra báo động đỏ đầu tiên về ô nhiễm. Chính quyền phải cho học sinh nghỉ học, hạn chế lưu thông trên đường, tạm ngưng các công trình xây dựng ngoài trời, và dừng hoạt động sản xuất ở các nhà máy.

Theo Tổ chức Greanpeace East Asia, ít nhất 80% trong 367 thành phố của Trung Quốc có chỉ số đo lường chất lượng không khí ở mức không an toàn vào 3 quý đầu năm 2015.

Tháng 12/2015, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố khoản cho vay 300 triệu USD để giúp Bắc Kinh chống lại tình trạng khói mù.

Than là nguyên nhân chính gây ra tình trạng chất lượng không khí xuống cấp nghiêm trọng ở Trung Quốc, khi nước này là quốc gia sản xuất than lớn nhất, nhưng cũng chiếm một nửa tiêu thụ toàn cầu. Những năm gần đây, nhu cầu than của Trung Quốc đang giảm dần.

Cơ quan năng lượng quốc gia (NEA) cho biết tiêu thụ than đã giảm còn 64,2% trong năm 2014.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến hoài nghi về cam kết bớt phụ thuộc vào sử dụng than của Bắc Kinh. Năm 2015, các nhà máy sản xuất nhiệt điện đốt than của Trung Quốc tăng công suất 55% trong nửa đầu năm và 155 dự án nhà máy nhiệt điện mới được phê chuẩn.

Trung Quốc và cái giá phải trả cho tăng trưởng kinh tế - Hình 2

Giai đoạn bùng nổ ngành thép ở Trung Quốc kéo theo môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ảnh: Guardian

Trung Quốc cũng ghi nhận 17 triệu lượt đăng ký ôtô mới trong năm 2014, góp phần vào tình trạng khí thải đô thị ở mức báo động. Số liệu của Bộ Công an Trung Quốc cho biết toàn quốc có 154 triệu đăng ký sở hữu xe vào năm 2014, tăng đáng kể so với 27 triệu vào năm 2004.

Ô nhiễm không khí đô thị còn do tình trạng di dân và tốc độ đô thị hóa. Một trong những chính sách của Bắc Kinh là nâng tỷ lệ người sống ở các thành phố đến hơn 60% trước năm 2020. 53,7% dân Trung Quốc đang sống ở các vùng đô thị.

Đô thị hóa quá nhanh dẫn đến nhu cầu tiêu thụ năng lượng tăng, các nhà máy sản xuất điện và trung tâm công nghiệp cũng sinh sôi theo.

Theo các chuyên gia, ô nhiễm và khan hiếm nguồn nước cũng là một thách thức môi trường nghiêm trọng đối với Trung Quốc.

Dân số Trung Quốc chiếm 20% dân số thế giới, nhưng nguồn nước ngọt của nước này chỉ chiếm 7%. Sử dụng quá mức và tình hình ô nhiễm nguồn nước dẫn đến tình trạng thiếu hụt nước sử dụng.

Khoảng 2/3 các thành phố Trung Quốc thiếu nước sinh hoạt. Khi còn là thủ tướng, ông Ôn Gia Bảo từng khẳng định “thiếu nước là một thách thức đe dọa sự tồn vong của Trung Quốc”.

Việc phát triển công nghiệp gần các vùng cấp nước chính của Trung Quốc là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.

Năm 2014, trang China Water Risk cho biết nguồn nước ngầm ở hơn 60% thành phố Trung Quốc được xác định ở mức “tệ và rất tệ”, hơn 1/4 các con sông chính ở Trung Quốc được khuyến cáo là “con người không nên tiếp xúc”.

Thực trạng không có cơ chế loại bỏ rác thải cũng như xử lý nước kém hiệu quả khiến sự ô nhiễm thêm nghiêm trọng.

Trung Quốc và cái giá phải trả cho tăng trưởng kinh tế - Hình 3

Nguồn nước gần một khu công nghiệp ở Nội Mông bị ô nhiễm. Ảnh: Guardian

Ngoài sự bùng nổ của phát triển công nghiệp, việc canh tác nông nghiệp theo kiểu cũ, chăn thả quá mức và tác động của biến đổi khí hậu khiến khủng hoảng nước ở Trung Quốc ở mức báo động.

Cơ quan quản lý rừng quốc gia cho biết, khoảng 2,7 triệu km2 đất tại quốc gia này rơi vào tình trạng sa mạc hóa, ảnh hưởng cuộc sống của hơn 400 triệu người.

Cái giá phải trả

Bên cạnh mối đe dọa với tăng trưởng kinh tế, ô nhiễm môi trường còn khiến kinh tế Trung Quốc thiệt hại khoảng 3-10% GDP. Số liệu năm 2010 của Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc tính toán rằng, các thiệt hại do ô nhiễm khoảng 1,5 nghìn tỷ nhân dân tệ (227 tỷ USD), tức khoảng 3,5% GDP.

Ngoài những thống kê kinh tế, số liệu về tử vong hoặc bệnh tật do ô nhiễm ở Trung Quốc khắc họa rõ nét hơn trong bức tranh hậu quả. Mỗi năm, khoảng 1,2 triệu ca chết trẻ ở Trung Quốc được xác định có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Các nghiên cứu dịch tễ thực hiện liên tục từ thập niên 1980 ở miền bắc Trung Quốc cho thấy chất lượng không khí gây ra những biến chứng sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm suy hô hấp, các bệnh về tim mạch và đột quỵ.

Ô nhiễm cũng gây ra tình trạng các bệnh cấp tính kinh niên xuất hiện nhiều hơn. Khoảng 11% những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa ở Trung Quốc là do uống nước từ các nguồn không bảo đảm vệ sinh.

Sự phẫn nộ của công chúng cũng đặt ra thách thức lớn mà chính quyền Trung Quốc phải nỗ lực xoa dịu và giải quyết. Ngày càng nhiều cuộc biểu tình ở các địa phương như Quảng Đông, Thượng Hải, Ninh Ba và Côn Minh, để đòi phải đóng cửa các nhà máy sản xuất gây ô nhiễm.

Trung Quốc và cái giá phải trả cho tăng trưởng kinh tế - Hình 4

Tốc độ đô thị hóa và lượt sở hữu xe tăng vọt gây ra ô nhiễm không khí ở mức báo động tại các thành phố lớn ở Trung Quốc. Ảnh: MIC

Năm 2013, ông Chen Jiping, thành viên Ủy ban các vấn đề chính trị và luật pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc, khẳng định “các vấn đề môi trường là nguyên nhân của những &’sự cố lớn’ xảy ra tại Trung Quốc.

Số lượng các vụ biểu tình vì môi trường ở Trung Quốc trong năm 2013 là 712 trường hợp, tăng hơn 30% so với năm trước đó.

Các quan chức Trung Quốc đã không còn có thể làm ngơ trước sự phẫn nộ sâu sắc của người dân. Hai chuyên gia Jane Nakano và Hong Yang của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, Mỹ) khẳng định: “Ô nhiễm ở Trung Quốc trở thành một vấn đề xã hội lớn, và hệ quả của nó trở thành thách thức chính trị lớn đối với tầng lớp lãnh đạo”.

Bắc Kinh đã nỗ lực để xoa dịu dư luận, qua việc Thủ tướng Lý Khắc Cường tuyên bố “chiến đấu với tham nhũng” vào tháng 3/2014. Hai tháng sau đó, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, chính phủ tuyên bố tăng cường việc thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường.

Tháng 12/2013, Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc công bố tài liệu chính sách môi trường đầu tiên, vạch ra những mục tiêu cho đến năm 2020.

Từ tháng 1/2014, chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu 15.000 nhà máy, bao gồm các nhà máy của những doanh nghiệp nhà nước, phải công bố công khai các số liệu về khí thải và xả nước thải.

Bắc Kinh cũng cam kết đầu tư 275 tỷ USD trong 5 năm để làm sạch không khí, và 333 tỷ USD để xử lý các nguồn nước ô nhiễm. Gần đây nhất, trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 9/2015, Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra một cam kết dấu ấn khi thông báo nước này sẽ áp dụng chương trình toàn quốc về giới hạn và thu phí khí thải nhà kính. Chính sách này sẽ áp dụng từ năm 2017.

Theo Zing News

Áp thuế tự vệ tạm thời với phôi thép và thép dài: Doanh nghiệp chia hai chiến tuyến

Các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu thép trong nước tham gia phiên tham vấn công khai vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu đã bày tỏ 2 luồng ý kiến trái chiều liên quan đến biện pháp áp thuế tự vệ tạm thời.

Áp thuế tự vệ tạm thời với phôi thép và thép dài: Doanh nghiệp chia hai chiến tuyến - Hình 1

Thuế tự vệ là cần thiết

Ngày 7/3/2016, Bộ Công thương ban hành quyết định áp thuế tự vệ tạm thời đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam. Theo đó, phôi thép và thép dài nhập khẩu từ nhiều nước và vùng lãnh thổ vào Việt Nam sẽ chịu thuế tự vệ lần lượt là 23,3% và 14,2%.

Là một trong 4doanh nghiệpnguyên đơn trong vụ việc này, Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO), với tư cách là nguyên đơn khẳng định, quyết định áp thuế tự vệ tạm thời là hoàn toàn phù hợp với pháp luật Việt Nam và Hiệp định tự vệ của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), giúp cho ngành thép bớt khó.

Ông Phạm Hồng Quân, Phó tổng giám đốc TISCO cho rằng, phôi thép giá rẻ là nguyên nhân gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thép Việt Nam. Phôi thép nhập khẩu liên tục giảm từ 400 USD đầu năm 2015, xuống hơn 200 USD vào tháng 12/2015, thấp hơn gần một nửa so với giá thành phôi thép sản xuất trong nước và thậm chí thấp hơn so với chi phí sản xuất tại chính nước xuất khẩu.

"Với giá thấp như vậy, các doanh nghiệp sản xuất phôi thép trong nước không thể cạnh tranh được, dẫn đến một số nhà máy sản xuất phôi thép Việt Nam sản xuất cầm chừng, thậm chí đóng cửa. Thêm nữa, không được bảo vệ, nếu ngành sản xuất thép không tồn tại, phụ thuộc nhập khẩu, lao động mất việc, ảnh hưởng đến các ngành như xây dựng,bất động sản... Đây chính là lý do mà chính phủ nhiều nước đều hành động mạnh mẽ để bảo vệ ngành thép trong nước", ông Quân nói.

Công ty cổ phần Thép Hòa Phát, doanh nghiệp ủng hộ áp thuế tự vệ cũng bày tỏ quan điểm khá mạnh mẽ về vụ việc này. Ông Mai Văn Hà, Tổng giám đốc Thép Hòa Phát cho rằng, áp dụng tự vệ với thép dài và phôi thép dù hơi muộn nhưng là cần thiết, hợp lý, phù hợp với các cam kết quốc tế và bảo vệ được ngành sản xuất trong nước. "Nếu không sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại, sẽ đẩy ngành thép sụp đổ", ông Hà nói.

Đại diện cho phía nguyên đơn, cùng 6 doanh nghiệp nhập khẩu ủng hộ áp thuế tự vệ, bà Đinh Thị Ánh Tuyết, Giám đốc Công ty Tư vấn luật IDVN đề xuất, Cục Quản lý cạnh tranh nên nâng mức thuế tự vệ, do mức thuế hiện tại là hơi thấp.

Đề xuất cơ chế hạn ngạch

Kiên định phản đối việc áp thuế tự vệ, ông Hoshino Yoichi, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thép Kyoei Việt Nam (KSVC) cho rằng, nhu cầu về phôi thép của Công ty ông khá lớn, trong khi các doanh nghiệp nội địa chưa đáp ứng được, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu phôi thép của Công ty tăng cao.

Áp thuế tự vệ tạm thời sẽ không công bằng với doanh nghiệp sử dụng phôi thép trong sản xuất như Kyoei Việt Nam, dẫn đến ngườitiêu dùngphải gánh chịu mức thuế tăng thêm này.

"Chúng tôi đề xuất sử dụng hệ thống quota (hạn ngach) nhập khẩu cho các doanh nghiệp, thay vì áp thuế", ông Hoshino Yoichi nói.

Với quan điểm ủng hộ sử dụng các biện pháp bảo hộ cho ngành thép trước lượng thép nhập khẩu giá rẻ ồ ạt, nhưng Công ty cổ phần Kim Tín, chuyên sản xuất vật liệu hàn dùng cho các ngành xây dựng, kết cấu và đóng tàu cho rằng, các sản phẩm bị áp thuế tự vệ với các mã HS quá rộng, gây khó khăn và ảnh hưởng nặng nề cho Công ty trong việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất.

Công ty Kim Tín cũng đề xuất, không áp thuế với thép dài, bởi Công ty thường xuyên phải nhập khẩu để sản xuất que hàn và mong muốn Bộ Công thương xem xét chấp thuận, đồng thời căn cứ nhu cầu sử dụng thép của DN để cấp hạn ngạch nhập khẩu.

Đại diện cho ngành thép, ông Nguyễn Văn Sưa, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho hay, ngành thép hiện có 27 nhà máy sản xuất phôi thép, với năng lực 11 triệu tấn và 38 nhà máy sản xuất thép xây dựng, khoảng 12 triệu tấn. Thép sản xuất trong nước đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, tương ứng thép xây dựng mác cao của thế giới. Trong khi đó, quý I/2016, phôi thép nhập khẩu, nhất là từ Trung Quốc hiện đang bán thấp dưới giá thành sản xuất.

"Áp thuế tự vệ là cần thiết để bảo vệ ngành thép trong nước, nhưng đó chỉ là biện pháp tạm thời, vấn đề cốt lõi là DN phải nâng cao khả năng cạnh tranh và hoạt động hiệu quả", ông Sưa nhấn mạnh.

Phát biểu tại phiên tham vấn, ông Nguyễn Phương Nam, Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) cho biết, phiên tham vấn công khai này nằm trong quy định của luật pháp hiện hành phòng vệ thương mại, cũng như quy định của WTO. Những ý kiến này hết sức quan trọng để Cục đưa vào trong Báo cáo kết luận cuối cùng của vụ việc.

Theo_NDH

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHOÔng Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHO
20:34:46 26/01/2025
WHO 'thắt lưng buộc bụng' sau 'cú sốc' Mỹ rút luiWHO 'thắt lưng buộc bụng' sau 'cú sốc' Mỹ rút lui
05:50:11 26/01/2025
Tỷ phú Elon Musk gây chấn động khi công khai ủng hộ đảng cực hữu AfD tại ĐứcTỷ phú Elon Musk gây chấn động khi công khai ủng hộ đảng cực hữu AfD tại Đức
16:09:50 26/01/2025
Bí ẩn đằng sau việc Greenland có tỷ lệ tự tử cao bậc nhất thế giới?Bí ẩn đằng sau việc Greenland có tỷ lệ tự tử cao bậc nhất thế giới?
05:47:56 26/01/2025
Ukraine lên tiếng việc Mỹ bất ngờ ngừng viện trợ nước ngoàiUkraine lên tiếng việc Mỹ bất ngờ ngừng viện trợ nước ngoài
11:29:58 26/01/2025
Colombia không cho phép máy bay đưa người di cư từ Mỹ về nướcColombia không cho phép máy bay đưa người di cư từ Mỹ về nước
13:30:33 27/01/2025
Mỹ xích tay, trục xuất người nhập cư trái phép trong chiến dịch "lớn nhất lịch sử"Mỹ xích tay, trục xuất người nhập cư trái phép trong chiến dịch "lớn nhất lịch sử"
10:52:20 26/01/2025
Giải mã những tuyên bố gây chấn động của Tổng thống TrumpGiải mã những tuyên bố gây chấn động của Tổng thống Trump
16:13:37 26/01/2025

Tin đang nóng

Mỹ nhân Việt khoe nhà đón Tết: Cơ ngơi của con dâu "Vua hàng hiệu" hay biệt thự 1000m2 của Thanh Hằng hoành tráng hơn?Mỹ nhân Việt khoe nhà đón Tết: Cơ ngơi của con dâu "Vua hàng hiệu" hay biệt thự 1000m2 của Thanh Hằng hoành tráng hơn?
15:04:45 27/01/2025
1 Anh Trai Say Hi khoe vợ bụng bầu vượt mặt, visual em bé tương lai hứa hẹn cực đỉnh1 Anh Trai Say Hi khoe vợ bụng bầu vượt mặt, visual em bé tương lai hứa hẹn cực đỉnh
15:25:38 27/01/2025
Bí ẩn Vbiz 2024: Cặp đôi vướng tin đã có con, đăng ký kết hôn nhưng ngoài mặt như "người dưng"?Bí ẩn Vbiz 2024: Cặp đôi vướng tin đã có con, đăng ký kết hôn nhưng ngoài mặt như "người dưng"?
16:50:30 27/01/2025
Xuân Son cùng vợ con diện áo dài đón Tết, một chi tiết hết sức đáng yêu gần gũiXuân Son cùng vợ con diện áo dài đón Tết, một chi tiết hết sức đáng yêu gần gũi
16:04:52 27/01/2025
Án mạng rúng động tại chùa: Tìm thấy video cuộc gặp đáng ngờ giữa 1 nam diễn viên và nạn nhân, người vợ bí ẩn cũng bị điều traÁn mạng rúng động tại chùa: Tìm thấy video cuộc gặp đáng ngờ giữa 1 nam diễn viên và nạn nhân, người vợ bí ẩn cũng bị điều tra
17:16:58 27/01/2025
Đường đua phim Tết 2025: Trấn Thành tiếp tục thống trị hay sẽ có bất ngờ?Đường đua phim Tết 2025: Trấn Thành tiếp tục thống trị hay sẽ có bất ngờ?
15:11:36 27/01/2025
Không thể nhận ra Hạt Dẻ chỉ vì 1 thay đổiKhông thể nhận ra Hạt Dẻ chỉ vì 1 thay đổi
17:30:52 27/01/2025
Đang ngồi ăn tất niên vui vẻ, cảnh tượng kinh hoàng sau đó khiến mọi người đứng dậy bỏ chạy tán loạnĐang ngồi ăn tất niên vui vẻ, cảnh tượng kinh hoàng sau đó khiến mọi người đứng dậy bỏ chạy tán loạn
15:01:47 27/01/2025

Tin mới nhất

Cảnh sát du lịch châu Á: Chuyên nghiệp và thân thiện

Cảnh sát du lịch châu Á: Chuyên nghiệp và thân thiện

19:30:46 27/01/2025
An toàn cho khách du lịch là điều cần thiết đối với bất kỳ quốc gia nào đang nỗ lực để quảng bá và phát triển ngành du lịch của mình.
Công nghệ chiến tranh "giá rẻ" đang thay đổi cuộc chơi

Công nghệ chiến tranh "giá rẻ" đang thay đổi cuộc chơi

19:26:25 27/01/2025
Sự xuất hiện của các loại vũ khí giá rẻ nhưng được sản xuất với số lượng lớn đang buộc các bộ máy quân sự phải tái cấu trúc để thích ứng.
Khi điệp viên là cầu thủ bóng chày

Khi điệp viên là cầu thủ bóng chày

19:17:38 27/01/2025
Được mệnh danh là cầu thủ bóng chày thông minh nhất trong thế hệ của mình , Moe Berg cuối cùng lại trở thành một điệp viên, một sát thủ được tình báo Mỹ cử tới Đức với nhiệm vụ phá hoại chương trình chế tạo bom nguyên tử của Hitler.
Cựu thủ tướng Pakistan Imran Khan và "cuộc chiến sau song sắt"

Cựu thủ tướng Pakistan Imran Khan và "cuộc chiến sau song sắt"

19:15:19 27/01/2025
Cựu thủ tướng Pakistan Imran Khan lại bị kết án thêm 14 năm tù vì tội tham nhũng. Đây được xem là một cú đòn nữa giáng vào nhà lãnh đạo Pakistan, vốn đang phải ngồi tù hơn 18 tháng và phải đối mặt với hơn 100 cáo buộc khác.
Cité de l'Océan ở Pháp, nơi gắn kết con người và biển cả

Cité de l'Océan ở Pháp, nơi gắn kết con người và biển cả

18:11:43 27/01/2025
Cùng với Thủy cung Biarritz, Cité de l Océan mang lại cho khách tham quan một góc nhìn khoa học, công nghệ, văn hóa và giải trí độc đáo và mới mẻ về thế giới biển.
Đi chợ hoa Rawa Belong 24h ở Jakarta

Đi chợ hoa Rawa Belong 24h ở Jakarta

17:45:53 27/01/2025
Chợ được chia thành ba khu vực, trong đó khu A và B chủ yếu là những người bán hoa tươi. Khu C dành cho việc buôn bán các thiết bị trang trí đám cưới, tang lễ và nhiều loại cây cảnh, hoa giả hoặc đồ trang trí sân vườn.
Nhân loại còn cơ hội để lật ngược tình thế khi bức tranh khí hậu toàn cầu ngày càng u ám?

Nhân loại còn cơ hội để lật ngược tình thế khi bức tranh khí hậu toàn cầu ngày càng u ám?

17:43:27 27/01/2025
Theo số liệu từ Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), lượng khí thải nhà kính toàn cầu không những không giảm mà còn tăng mạnh sau khi Hiệp ước Kyoto có hiệu lực.
Belarus chuẩn bị nhận tên lửa Oreshnik, đối phó áp lực quân sự từ phương Tây

Belarus chuẩn bị nhận tên lửa Oreshnik, đối phó áp lực quân sự từ phương Tây

17:41:06 27/01/2025
Với khả năng tấn công mục tiêu chính xác ở tầm xa và vượt qua các hệ thống phòng thủ hiện đại, Oreshnik được xem là công cụ răn đe hiệu quả trong bối cảnh Mỹ và NATO tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực Đông Âu.
Tổng thống Trump sắp có bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội Mỹ sau khi nhậm chức?

Tổng thống Trump sắp có bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội Mỹ sau khi nhậm chức?

17:35:50 27/01/2025
Trong thư, Chủ tịch Hạ viện Johnson đã đề nghị ông Trump phát biểu trước lưỡng viện của Quốc hội Mỹ vào ngày 4/3 để chia sẻ tầm nhìn nước Mỹ trên hết của ông cho tương lai lập pháp của đất nước.
Ukraine mất pháo đài cuối cùng tại miền Nam Donbass

Ukraine mất pháo đài cuối cùng tại miền Nam Donbass

17:13:07 27/01/2025
Velikaya Novoselka là một trong số ít các thị trấn lớn còn lại do Kiev kiểm soát ở DPR. Những thị trấn khác bao gồm Pokrovsk (hay còn gọi là Krasnoarmeysk), nằm cách đó 55 km về phía Đông Bắc, cùng với Slavyansk và Kramatorsk.
Thổ Nhĩ Kỳ với tham vọng thành trung tâm khí đốt của châu Âu

Thổ Nhĩ Kỳ với tham vọng thành trung tâm khí đốt của châu Âu

17:11:25 27/01/2025
Đồng thời, tìm cách trở thành một nhà cung cấp khí đốt lớn cho châu Âu sau khi các cuộc thảo luận trước đó bị đình trệ do căng thẳng với đảo Síp.
Tổng thống Putin: Quan hệ Nga - Ấn Độ tiếp tục phát huy hiệu quả

Tổng thống Putin: Quan hệ Nga - Ấn Độ tiếp tục phát huy hiệu quả

17:09:41 27/01/2025
Dự kiến, Tổng thống Putin sẽ thăm Ấn Độ trong năm nay, theo khuôn khổ các cuộc gặp gỡ thường niên giữa lãnh đạo hai nước. Lịch trình chính thức sẽ được xác định vào đầu năm 2025

Có thể bạn quan tâm

26 người tử vong do tai nạn giao thông trong ngày thứ 3 nghỉ Tết Nguyên đán

26 người tử vong do tai nạn giao thông trong ngày thứ 3 nghỉ Tết Nguyên đán

Pháp luật

19:58:09 27/01/2025
Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) thông tin về tình hình giao thông trên toàn quốc trong ngày thứ 3 nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Neymar rời Al-Hilal trở lại Santos

Neymar rời Al-Hilal trở lại Santos

Sao thể thao

19:22:29 27/01/2025
Neymar đồng ý trở lại Santos và Al-Hilal cũng chấp nhận các điều khoản. Thương vụ sẽ chính thức hoàn tất trong tuần sau.
Chuyện gì đã xảy ra với Thiên An sau 1 đêm "biến mất"?

Chuyện gì đã xảy ra với Thiên An sau 1 đêm "biến mất"?

Sao việt

18:36:56 27/01/2025
hiên An đã chính thức cập nhật trạng thái trên trang cá nhân, thông báo đã lấy lại được tài khoản sau sự cố không mong muốn.
Quang Hải làm 1 hành động ở nhà bố vợ, hút luôn 8 triệu view, hé lộ tình trạng sức khoẻ của Chu Thanh Huyền

Quang Hải làm 1 hành động ở nhà bố vợ, hút luôn 8 triệu view, hé lộ tình trạng sức khoẻ của Chu Thanh Huyền

Netizen

18:28:58 27/01/2025
Trong không khí Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, mới đây, tiền vệ Nguyễn Quang Hải đã có mặt tại nhà cha vợ ở thị xã Sơn Tây để chuẩn bị đón tết.
Điện ảnh Việt 2024: Bùng nổ doanh thu với các phim hơn 500 tỷ đồng

Điện ảnh Việt 2024: Bùng nổ doanh thu với các phim hơn 500 tỷ đồng

Hậu trường phim

17:19:58 27/01/2025
Thị trường điện ảnh Việt năm 2024 có một số bước tiến so với năm 2023, về cả doanh thu lẫn sự đa dạng trên thị trường.
Đức hoan nghênh Mỹ thay đổi chính sách năng lượng

Đức hoan nghênh Mỹ thay đổi chính sách năng lượng

17:07:18 27/01/2025
Trả lời phỏng vấn, ông Scholz cho rằng động thái này sẽ giúp ích trong giai đoạn chuyển đổi hướng tới trung hòa khí hậu, dự kiến kéo dài đến giữa thế kỷ này.
9 lựa chọn thay thế bánh kẹo ngày Tết để tránh tăng cân

9 lựa chọn thay thế bánh kẹo ngày Tết để tránh tăng cân

Sức khỏe

17:03:47 27/01/2025
Thay vì chế biến sinh tố trái cây cùng đường hay sữa đặc, bạn nên ăn tươi hoặc kết hợp với sữa chua không đường để tăng hương vị mà không làm tăng lượng calo.
Thói quen đơn giản làm đẹp da hiệu quả

Thói quen đơn giản làm đẹp da hiệu quả

Làm đẹp

17:01:32 27/01/2025
Uống nước lọc ấm khi bụng đói mang đến hiệu quả lớn trong việc thải độc gan, cải thiện hệ tiêu hóa. Khi đó, tình trạng viêm nhiễm sẽ giảm bớt, da sẽ ít mụn trứng cá hơn.
4 loại cây trồng trước cửa đón lộc, 3 cây trồng sau nhà trấn giữ của cải, gia chủ chẳng lo thiếu tiền

4 loại cây trồng trước cửa đón lộc, 3 cây trồng sau nhà trấn giữ của cải, gia chủ chẳng lo thiếu tiền

Trắc nghiệm

16:33:37 27/01/2025
Để thu hút tài lộc và bảo vệ của cải, việc chọn đúng loại cây trồng trước và sau nhà đóng vai trò quan trọng trong phong thủy.
Quần jeans bóng rộng rãi và hiện đại, món đồ mới 'siêu ngầu'

Quần jeans bóng rộng rãi và hiện đại, món đồ mới 'siêu ngầu'

Thời trang

15:53:11 27/01/2025
Ngôi sao gốc Latinh đã diện bộ trang phục leo núi, khoe một chiếc quần jeans bóng kết hợp với bốt chiến đấu bằng da lộn và áo len cao cổ màu trung tính, hoàn chỉnh với một chiếc mũ cao bồi phù hợp.
Khởi đầu đáng thất vọng của Jennie?

Khởi đầu đáng thất vọng của Jennie?

Nhạc quốc tế

15:17:36 27/01/2025
Jennie vừa tung loạt thông tin quan trọng chuẩn bị cho màn ra mắt album đầu tay RUBY khiến fan nhạc phấn khích không yên.