Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục đàm phán, hạ nhiệt căng thẳng biên giới
Các cuộc đàm phán về biên giới giữa các quan chức ngoại giao và quốc phòng Ấn Độ và Trung Quốc sẽ được tiếp tục trong những ngày tới.
Mục tiêu của hai nước là đẩy nhanh quá trình rút quân, giảm nguy cơ đối đầu và leo thang dọc theo đường Kiểm soát Thực tế (LAC). Người phát ngôn bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava ngày 9/7 cho biết, cuộc họp này nằm trong khuôn khổ Cơ chế Làm việc về Tham vấn và Điều phối các vấn đề biên giới Ấn- Trung.
Binh sỹ Ấn Độ và Trung Quốc tai biên giới. (Nguồn: PTI)
Thông tin này được công bố trong bối cảnh giai đoạn một của quá trình rút quân, giảm đối đầu giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc tại nhiều điểm nóng trên đường LAC ở Đông Ladakh đã hoàn tất. Vì vậy, hai nước đã sẵn sàng cho các cuộc thảo luận về giai đoạn hai của quá trình này.
Video đang HOT
Người phát ngôn bộ Ngoại giao Ấn Độ Srivastava cho rằng cả hai bên phải nghiêm túc tôn trọng đường LAC, coi đây là nền tảng cho hòa bình và sự yên tĩnh tại khu vực biên giới. Hôm 5/7, đại diện Đặc biệt về vấn đề biên giới của hai nước: Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ Ajit Doval và Ủy viên Quốc vụ, bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc trao đổi ‘thẳng thắn và chuyên sâu’ qua điện đàm. Trong đó, hai bên nhất trí hoàn tất quá trình giảm đối đầu đang diễn ra dọc đường LAC.
Trong giai đoạn 1 của quá trình này, quân đội Ấn Độ – Trung Quốc đã cùng di chuyển lùi về cách vị trí đối đầu từ 1 đến 2 km. Không gian dọc đường đường Kiểm soát Thực tế ở Ladakh hiện tại được coi là khu vực phi tuần tra tạm thời giữa hai nước. Binh lính hai bên sẽ không được phép xuất hiện tại đây. Ngoài ra, quân đội Ấn Độ và Trung Quốc dự kiến còn tổ chức đoàn công tác chung nhằm giám sát, xác minh việc thực thi các thỏa thuận đạt được trước đó./.
Ấn - Trung tiếp tục điều số lượng lớn binh sỹ áp sát biên giới
Ấn Độ hôm 25/6 thừa nhận nước này và Trung Quốc cùng triển khai thêm quân tới khu vực biên giới tranh chấp, sau vụ đụng độ hôm 15/6.
Trong tuyên bố đưa ra hôm 25/6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava cho biết, 2 nước Ấn-Trung vẫn đang triển khai số lượng lớn quân tới khu vực biên giới tranh chấp, trong khi tiếp tục duy trì các liên hệ quân sự và ngoại giao.
Tuy nhiên, ông Srivastava cáo buộc Trung Quốc là bên khơi mào cuộc đụng độ hồi giữa tháng khi đầu tháng 5, Bắc Kinh điều động một lượng lớn quân đội và vũ khí dọc Đường Kiểm soát Thực tế (LAC). Ông này nói thêm rằng Trung Quốc đã cản trở cuộc tuần tra của Ấn Độ, trái với thỏa thuận mà 2 bên đạt được để tránh các cuộc giao tranh giữa quân đội 2 nước.
Đoàn xe quân sự Ấn Độ trên cao tốc đến vùng Ladakh giáp với biên giới Trung Quốc, ngày 18/6. (Ảnh: Reuters)
Cũng theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ, các lực lượng quân sự của Trung Quốc đã xây dựng các "công trình" ở phần lãnh thổ Ấn Độ tại khu vực LAC.
"Các hành vi của lực lượng Trung Quốc trong năm nay đã bất chấp tất cả các quy tắc được 2 bên thống nhất", ông Srivastava nhấn mạnh, nói thêm rằng việc Trung Quốc tập trung quân buộc Ấn Độ phải có động thái tương tự.
Cũng theo ông Srivastava, hòa bình ở khu vực biên giới là nền tảng mối quan hệ song phương của 2 nước.
"Tình hình hiện tại nếu tiếp diễn sẽ chỉ phá hủy bầu không khí để phát triển mối quan hệ giữa 2 nước", ông nhấn mạnh, đồng thời kêu gọi Trung Quốc tuân thủ cam kết của mình để làm dịu căng thẳng.
Trong các tuyên bố đưa ra trước đó, Trung Quốc cáo buộc lính Ấn Độ vượt qua biên giới, " khiêu khích và tấn công binh sỹ Trung Quốc, dẫn đến cuộc ẩu đả nghiêm trọng hôm 15/6".
Bắc Kinh cũng kêu gọi Ấn Độ ngay lập chấm dứt mọi hành động xâm phạm và khiêu khích.
Trung Quốc "thổi lửa" tranh chấp với Ấn Độ qua tuyên bố chủ quyền Cuộc đối đầu Ấn Độ - Trung Quốc không chỉ tồn tại trên thực địa, nó bắt đầu lan sang lĩnh vực pháp lý với các tuyên bố với khu vực tranh chấp. Trung Quốc dường như đang đặt những bước đầu tiên trên mặt trận này, tại nơi vừa xảy ra đối đầu với binh lính Ấn Độ. Một chuyên gia nghiên...