Trung Quốc và Ấn Độ hứng chịu lũ lụt nghiêm trọng chưa từng có
Cả Trung Quốc và Ấn Độ đang phải hứng chịu các trận lũ lụt nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và của.
Sáng 18/7 (theo giờ địa phương), Cơ quan quản lý tài nguyên nước của tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc, đã nâng mức cảnh báo lũ lên mức cao nhất – cảnh báo Đỏ, cho sông Dương Tử đoạn chảy qua khu vực Nam Kinh. Quyết định trên được đưa ra sau khi khu vực này ghi nhận mực nước sông dâng cao kỷ lục. Trong khi đó, tình trạng lũ lụt nghiêm trọng cũng đang xảy ra tại khu vực Đông Bắc nước láng giềng Ấn Độ.
Lũ lụt đã khiến nền kinh tế của Trung Quốc bị thiệt hại nặng nề trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn “rình rập”. Ảnh: AFP.
Ở thời điểm 7h50 sáng nay, mực nước ghi được tại Trạm thủy văn Nam Kinh – thủ phủ tỉnh Giang Tô – là 10,26m, vượt mức cao nhất trước đó là 10,22m ghi nhận năm 1954.
Cơ quan quản lý tài nguyên nước của tỉnh Giang Tô cho biết, mực nước cao và dòng chảy mạnh sẽ còn duy trì trên khúc sông Dương Tử đoạn chảy qua tỉnh này trong một thời gian dài, và tình hình kiểm soát lũ lụt được dự báo là khá khó khăn.
Chính quyền thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc nằm ngay bên các nhánh của sông Dương Tử hôm qua (17/7) cũng đã cho ban bố tình trạng cảnh báo trước lũ lụt ở mức cao nhất, do mực nước tại các nhánh sông và hồ trong thành phố không ngừng dâng cao và gây ra cảnh ngập lụt. Theo các nhà chức trách Vũ Hán, mực nước của sông Dương Tử có thể ở mức 28m “trong một thời gian dài”. Điều này có nghĩa là mực nước của sông sẽ cao hơn đường phố Vũ Hán 4m.
Ngoài Vũ Hán và một số tỉnh như An Huy, Giang Tây, Triết Giang đều đưa ra cảnh báo đỏ khi mưa lớn tiếp tục làm nước ở sông hồ tràn bờ.
Vào thời điểm này, hiệu quả kiểm soát lũ của đập Tam Hiệp một lần nữa thu hút sự chú ý. Tính đến hết ngày 17/7, mực nước trên các dòng chính ở trung hạ lưu sông Dương Tử đã liên tục 12 ngày vượt mức báo động, riêng hồ chứa đập Tam Hiệp hôm nay (18/7) đã vượt quá cảnh báo lũ hơn 15m. Đây cũng là mực nước cao nhất được ghi nhận tại hồ chứa của con đập này kể từ đầu mùa lũ năm nay. Ông Trần Quế Á, phó kỹ sư trưởng, Ủy ban Tài nguyên nước Trường Giang cho biết, Ủy ban này đang tăng cường xả nước từ hồ chứa Tam Hiệp để kiểm soát mực nước trên sông Dương Tử.
“Chúng tôi dự đoán, dòng chảy 50.000 m3 mỗi giây sẽ đổ vào hồ chứa Tam Hiệp trong ngày 19/7. Hiện mực nước trong hồ vẫn còn cao do trữ lượng nước lũ mặc dù mực nước ở giữa và hạ lưu sông Dương Tử đang xuống chậm sau khi trận lũ đầu tiên rút. Nếu dòng chảy duy trì ở 28.000 m3 mỗi giây thì mức nước trong hồ chứa sẽ vào khoảng 170 m vào ngày 25/7″, ông Trần Quế Á nói.
Cho đến nay, mưa lũ nghiêm trọng đã gây ảnh hưởng đến khoảng 38 triệu người dân Trung Quốc, khiến hơn 2,2 triệu người phải sơ tán, trong khi 141 người đã thiệt mạng hoặc mất tích.
Tại nước láng giềng Ấn Độ, hôm qua, Cơ quan Quản lý thảm họa bang Assam cho biết, các trận lũ lụt đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản ở bang miền Đông Bắc nước này.
Theo cơ quan trên, các trận mưa to gây lũ lụt đến nay đã khiến 71 người thiệt mạng, ảnh hưởng tới gần 4 triệu người ở 27 huyện, cuốn trôi hơn 13 triệu hecta đất canh tác, làm hư hại nhiều nhà cửa, công viên…
Một người dân địa phương cho biết: “Đã ba ngày kể từ khi khu vực này bị ngập lụt. Mặc dù lũ lụt xảy ra hàng năm, nhưng chưa bao giờ nghiêm trọng như thế này. Nhà tôi và mọi thứ đã bị nhấn chìm. Có khu vực ngập nước sâu đến thắt lưng”.
Các trận mưa liên tục cũng gây ra lở đất ở nhiều khu vực khiến nhiều người thiệt mạng. Chính quyền bang đã thành lập các trung tâm cứu nạn và hiện có 49.000 người đang tạm trú tại các cơ sở này.
Theo Ủy ban Nước trung ương, mực nước của tất cả các con sông ở Assam đang dâng cao tới mức nguy hiểm, phá hủy một số cây cầu cũng như một số tuyến đường giao thông đường bộ. Các đơn vị thuộc Lực lượng Ứng phó thiên tai Ấn Độ đã được huy động tới bang Assam hỗ trợ cho lực lượng cứu trợ tại đây triển khai hoạt động cứu hộ, cứu nạn quy mô lớn.
Tình hình tương tự cũng xảy ra ở Indonesia khi các trận lũ quét tại khu vực Bắc Luwu trên đảo Sulawesi đã làm ít nhất 36 người thiệt mạng, 66 người mất tích, hơn 14.000 người bị mất nhà cửa. Hiện lực lượng cứu hộ đang chạy đua với thời gian tìm kiếm người mất tích. Dự kiến hoạt động tìm kiếm này sẽ kéo dài hết cuối tuần này./.
Chiết Giang xả lũ hồ thủy điện
Hồ thủy điện Tân An Giang ở Chiết Giang hôm nay mở 7 cửa xả lũ, khi mực nước vượt giới hạn và vẫn có xu hướng dâng cao.
Từ cuối tháng 5 tới nay, tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc, đã hứng chịu 8 đợt mưa lớn với lượng mưa cao hơn 51% so với trung bình hàng năm. Mực nước ở hồ chứa Tân An Giang, hay còn gọi là Thiên Đảo Hồ, vào 6h ngày 7/7 lên tới 106,93 mét, cao hơn 0,43 mét so với giới hạn lũ và vẫn có xu hướng dâng cao.
Mực nước hồ dâng lên tới 107,29 mét sáng nay, trong khi mưa lớn được dự báo tiếp tục trút xuống, buộc chính quyền Chiết Giang ra lệnh mở ba cổng xả lũ của hồ lúc 10h hôm nay và mở thêm 4 cổng nữa trước 17h. Cổng sẽ đóng khi mực nước hồ hạ xuống 107 mét.
Đợt xả lũ này từ hồ Tân An Giang có thể ảnh hưởng tới 8 thị trấn và thành phố dưới hạ lưu với 300.000 dân.
3 cổng xả lũ của hồ Tân An Giang mở lúc 10h sáng nay. Video: China News.
Đây là lần xả lũ đầu tiên sau 9 năm của hồ Tân An Giang. Lần gần nhất vào tháng 6/2011, hồ mở 3 cổng xả trong 33 giờ.
Hồ thủy điện Tân An Giang là hồ nhân tạo, hoàn thiện vào tháng 9/1959, rộng hơn 567 km2, một trong những thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Chiết Giang.
Lượng mưa trung bình tại Trung Quốc trong tháng 6 là 112,7 mm, cao hơn 13,5% so với trung bình hàng năm. Gần 60% địa phương ở miền nam Trung Quốc đã hứng chịu nhiều đợt mưa lớn, gây lũ lụt nghiêm trọng. Giới chức cảnh báo miền nam Trung Quốc sẽ tiếp tục hứng chịu các trận mưa lớn đến hết ngày 13/7.
Trung Quốc: Tại sao đập Tam Hiệp không cản nổi lũ lụt trên sông Dương Tử? Lũ lụt liên tục xảy ra ở hạ lưu đập Tam Hiệp của Trung Quốc khiến người ta đặt câu hỏi về mục đích tạo ra con đập này. Hôm 29-6, trang Taiwan News (Đài Loan) đưa tin lượng mưa lớn trong nhiều ngày qua đã gây ra lũ lụt nghiêm trọng cho 26 tỉnh của Trung Quốc, đặt hơn 10 triệu người...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ đổi chiến lược viện trợ Ukraine: Giữ xe tăng Australia, thúc Hy Lạp chuyển giao Patriot

Cuộc đua giành tuyến đường vận tải ở Trung Á: Ai sẽ thống trị 'Con đường tơ lụa' mới?

Israel kiểm soát cháy rừng sau tình trạng khẩn cấp

Bế tắc triển vọng hòa bình ở Ukraine lẫn Trung Đông

Cuộc đua vào Nhà Xanh ngày càng nóng bỏng

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio giữ 4 chức cùng lúc

Hàn Quốc: Đảng cầm quyền lựa chọn ứng cử viên tổng thống

Hé lộ khả năng diễu binh ở Mỹ vào sinh nhật ông Trump

Israel không kích nhiều địa điểm ở Syria

Vừa từ chức, cựu thủ tướng Hàn Quốc ra tranh cử tổng thống, nêu 3 mục tiêu

Thiếu niên tự kỷ Nigeria lập kỷ lục thế giới về hội họa

Chiến lược 'hai mũi nhọn' của EU đối phó với thuế quan của Tổng thống Trump
Có thể bạn quan tâm

Sao nam nghèo nhất Trung Quốc trẻ mãi không già sau 30 năm, tài năng xuất chúng nhưng chẳng thèm kiếm tiền
Hậu trường phim
23:52:42 03/05/2025
Bài học quá đời từ Lật Mặt 8: Đời cha ăn mặn, đời con không nhất thiết khát nước!
Phim việt
23:35:04 03/05/2025
Daesung khẳng định fan Việt "out trình" trong đêm concert tại Việt Nam, loạt hit BIGBANG vang lên bùng nổ nhưng vẫn còn điều gây tiếc nuối!
Nhạc quốc tế
23:26:38 03/05/2025
Lý do chớ bỏ lỡ 'Mật danh: Kế toán 2': Màn trở lại đỉnh cao của cặp anh em giang hồ Ben Affleck - Jon Bernthal?
Phim âu mỹ
23:04:33 03/05/2025
Hòa Minzy xinh đẹp với trang phục dân tộc, Phương Oanh đi xông hơi cùng 2 con
Sao việt
22:58:23 03/05/2025
Chiếm đoạt gần 500 triệu đồng bằng thủ đoạn làm hồ sơ du học Hàn Quốc
Pháp luật
22:54:38 03/05/2025
Lần hiếm hoi ca nương Kiều Anh xuất hiện cùng chồng đại gia trên sóng VTV
Tv show
22:49:42 03/05/2025
Hình ảnh mặt mộc của Winter (aespa) gây tranh cãi
Sao châu á
22:29:01 03/05/2025
Kha Ly tái xuất sau khi sinh, cùng chồng góp giọng trong dự án đặc biệt
Nhạc việt
21:59:53 03/05/2025
Mỹ nhân nóng bỏng đang vướng tin đồn hẹn hò với tài tử Tom Cruise
Sao âu mỹ
21:56:28 03/05/2025