Trung Quốc và âm mưu “thôn tính” Hoa Đông, Biển Đông
Thông báo của Trung Quốc về việc thành lập “ Vùng phòng không” trên biển Hoa Đông cho thấy chính sách ngoại giao yếu kém và đầy tính phản kháng của Bắc Kinh. Vậy ý đồ của Trung Quốc với khu vực này là gì?
Việc Trung Quốc bất ngờ khẳng định nước này có quyền đưa ra hành động phòng vệ chống lại máy bay nước ngoài trong “Vùng phòng không” có thể là nỗ lực nhằm khơi dậy chủ nghĩa dân tộc trong nước hoặc là hành động phản ứng lại sự quyết liệt ngày càng tăng của Nhật Bản. Dù cho động cơ đích thực là gì đi nữa, Trung Quốc có lẽ đã không ngờ các quốc giá khác trong khu vực phản ứng nhanh và dữ dội như vậy: Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc lần lượt điều động trực tiếp máy bay vào khu vực này mà không báo trước cho Bắc Kinh.
Một chiếc trực thăng của Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản cất cánh từ tàu sân bay USS George Washington trong cuộc tập trận chung hôm 2/11.
Sau hành động vội vàng này của Trung Quốc, Đông Bắc Á sẽ phản ứng với sự hậu thuẫn vừa phải của Mỹ. Nhưng không may cho chính quyền Obama, đây không phải là hành động nhất thời của Trung Quốc chỉ để đáp trả một Nhật Bản đang nóng nảy. Trên thực tế, “Vùng phòng không” là một phần trong chiến lược lâu dài của Trung Quốc nhằm thay đổi tình trạng thực tế và tăng cường quyền kiểm soát đối với biển Hoa Đông và Biển Đông.
Để hiểu tại sao Trung Quốc có chiến lược nói trên, phải hiểu câu chuyện về “Vùng phòng không” trước khi Nhật Bản quốc hữu hóa 3 trong số 5 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư năm 2012, sự kiện có thể coi là bước khởi đầu cho tình trạng căng thẳng Nhật – Trung hiện nay.
Cách đây 3 thập kỷ, Trung Quốc và Nhật Bản nhất trí gạt bỏ bất đồng về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư để tập trung vào vấn đề chung là Liên Xô. Sau đó vào năm 1992, chính Trung Quốc rút lui trước và tuyên bố chủ quyền với quần đảo này.
Năm 2008, cũng chính Trung Quốc là quốc gia hành động bằng cách bắt đầu mở rộng các cuộc tuần tra trên biển ở trong và ngoài vùng biển quanh Senkaku/Điếu Ngư. Trong những năm gần đây, tàu hải giám Trung Quốc đã tiến hành ít nhất 1 lần tuần tra/ ngày ở gần quần đảo này và đã tiến vào vùng 12 hải lý tới hàng trăm lần.
Video đang HOT
Trong khi đó, các đơn vị hải quân Trung Quốc đã bao vây Nhật Bản và tiến hành các cuộc tập trận quân sự ở mọi hướng xung quanh Nhật Bản. Nói cách khác, cho tới lúc Tokyo mua lại các hòn đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư từ người chủ tư nhân, Trung Quốc đã gây sức ép với Nhật Bản tới mức đáng báo động.
Tất nhiên, chính sách ngoại giao của cả Nhật Bản và Trung Quốc về Senkaku/Điếu Ngư đều có lúc vô lí nhưng sự khác biệt là Nhật Bản – quốc gia kiểm soát quần đảo này- tìm mọi cách để duy trì tình trạng hiên này còn Trung Quốc thì ra sức thay đổi tình trạng đó.
Và Nhật Bản không phải là mục tiêu duy nhất của Trung Quốc. Bắc Kinh cũng đã gây sức ép với Manila về bãi cạn Scarborough trên Biển Đông. Sau cuộc đối đầu tàu hải quân Trung Quốc – Philippines tại bãi cạn này vào tháng Tư năm ngoái, Bắc Kinh tăng cường hiện tàu hải giám và máy bay ở khu vực này. Đồng thời, Trung Quốc cũng cấm nhập khẩu một số mặt hàng từ Philippines (hành động này cũng giống như việc Trung Quốc từng cấm xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản vì tranh chấp chủ quyền).
Không giống như cuộc tranh chấp hiện nay với Nhật Bản, bãi cạn Scarborough đã thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc. Các ngư dân Philippines đã bị cấm bước vào khu vực bãi cạn này.
Không quân và hải quân Nhật Bản quá mạnh nên trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ không “dám” tìm cách chiếm Senkaku/Điếu Ngư. Nhưng Nhật Bản và một số quốc gia Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc hiểu rằng qua vụ bãi cạn Scarborough, Trung Quốc muốn thực hiện kế “giết gà dọa khỉ”. Hầu hết các nhà quan sát đều nhất trí rằng Trung Quốc chắc chắn có ý đồ thực hiện lại chính kịch bản Scarborough với Senkaku/Điếu Ngư nhưng theo cách thức chậm rãi hơn. Mặc dù các nước nhỏ vẫn im lặng trước thông báo lập “Vùng phòng không” của Trung Quốc nhưng phần lớn các nước này vẫn âm thầm thúc giục Nhật Bản không lùi bước.
Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ đã khẳng định sẽ không để “Vùng phòng không” của Trung Quốc làm ảnh hưởng tới hoạt động quân sự của các nước này ở khu vực. Để chứng minh, Lầu Năm Góc điều 2 máy bay ném bom B-52 từ đảo Guam tới “Vùng phòng không” mà không báo trước cho Bắc Kinh. Sau đó, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng làm theo Mỹ, điều động chiến đấu cơ ra khu vực này.
Phó tổng thống Mỹ Joe Biden đang công du tới 3 quốc gia Đông Bắc Á: Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Theo tác giả Michael J. Green trên trang Foreign Affairs, nếu thông báo thiết lập “Vùng phòng không” của Trung Quốc là một phần của chiến lược sâu xa hơn là o bế các quốc gia nhỏ hơn và mở rộng quyền kiểm soát khu vực tây Thái Bình Dương – như nhiều quốc gia trong khu vực vẫn lo ngại – Washington nên chuẩn bị cho một “cuộc đua ý chí” lâu dài với Bắc Kinh.
Cũng theo tác giả này, chính quyền Mỹ nên xem xét tới bức tranh lớn hơn của cả khu vực. Mỹ nên thực thi một số chính sách như “Trục châu Á” bao gồm thông báo chung Mỹ – Nhật hồi tháng 10 rằng Washington và Tokyo sẽ sửa lại bản phương hướng quốc phòng song phương để đối phó với các biến cố, bao gồm các biến cố do Trung Quốc gây ra.
Michael J. Green cho rằng chính quyền Obama nên theo đuổi một chương trình hành động chặt chẽ. Điều đó có nghĩa chính quyền Mỹ phải đánh giá chính xác ý đồ chiến lược của Bắc Kinh. Đối đầu Mỹ – Trung không phải là không thể tránh khỏi và phạm vi hợp tác giữa hai nước còn rất rộng lớn. Chắc chắn trong chuyến thăm Bắc Kinh lần này, Phó tổng thống Joe Biden sẽ nhấn mạnh khía cạnh tích cực của mối quan hệ Mỹ – Trung và điều đó hoàn toàn hợp lý.
Tuy nhiên, ông Biden cũng sẽ phải làm rõ thông điệp rằng Mỹ đã sẵn sàng hợp tác với các đồng minh và đối tác trong khu vực để Trung Quốc hiểu rằng nước này sẽ không thể duy trì lối hành xử kiểu ép buộc. Ở Tokyo và Seoul, ông Biden nên dành thời gian lắng nghe ý kiến của các đồng minh về những nguy cơ ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Vấn đề của các đồng minh cũng chính là vấn đề của Mỹ, không phải vì mối quan hệ đồng minh mà lúc này có thể là thời điểm Trung Quốc quyết định cách thức sử dụng quyền lực của nước này.
Theo Infonet
Đánh bom căn cứ quân sự làm 4 tướng Syria thiệt mạng
Hôm qua, quân nổi dậy Syria đã đánh bom một căn cứ quân sự ở ngoại ô thủ đô Damascus làm 31 quân nhân thiệt mạng, trong đó có 4 viên tướng.
Khói bụi bốc lên mù mịt sau khi tòa nhà bị đánh bom.
Vụ tấn công diễn ra trong bối cảnh quân chính phủ Syria đang phát động chiến dịch tấn công lớn nhằm vào các vị trí của quân nổi dậy ở xung quanh thủ đô Damascus và Aleppo, thành phố lớn thứ hai cả nước nằm ở miền Bắc.
"Toàn bộ các binh sĩ làm nhiệm vụ ban đêm trong tòa nhà đã thiệt mạng. Nếu vụ nổ chỉ xảy ra sớm hơn một giờ đồng hồ thì số người chết có thể đã lên tới 200 người", Giám đốc Tổ chức giám sát nhân quyền Syria (SOHR), ông Rami Abdel Rahman, cho biết qua điện thoại.
Cũng theo vị giám đốc này, trong số các nạn nhân có 4 tướng quân độ Syria.
"Trong số 31 quân nhân thiệt mạng trong vụ đánh bom làm sập tòa nhà tại căn cứ vận tải quân sự ở Harasta có 3 tướng và 1 chuẩn tướng", ông Rami Abdel Rahman cho biết thêm.
Theo ông này, vụ tấn công xảy ra chỉ vài ngày sau khi các binh sĩ trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad tái chiếm một số khu vực từng thuộc quyền kiểm soát của quân nổi dậy trong một năm qua.
Ông cũng cho biết chất nổ dường như được "đặt bên trong hoặc phía dưới tòa nhà trong một đường hầm" và rất có thể phiến quân đã đột nhập vào căn cứ trên.
"Tòa nhà căn cứ quân sự đã bị sức nổ của quả bom đánh sập hoàn toàn", ông nói.
Nhóm phiến quân mang tên Lữ đoàn Direh al-Aasmeh (Lá chắn Damascus) đã nhận tiến hành vụ tấn công trên.
Thị trấn Harasta hầu như đã nằm trong tầm quyền kiểm soát của quân chính phủ nhưng đôi khi vẫn xảy ra các vụ tấn công lẻ tẻ của các tay súng đang cố bám trụ tại đây.
Theo Dantri
Mất hàng loạt tướng lĩnh, phe nổi dậy sắp gục ngã Quân đội trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad đã thực hiện một cuộc không kích tiêu diệt một tướng lĩnh cấp cao của Sư đoàn nổi dậy Hồi giáo Liwa Al-Tawhid ở Aleppo , làm bị thương thủ lĩnh và một nhà lãnh đạo khác của lực lượng này. Cùng lúc, trên các mặt trận khác, thêm 4 tướng lĩnh phe nổi...