Trung Quốc và 100 ngày hành động quản lý dịch tả lợn châu Phi
Theo thông báo mới nhất trong tháng vừa qua đã có 3 tỉnh của Trung Quốc tiếp tục được bổ sung vào danh sách bùng phát dịch tả lợn Châu Phi (ASF). Sự lan tràn với tốc độ chóng mặt này cho thấy tất cả các khu vực địa lý của Trung Quốc đang dần bị ảnh hưởng bởi bệnh dịch này.
Ước tính tại thị trường Trung Quốc cho đến nay có khoảng 1 triệu con lợn bị nhiễm bệnh đã được loại bỏ để ngăn chặn tốc độ lan truyền của bệnh dịch. Tuy nhiên, con số này có thể lên tới 100 triệu con trong năm 2019.
Sau Hội nghị chuyên đề quốc tế Bắc Kinh về Dịch tả lợn Châu Phi, Trung Quốc đã công bố kế hoạch hành động 100 ngày để quản lý và ngăn chặn sự bùng phát của ASF, lập hệ thống tự kiểm tra tại trang trại và hệ thống đóng quân thú y chính thức tại hệ thống các lò giết mổ.
Dịch tả lợn châu Phi đã khiến 1 triệu con lợn ở đất nước đông dân nhất thế giới buộc phải tiêu hủy. Ảnh: IT
Các lò mổ ở Trung Quốc trung bình xử lý từ 50.000 đến 100.000 con lợn mỗi năm. Trong thông báo, chính quyền Trung Quốc xác định quy trình giết mổ là mối liên kết chính giữa sản xuất và đưa thịt lợn ra thị trường. Do mối quan hệ này, đây là nơi lý tưởng để có các can thiệp kịp thời nhằm hạn chế sự lây truyền vi-rút tả lợn Châu Phi (ASF).
Các bộ dụng cụ thử nghiệm cho ASF giờ được cấp sẵn cho các trang trại. Điều này sẽ giúp cho các nhà sản xuất phát hiện kịp thời và nhận biết rõ hơn cách virus được đưa vào đàn lợn của mình. Các bộ dụng cụ thử nghiệm này cũng sẽ cung cấp cho người nông dân phương tiện theo dõi các điểm được coi là ổ phát nguồn dịch bệnh và nhanh chóng xác định các trường hợp bị mắc ASF.
Video đang HOT
Kiểm soát là một trong những công cụ quan trọng để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi ở Trung Quốc. Ảnh: IT
Thử nghiệm tại chỗ ở các trang trại là một khởi đầu để Trung Quốc bảo vệ sự lan tràn của dịch bệnh từ nơi sản xuất đến các lò giết mổ. Trước đây, chỉ có một số phòng thí nghiệm hạn chế để tiến hành các xét nghiệm cho ASF. Những thay đổi này đã cho phép các trang trại tinh chỉnh các biện pháp an toàn sinh học, phân biệt giữa các nguồn thức ăn và nhanh chóng ứng phó với dịch bệnh.
Tiếp theo, một hệ thống các bác sĩ thú y đã được đào tạo kỹ thuật dưới sự giám sát của chính quyền địa phương mỗi nơi sẽ được đặt tại các lò giết mổ và tiến hành các xét nghiệm, kiểm dịch động vật để phát hiện ra các con lợn bị ASF. Chính quyền địa phương mỗi nơi phải chịu trách nhiệm đảm bảo tính chính xác của kết quả kiểm tra trước khi gửi cơ sở dữ liệu về các lò mổ lên chính phủ theo hạn định trước ngày 1/7/2019.
Chính phủ Trung Quốc đang tạo ra một cơ sở dữ liệu của các lò mổ với mục đích tạo ra một hệ thống trực tuyến có thể cấp chứng chỉ kiểm dịch. Kế hoạch hành động cũng phác thảo những nỗ lực để đảm bảo rằng các xét nghiệm lâm sàng xác nhận ASF là đáng tin cậy và có chất lượng phù hợp.
Chính phủ Trung Quốc cũng đang có một sự thay đổi theo hướng khu vực hóa chính sách nông nghiệp. Theo đó, một loạt chính sách được đưa ra để cân bằng tốt hơn giữa nhu cầu tiêu thụ thịt heo và nguồn cung cũng như năng lực giết mổ.
Một trọng tâm chính của kế hoạch hành động Trung Quốc về ASF là các nỗ lực phát triển loại vắc-xin cho vi-rút này. Dù vẫn còn nhiều thách thức cho chính phủ Trung Quốc vì vắc-xin vừa phải bảo vệ lợn chống lại căn bệnh, đồng thời ngăn ngừa lây truyền thêm, nhưng một loại vắc-xin tiềm năng trong giai đoạn thử nghiệm đã được tìm ra. Chính phủ Trung Quốc chưa đưa loại vắc-xin này vào sử dụng rộng rãi nhưng nó mở ra một hướng mới trong tương lai về khả năng loại bỏ hoàn toàn ASF.
Theo Danviet
400 ổ dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở một tỉnh miền Tây
Chưa đầy 4 tháng, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã xuất hiện trên 400 ổ dịch tả lợn châu Phi. Theo đó, có 176 ấp, khu vực/53 xã, phường, thị trấn trong tỉnh này có ổ dịch.
Trưa nay (19/7), trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Trần Chí Hùng - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang cho biết, đến nay, tỉnh này đã có trên 400 ổ dịch tả lợn (heo) châu Phi.
Hậu Giang đã có trên 400 ổ dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: I.T
Trước đó, trong tháng 4/2019, tỉnh Hậu Giang phát hiện một ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên ở xã Nhơn Nghĩa A (huyện Châu Thành A). Ngay sau đó, dịch bệnh này nhanh chóng lây lan sang các địa phương lận cận trong toàn tỉnh.
Theo Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang, số lợn chết và tiêu huỷ do dịch bệnh đã lên trên 10.000 con. Số ổ dịch tả xảy ra ở 176 ấp, khu vực/53 xã, phường, thị trấn. Trong đó, đã có 5 xã, phường, thị trấn thuộc 4 huyện, thị xã đã qua 30 ngày.
Cụ thể là xã Trường Long Tây (thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A), xã Tân Long (huyện Phụng Hiệp), xã Vĩnh Viễn A (huyện Long Mỹ) và phường Lái Hiếu (thị xã Ngã Bảy).
"Số ổ dịch tả lợn châu Phi ở tỉnh Hậu Giang lớn là do số hộ dân nuôi lợn theo hình thức nhỏ lẻ nhiều, tức nuôi không tập trung" - ông Hùng nói.
Cũng theo Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang, trước mắt, người dân không thể tái đàn nên dự báo sẽ xảy ra tình trạng thiếu thịt lợn cung cấp trong thời gian tới.
Hiện nay, Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang đang tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan thực hiện hỗ trợ kinh phí cho người dân có lợn chết và tiêu huỷ do dịch tả lợn châu Phi gây ra.
Theo Danviet
Mất 3,3 triệu con lợn, chấp nhận sống chung với dịch tả lợn châu Phi Hiện dịch tả lợn châu Phi đã lan ra 62/63 tỉnh thành, khiến 3,3 triệu con lợn bị tiêu hủy. Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, đã đến lúc cần xác định "sống chung" với dịch bệnh này, đồng thời coi an toàn sinh học là cánh cửa duy nhất có thể chặn nguồn lây lan của virus. "Sống chung" với...