Trung Quốc tuyển hơn 2 triệu người theo dõi mạng
Báo chí nhà nước Trung Quốc cho hay hơn 2 triệu người ở nước này đã được chính phủ tuyển dụng để theo dõi các hoạt động trên mạng.
Theo tờ Beijing News ( Tin tức Bắc Kinh), những người theo dõi này được gọi là nhà phân tích ý kiến internet, được nhà nước hoặc các cơ quan thương mại trả lương. Họ thuộc mọi tầng lớp, thậm chí là cả các doanh nhân. Tờ báo cũng cho biết những người này không được yêu cầu xóa bỏ các đăng tải trên mạng.
Họ “thu thập cẩn thận và phân tích ý kiến của công chúng trên các tiểu blog và báo cáo cho các nhà ra quyết sách”, tờ báo cho hay.
Ngoài ra, tờ báo cũng cho biết thêm chi tiết về công việc của một số nhà theo dõi mạng này.
Ví dụ, Tang Xiaotao đã làm công việc này gần 6 tháng, nhưng không hé lộ nơi làm việc của mình. “Anh ngồi trước máy tính mỗi ngày và mở một ứng dụng, đánh từ khóa được khách hàng giao.”
“Sau đó, anh theo dõi những ý kiến không tích cực liên quan đến các khách hàng và thu thập chúng, rồi viết báo cáo, gửi cho khách hàng”, tờ báo cho hay.
Cũng theo tờ báo, phần mềm được sử dụng ở văn phòng thậm chí còn tiên tiến và được hàng ngàn server hỗ trợ, có thể giám sát được cả các trang web ở bên ngoài Trung Quốc.
Trung Quốc hiếm khi hé lộ bất kỳ thông tin nào liên quan đến quy mô và sự tinh vi của lực lượng giám sát mạng của nước này. Người ta tin rằng 2 triệu giám sát viên internet trên là một phần trong đội quân khổng lồ mà chính phủ Trung Quốc giao phó kiểm soát internet.
Video đang HOT
Tờ Tin tức Bắc Kinh cho biết thêm, chính phủ Trung Quốc cũng dự kiến lần đầu tiên tổ chức các lớp tập huấn cho các giám sát viên từ ngày 14-18/10. Tuy nhiên, không rõ là đợt tập huấn này là dành cho các giám sát viên hiện nay hay cho những người mới.
Đợt tập huấn sẽ dạy cho người học cách phân tích, đánh giá thông tin đăng tải trên mạng và xử lý tình huống khủng hoảng.
Tiểu blog nổi tiếng Trung Quốc nhất – Sina Weibo, được khai trương vào năm 2010, hiện đã có hơn 500 triệu người đăng ký tham gia, với 100 triệu dòng đăng tải mỗi ngày.
Chủ đề được đăng tải rất rộng, từ sở thích cá nhân, tới sức khỏe, buôn chuyện của sao, an toàn thực phẩm nhưng cũng bao gồm cả những vấn đề chính trị, tham nhũng của các quan chức.
Mặc dù công việc này đã được bắt đầu ít nhất từ 6 năm trước, nhưng Bộ Lao động của Trung Quốc mới chỉ liệt kê công việc của họ là công việc chính thức vào đầu tháng này và được Trung tâm hướng dẫn kỹ thuật đào tạo tuyển dụng Trung Quốc (thuộc Bộ lao động) chứng nhận.
Trung Anh
Theo BBC, SCMP
Những quyết định bên ngoài Trung Nam Hải
Đại hội lần thứ 13 của đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra năm 1987 là thời điểm chuyển giao quyền lực cho thế hệ lãnh đạo trẻ hơn. Tuy nhiên, có những quyết định quan trọng vẫn cần được đưa ra bởi các lãnh đạo kỳ cựu.
Cổng chính của Trung Nam Hải trên đường Trường An ở Bắc Kinh. Ảnh: Asahi Shimbun
Đại hội toàn quốc lần thứ 13 diễn ra tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh mùa thu năm 1987 được dự báo là một sự kiện trọng đại khi đảng Cộng sản Trung Quốc chuyển giao quyền lực cho thế hệ lãnh đạo trẻ hơn.
Sau một chặng đường dài, Đặng Tiểu Bình thôi giữ chức vụ trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc. Tuy nhiên, lời phát biểu của Triệu Tử Dương, người được chọn làm tổng bí thư cho thấy một câu chuyện dài khác.
"Không có gì thay thế được sự sáng suốt và kinh nghiệm của đồng chí Đặng Tiểu Bình. Trong các vấn đề quan trọng nhất, chúng ta sẽ tiếp tục trở lại để xin chỉ thị của ông", Triệu Tử Dương nói.
Đề xuất của Triệu về việc tham khảo ý kiến của Đặng Tiểu Bình trước khi quyết định những vấn đề quan trọng được hưởng ứng bằng những tràng pháo tay và ủng hộ nhiệt liệt.
Đó là thời điểm khẳng định vị trí lãnh đạo tối cao của ông Đặng, ngay cả khi ông đã nghỉ hưu và rời khỏi Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị. Do đó, sự thay đổi trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao thực ra không triệt để.
Câu nói của ông Triệu không bao giờ được công bố và không xuất hiện trong thông cáo của đại hội đảng. Tuy nhiên, ông Bào Đồng, 80 tuổi, làm trợ lý cho ông Triệu đến năm 1980, xác nhận phát biểu trên.
"Không thể sai được, chính tôi đã ghi lại phát biểu của ông Triệu", ông Bào nói.
Triệu Tử Dương trở thành tổng bí thư phần lớn nhờ vào sự ủng hộ của Đặng Tiểu Bình, sau khi ông phát biểu câu nói kể trên.
Khoảng 18 tháng sau đó, vào tháng 4/1989, sinh viên và các nhà hoạt động tổ chức biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn. Ý kiến bắt đầu chia rẽ trong Ủy ban Thường vụ về việc đối phó với họ như thế nào.
Triệu Tử Dương kêu gọi một phản ứng vừa phải và mô tả những đấu tranh của các sinh viên là "lòng yêu nước". Ngược lại, Thủ tướng Lý Bằng chủ trương các biện pháp cứng rắn.
Theo ông Bào, Đặng Tiểu Bình mời các lãnh đạo cấp cao đến nhà ông vào ngày 17/5/1989 và đưa ra quyết định cần phản ứng mạnh mẽ. Việc này khiến Triệu Tử Dương bị hạ bệ. Khi Triệu trở về văn phòng và nhà ở tại Trung Nam Hải, ông nói với trợ lý Bào bằng giọng nói yếu ớt: "Tôi thua".
Một phần tư thế kỷ đã trôi qua từ sau sự kiện Thiên An Môn và Trung Quốc không còn có nhà lãnh đạo nào đủ lôi cuốn như Đặng Tiểu Bình. Các tài liệu công khai của đảng giải thích rằng hệ thống hiện tại là hệ thống "lãnh đạo tập thể" của các thành viên Ủy ban Thường trực Bộ Chính trị.
Trong kỳ đại hội năm ngoái, con số Ủy viên thường trực rút từ 9 xuống còn 7 người. Mặc dù quá trình bàn bạc không được công bố, nhưng các nguồn tin thân cận với đảng nói rằng không bao giờ con số được rút xuống thành số chẵn là 8.
Xem thêm: Cuộc họp quyết định số phận Bạc Hy Lai
Kể từ năm 1992, khi ông Giang Trạch Dân trở thành tổng bí thư, nguyên tắc đã ấn định con số Ủy viên Thường trực là số lẻ. Các nguồn tin giải thích rằng như vậy sẽ đảm bảo các quyết định sẽ được thông qua kể cả khi có sự bất đồng ý kiến trong Ủy ban Thường trực.
Theo VNE
Nhật Bản thành lập Hội đồng an ninh Quốc gia Phát biểu trước báo giới ngày 7-6, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết, Chính phủ nước này vừa thông qua một dự luật về việc thành lập Hội đồng an ninh quốc gia nhằm giám sát toàn diện tình hình an ninh trong nước cũng như đối phó với những mối đe dọa ngày càng tăng ở nước...