Trung Quốc tuyên bố xây lấn đảo nhân tạo ở Biển Đông vì mục đích quân sự
Trung Quốc ngày 9/4 đã công khai kế hoạch sử dụng các hòn đảo nước này bồi đắp trái phép trên Biển Đông vì mục đích quốc phòng cũng như dân sự, bất chấp phản ứng dữ dội từ các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế.
Một bức ảnh vệ tinh do Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) công bố mới đây cho thấy Trung Quốc xây lấn rất mạnh tại khu vực bãi đá Vành Khăn (Ảnh: CSIS)
Thông tin được người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh công bố với báo giới, liên quan đến hoạt động bồi đắp và xây dựng trên các bãi đá trong khu vực quần đảo Trường Sa.
Theo lập luận của Bắc Kinh, việc bồi đắp và xây lấn này là cần thiết một phần do nguy cơ xảy ra bão trong khu vực có nhiều tuyến tàu bè qua lại và cách xa đất liền.
“Chúng tôi đang xây dựng những nơi trú ẩn, hỗ trợ hoạt động đi lại, tìm kiếm cứu nạn cũng như các dịch vụ dự báo khí tượng hàng hải; các dịch vụ nghề cá và các dịch vụ hành chính khác” cho Trung Quốc và các quốc gia láng giềng, bà Hoa nói.
Video đang HOT
Các hòn đảo và bãi đá cũng sẽ đáp ứng nhu cầu phòng thủ quân sự của Trung Quốc, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc tuyên bố mà không lý giải thêm.
Đây là một trong những lần hiếm hoi Trung Quốc công bố chi tiết các kế hoạch của mình đối với các hòn đảo nhân tạo mà nước này đang bồi đắp, xây lấn trái phép. Tổng cộng có 7 bãi san hô đã bị Trung Quốc bồi đắp bằng cát và xây dựng các công trình bất chấp phản ứng từ các nước có tuyên bố chủ quyền với khu vực này.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter, người đang có chuyến công du Nhật và Hàn Quốc tuần này, cũng đã lên tiếng chỉ trích động thái trên của Bắc Kinh.
“Công tác xây dựng liên quan là vấn đề hoàn toàn trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc. Việc này là công bằng, hợp lý, phù hợp với luật pháp và không nhắm vào bất kỳ nước nào. Không có gì để chỉ trích về việc này”, bà Hoa Xuân Oánh không ngần ngại tuyên bố.
Cho đến nay, Trung Quốc vẫn tuyên bố chủ quyền với hầu như toàn bộ Biển Đông, nơi mỗi năm có khoảng 5.000 tỷ USD hàng hóa được các đoàn tàu vận chuyển qua. Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và đảo Đài Loan cũng có các tuyên bố chủ quyền chồng tại Biển Đông.
Hiện các công nhân Trung Quốc đang xây dựng nhiều cảng, kho trữ nhiên liệu cũng như 2 đường băng, mà theo các chuyên gia sẽ giúp Bắc Kinh hoạch định sức mạnh sâu xuống trái tim hàng hải của Đông Nam Á.
Giới chức hải quân phương Tây và châu Á tin rằng, Trung Quốc sẽ cảm thấy dễ dàng tìm cách giới hạn cả giao thông trên biển và trên không qua khu vực này, một khi các hòn đảo nhân tạo nước này dựng lên hoàn tất.
Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển không cho phép những hòn đảo được bồi đắp được hưởng vùng lãnh hải 12 hải lý, nhưng một số quan chức e ngại rằng, Trung Quốc sẽ không e ngại văn kiện này, và sẽ tìm mọi cách ngăn cản hải quân các nước khác đi qua vùng biển này.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo dantri
Trung Quốc ngang nhiên phủ nhận tấn công tàu cá Việt Nam
Hôm nay (10/9), Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) xác nhận, các lực lượng chức năng của Trung Quốc đã lên các tàu đánh cá của Việt Nam trong khi các tàu cá này đang hoạt động bình thường tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hồi tháng trước, phủ nhận cáo buộc từ phía Việt Nam cho rằng các tàu đánh cá này bị tấn công.
Trong cuộc họp báo tại Trung Quốc ngày 10/9, bà Hoa nói, tàu cá của Việt Nam đã sử dụng thuốc nổ để đánh cá trong khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên biển Đông. Các lực lượng chấp pháp của Trung Quốc đã lên thuyền và tịch thu chất nổ.
Đồng thời, bà Hoa cho biết, "chúng tôi yêu cầu phía Việt Nam sử dụng các biện pháp hiệu quả tăng cường giáo dục và quản lý ngư dân, ngừng ngay các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp trong vùng biển thuộc quần đảo Tây Sa" - tên gọi mà Trung Quốc sử dụng để gọi quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ông Lê Hải Bình - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam
Theo Reuters, ngày 9/9, Bộ Ngoại Việt Nam khẳng định, hai thuyền cao su của Trung Quốc đã khống chế một chiếc thuyền đánh cá của Việt Nam, tịch thu tài sản trong khi thuyền này đang hoạt động bình thường trong khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngoài ra, các lực lượng của Trung Quốc còn "xâm nhập và phá hoại" thuyền, đánh đập ngư dân Việt Nam; khống chế, tịch thu tài sản trên hai chiếc thuyền đánh cá khác của ngư dân Việt Nam.
Trước đó, ngày 9/9, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết, hành động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối và yêu cầu bồi thường. Đồng thời, yêu cầu Trung Quốc xử lý nghiêm các hành vi của lực lượng chức năng Trung Quốc như khống chế, đập phá, lấy tài sản của ngư dân Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa.
Theo Giao Thông Vận Tải
Nỗi đau của một vị tướng "Có lần, các mạ đã tìm đến, trách móc: "Mạ sinh con ra, có tên, có tuổi. Khi con lớn, mạ giao con cho đơn vị, cho huyện, cho tỉnh đi cứu nước. Răng chừ lại bảo là "vô danh". Nếu chưa xác định được tên thì các chú cũng đừng bảo là "vô danh", đau lòng mạ lắm...", ông rút chiếc khăn...