Trung Quốc tuyên bố tiếp tục phái chiến hạm tuần tra Biển Đông
Tại diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La, một vị tướng cấp cao của Trung Quốc hôm nay 2/6 tuyên bố chiến hạm của nước này sẽ tiếp tục tuần tra Biển Đông và các vùng biển khác mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.
Trung tướng Qi Jianguo, phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) phát biểu tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La ngày 2/6.
Trung tướng Qi Jianguo, phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), lớn tiếng tuyên bố rằng các cuộc tuần tra của nước này là hợp pháp và chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Hoa đông là không thể tranh cãi.
“Tại sao tàu chiến Trung Quốc tuần tra Hoa Đông và Biển Đông? Tôi cho rằng chúng ta đều rõ về điều này”, ông Qi cho biết tại diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La diễn ra ở Singapore
“Quan điểm của chúng tôi về Biển Đông và Hoa Đông là chúng nằm trong chủ quyền của Trung Quốc. Chúng ta đều rất rõ về điều đó”, ông cho biết qua một phiên dịch.
“Vì vậy tàu chiến Trung Quốc và các hoạt động tuần tra đều hợp pháp và không thể tranh cãi”.
Video đang HOT
Ông Qi đưa ra bình luận trên khi nhận được một câu hỏi từ một đại biểu sau khi ông có bài phát biểu tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La. Trong bài phát biểu, ông đã tìm cách trấn an các nước láng giềng rằng Trung Quốc không có tham vọng bá chủ.
“Trung Quốc không bao giờ coi mở rộng ngoại bang và chinh phạt quân sự là chính sách quốc gia”, ông cho biết trong bài phát biểu.
“Mặc dù những vấn đề nóng gần đây ở khu vực lân cận của Trung Quốc không ngừng phức tạp, chúng tôi luôn luôn khẳng định xung đột và bất đồng phải được giải quyết đúng mực qua đối thoại, tham vấn và thương lượng hòa bình.”
Tuy nhiên, một đại biểu cho rằng có vẻ như khu vực ngày càng gia tăng nghi ngờ về những ý định hòa bình của Trung Quốc, bởi nó mâu thuẫn với những động thái Bắc Kinh phái tàu hải quân tuần tra vùng biển mà các nước khác cũng tuyên bố chủ quyền.
Hiện Trung Quốc tranh chấp chủ quyền với Brunei, Malaysia,Philippines, Việt Nam ở Biển Đông.
4 nước Đông Nam Á này có chủ quyền một phần ở Biển Đông, nhưng Trung Quốc lại tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ vùng biển, ăn cả vào vùng biển,đảo sát bờ biển với các nước khác, trong khi cách xa bờ biển Trung Quốc hàng ngàn km.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng tranh chấp với Nhật trên hồ sơ Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông.
Tháng trước Manila đã phản đối cái gọi là “sự hiện diện khiêu khích và phi pháp” của một tàu chiến Trung Quốc gần bãi Cỏ Mây, thuộc Trường Sa, Việt Nam, nhưng bị quân đội Philippines chiếm đóng.
Ngoài ra, cũng có những động thái khác của Trung Quốc gây lo ngại trong khu vực, như chiếm bãi cạn Scarborough, nằm gần bờ biển Philippines vào năm ngoái và việc triển khai các tàu hải quân vào sâu khu vực cách bờ biển Malaysia có 80km vào tháng 3 vừa qua.
Tranh chấp biển đảo suốt nhiều thập niên qua đã biến khu vực thành một trong những điểm nóng có nguy cơ xảy ra xung đột quân sự nhất châu Á. Và đây là một trong những chủ đề chính được thảo luận trong hội nghị kết thúc vào ngày hôm nay tại Singapore.
Theo Dantri
Đối thoại Shangri-La: Cảnh báo nguy cơ chạy đua vũ trang ở châu Á
Tại hội nghị an ninh Đối Thoại Shangri-La, các Bộ trưởng Quốc phòng ngày 1/6 đã cảnh báo về nguy cơ một cuộc chạy đua vũ trang làm mất ổn định khu vực châu Á.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tại Đối thoại Shangri-La, Singapore.
Nhờ có mức tăng trưởng cao và do lo ngại về những căng thẳng khu vực, các nước châu Á trong thời gian qua đã gia tăng trang bị vũ khí cho quân đội.
Theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ( IISS ), năm ngoái, lần đầu tiên, chi tiêu quân sự của các nước châu Á đã vượt hơn chi tiêu của các thành viên châu Âu trong khối NATO (Liên Minh Bắc Đại Tây Dương).
Các số liệu mới nhất do Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho thấy chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc được thẩm định tăng gấp bốn lần từ 37 tỷ vào năm 2000 lên tới 166 tỷ năm 2012.
Chi tiêu quân sự của Ấn Độ cũng tăng 67% từ năm 2000 đến 2012. Ngay cả Nhật Bản tháng 1 vừa qua loan báo là lần đầu tiên từ một thập niên qua, nước này sẽ tăng chi phí quốc phòng trong năm nay.
Tuyên bố tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Philip Hammond cho rằng việc gia tăng chi tiêu quốc phòng ở châu Á là rất "đáng ngại", trong bối cảnh căng thẳng do tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ngày càng tăng và các nước tranh giành các nguồn tài nguyên. Điều này có nguy cơ dẫn đến tình trạng bất ổn định lâu dài hoặc nguy hiểm hơn nữa, dẫn đến xung đột vũ trang.
Còn Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purmono Yusgiantoro cho rằng "để tránh cho việc hiện đại hóa quân đội dẫn đến mất ổn định khu vực, cần phải có một sự minh bạch cao hơn".
Theo Dantri
Mỹ-Trung "chơi bài ngửa" tại Đối thoại Shangri-La Diễn đàn an ninh diễn ra ở Singapore, nơi quy tụ giới chức quân sự cấp cao Mỹ-Trung, đã được chứng kiến màn đấu khẩu thẳng thừng về quan điểm chính sách của hai nước. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore ngày 1/6. Những hội thảo an ninh kiểu như Đối thoại Shangri-La có thể...