Trung Quốc tuyên bố gì về hành động của họ ở quần đảo Trường Sa
Trung Quốc tuyên bố xuyên tạc rằng, họ hành động trong phạm vi “chủ quyền”, đồng thời đòi hỏi các nước khác tuân thủ DOC, trong khi TQ liên tiếp vi phạm DOC.
Hoa Xuân Oánh – phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Tân Hoa xã tối ngày 16 tháng 6 đăng bài viết nhan đề “Bộ Ngoại giao: Nhật Bản điều chỉnh chính sách quân sự, an ninh không được làm tổn hại đến lợi ích an ninh của Trung Quốc”.
Theo bài viết, ngày 16 tháng 6, Trung Quốc cử phát ngôn viên ngoại giao của họ là bà Hoa Xuân Oánh để trả lời báo chí, nói ra nói vào về hoạt động nội bộ bình thường của Nhật Bản, cho rằng, bất cứ sự điều chỉnh chính sách quân sự, an ninh nào của Nhật Bản đều không được “làm tổn hại đến chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc”.
Bài báo dẫn “phóng viên” hỏi, theo hãng Kyodo Nhật Bản, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe muốn đẩy nhanh tiến trình sửa đổi Hiến pháp. Trung Quốc có bình luận gì?
Theo bà Hoa Xuân Oánh, do “nguyên nhân lịch sử”, phương hướng phát triển của Nhật Bản luôn được “các nước láng giềng châu Á và cộng đồng quốc tế quan tâm rất cao”. “Gần đây, Nhật Bản liên tiếp tạo ra sự cố, tạo ra đối lập, căng thẳng, mục đích là để tìm cớ mở đường cho thúc đẩy sửa đổi Hiến pháp, tăng cường sức mạnh quân sự”.
Theo bà Oánh, Trung Quốc quan tâm đến các cuộc thảo luận vấn đề liên quan đến quyền tự vệ tập thể ở Nhật Bản, phương hướng phát triển của Nhật Bản xét đến cùng “do đông đảo nhân dân Nhật Bản lựa chọn”.
“Điều cần phải nhấn mạnh là, bất cứ sự điều chỉnh chính sách quân sự, an ninh nào của Nhật Bản đều không được làm tổn hại chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc”.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera
Bà Oánh ví von, cho rằng, Trung Quốc có một câu thành ngữ ý nói là một người mất đi một chiếc rìu, nghi ngờ hàng xóm ăn trộm, nhìn thấy “nhất cử nhất động” của láng giềng thế nào cũng giống như kẻ ăn trộm rìu. Sau đó có một ngày tìm được rìu, lại nhìn các cử động của anh hàng xóm xem thế nào thì đều bình thường.
Theo đó, bà Oánh phán rằng, Nhật Bản cũng đã mất đi thứ tương tự, đó chính là “nhận thức đúng đắn” về lịch sử của mình, “nhận thức đúng đắn về sự phát triển của láng giềng, nắm bắt đúng đắn về trào lưu thời đại”. “Hy vọng Nhật Bản có thể nhanh chóng tìm lại những thứ này, dùng thái độ bình thường và đúng đắn để nhìn nhận và phát triển quan hệ với láng giềng”.
Video đang HOT
Về việc Nhật Bản triển khai tên lửa đất đối hạm ở đảo Miyako, tỉnh Okinawa và có kế hoạch triển khai tập trung tên lửa đất đối hạm ở tỉnh Kumamoto vào năm 2016, bà Oánh cho rằng: “Các động thái quân sự, an ninh của Nhật Bản sẽ gây ảnh hưởng phức tạp đối với môi trường an ninh khu vực.
Nhật Bản cần đưa ra giải thích có trách nhiệm về ý đồ thực sự của họ. Trung Quốc kiên trì phương châm ngoại giao láng giềng hữu nghị và chính sách quốc phòng mang tính phòng ngự, đồng thời sẽ kiên quyết ứng phó hiệu quả với sự thay đổi của tình hình an ninh, kiên định bảo vệ chủ quyền lãnh thổ”.
Về việc Bộ trưởng Ngoại giao Philippines sẽ thông qua ASEAN kêu gọi, trong thời gian ASEAN và Trung Quốc tham vấn “Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông”, tạm dừng tất cả các hoạt động lấn biển ở Biển Đông.
Đối với vấn đề này, bà Hoa Xuân Oánh lại tái khẳng định lập trường ngang ngược cho rằng: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa ( tức là quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam) và vùng biển xung quanh. Hoạt động của Trung Quốc ở các đảo, đá ở quần đảo Trường Sa hoàn toàn là việc trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc”.
Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam
Bà Oánh bịa đặt: “Bắt đàu từ thập niên 1970, Philippines đã vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, dùng vũ lực xâm chiếm phi pháp một số đảo, đá thuộc quần đảo Trường Sa của Trung Quốc, trong đó có đảo Thị Tứ. Chúng tôi yêu cầu Philippines rút toàn bộ phương tiện và nhân viên khỏi các đảo, đá ở Trường Sa của Trung Quốc đã chiếm phi pháp”.
Bà Oánh trịch thượng tuyên bố rồi lừa gạt: “Tháng 12 năm 2014, Bộ Quốc phòng Philippines tuyên bố sẽ đầu tư rất nhiều tiền nâng cấp đường băng sân bay và công trình hải quân ở đảo Thị Tứ. Tháng 1 năm 2014, quan chức quân đội Philippines lại tuyên bố có kế hoạch xây dựng đảo Kalayaan thành sân bay cấp thế giới. Philippines một mặt có ý định thực hiện các hành động khiêu khích, mặt khác lại nói ra nói vào hành vi chính đáng trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc, hoàn toàn là vô lý. Chúng tôi yêu cầu Philippines sửa cách làm sai lầm, nghiêm túc tuân thủ Tuyên bố về hành vi ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không được có các hành vi khiêu khích làm mở rộng và phức tạp tình hình”.
Bà Oánh tiếp tục xuyên tạc cho rằng: “Vấn đề có liên quan đến tranh chấp đảo đá ở quần đảo Trường Sa không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN. Trung và các nước ASEAN có đồng thuận về tuân thủ toàn diện và có hiệu quả DOC và bàn bạc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trong khuôn khổ này. Chúng tôi hy vọng cùng các nước có liên quan nỗ lực, nghiêm túc tuân thủ DOC, cùng bảo vệ hòa bình và ổn định của Biển Đông”.
Trung Quốc âm mưu biến đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành đảo nhân tạo
Được biết, gần đây, Nhật Bản đã tích cực thúc đẩy tiến trình dỡ bỏ lệnh cấm thực hiện quyền tự vệ tập thể, nhất là ở trong nội bộ liên minh cầm quyền giữa đảng Tự do Dân chủ và đảng New Komeito.
Việc thực hiện quyền tự vệ tập thể của Nhật Bản cũng được Mỹ công khai ủng hộ. Gần đây, Nhật Bản cũng đã thể hiện thái độ tích cực phát huy vai trò ảnh hưởng ở khu vực và trên thế giới, trong đó họ đang tích cực can dự vào vấn đề Biển Đông nhằm bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định và an toàn hàng hàng hải, tự do bay ở khu vực.
Tại Đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố sẽ hỗ trợ tối đa cho Việt Nam trên Biển Đông. Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh đã xác nhận, Nhật Bản sẽ cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam vào đầu năm 2015. Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida có kế hoạch thăm Việt Nam vào đầu tháng 7 năm 2014 để thảo luận về tình hình Biển Đông.
Đối với các động thái của Nhật Bản, Trung Quốc luôn tìm cách ngăn chặn, chủ yếu thông qua tuyên truyền về “mối đe dọa chủ nghĩa quân phiệt” Nhật Bản, nhấn mạnh Nhật Bản đã từng xâm lược các nước châu Á nên đòi các nước phải cảnh giác với Nhật Bản.
Nhưng thời thế đã khác, Trung Quốc không thể “dạy” ai được, bởi chính họ đang tìm cách độc chiếm Biển Đông, đang hạ đặt giàn khoan 981 trái phép ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam, đi kèm là tàu chiến, máy bay quân sự, hải cảnh… Đây là điều không thể chấp nhận được.
Con đường “phát triển hòa bình”, “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc là như vậy đấy. Có lẽ Trung Quốc muốn “không đánh mà thắng”, muốn tạo ra những cuộc va chạm, xung đột nhỏ để đạt mục đích, trong khi vẫn làm cho nước họ không phải sa vào một cuộc chiến sống còn. Đây là điều hết sức cảnh giác, đề phòng.
Được biết, ông Dương Khiết Trì, ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc chuẩn bị đến Việt Nam
Còn trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc tiếp tục ngang ngược đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cho rằng, nếu họ có làm gì ở quần đảo này thì đều thuộc phạm vi “chủ quyền” của họ. Đây là điều không thể chấp nhận được.
Trung Quốc yêu cầu các nước khác tuân thủ DOC, nhưng chính Trung Quốc đã liên tiếp có nhiều hành động vi phạm DOC, như dùng thực lực làm thay đổi hiện trạng ở bãi cạn Scarborough, đoạt lấy từ tay Philippines, lập ra cái gọi là “thành phố Tam Sa”, cắt cáp tàu khảo sát, thăm dò dầu khí của Việt Nam, cho hải quân liên tục tập trận răn đe vũ lực, cho giàn khoan 981 cùng nhiều tàu chiến, máy bay quân sự, hải cảnh… xâm lược vùng biển chủ quyền của Việt Nam…
Trung Quốc không thể biện minh cho các hành động mang tính xâm lược của mình. Chính Trung Quốc mới là người tìm cách làm chậm tiến trình xây dựng COC, để tận dụng thời gian tiếp tục sử dụng vũ lực, thực lực làm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông có lợi cho họ, mục tiêu là kiểm soát hoàn toàn “đường lưỡi bò”, độc chiếm Biển Đông.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc đổ lỗi Philippines khi lộ trường học phi pháp ở Hoàng Sa
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích Philippines "vô lý" khi yêu cầu Trung Quốc phải dừng mọi hoạt động phi pháp trên Biển Đông.
Trong cuộc họp báo tối 16/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cáo buộc Philippines "cố tình khiêu khích" khi chỉ trích hoạt động xây dựng và cải tạo của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo Bắc Kinh, Manila "đưa ra tuyên bố thiếu trách nhiệm" khi yêu cầu đình chỉ mọi hoạt động xây dựng trái phép trên Biển Đông.
Bà Oánh tố ngược rằng chính Philippines mới là bên không tuân thủ đúng theo Tuyên bố Ứng xử giữa các bên trên Biển Đông (DOC) bởi Manila đang thiết lập cơ sở tại Trường Sa.
"Hành động của Philippines hết sức vô lý. Chúng tôi yêu cầu Manila tự chấn chỉnh những hành động sai lầm, tuân thủ nghiêm ngặt DOC và không tiếp tục khiêu khích khiến tình hình thêm phức tạp và căng thẳng", Thời báo Hoàn cầu dẫn lời bà Hoa Xuân Oánh cho hay.
Tòa nhà mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc quyền quản lý của thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Ảnh: AP
Trước đó, hôm 16/6, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cáo buộc Trung Quốc đang mưu đồ bành trướng trên Biển Đông, đe dọa an ninh và ổn định trong khu vực. Ông Del Rosario cho biết sẽ đề xuất các nước ASEAN cùng kêu gọi các bên đang có tranh chấp - bao gồm Trung Quốc - ngừng mọi hoạt động xây dựng có thể gây căng thẳng.
"Cộng đồng quốc tế cần phải đứng dậy và tuyên bố rằng chúng ta có thể quản lý căng thẳng trên Biển Đông trước khi nó vuột khỏi tầm kiểm soát", AP dẫn lời Ngoại trưởng Philippines nhấn mạnh.
Trung Quốc đã chiếm biên giới láng giềng thế nào?Đằng sau hành động ngang ngược đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào Biển Đông là chủ nghĩa bành trướng, bá quyền thâm căn cố đế của Bắc Kinh.
Trung Quốc đang đẩy nhanh các hoạt động xây dựng trái phép trên Biển Đông trong vài tháng qua, mà diễn biến mới nhất là việc đầu tư 5,76 triệu USD để xây trường học phi pháp trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Cuối tuần qua, báo cáo của Chính phủ Philippines cho biết Trung Quốc có thể đang cải tạo đất tại ít nhất 5 đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - gồm Đá Gạc Ma, Đá Châu Viên, Đá Ga Ven, Đá Tư Nghĩa, Đá Én Đất.
Trước đó, vào tháng 4/2014, Bộ Ngoại giao Philippines phản đối công trình xây dựng một đảo nhân tạo tại đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Các lãnh đạo và giới chuyên gia lo ngại việc cải tạo của Trung Quốc nhằm các mục đích quân sự, đặc biệt là việc xây dựng một đường băng, để làm nền tảng thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông.
Ngoại trưởng Philippines lý giải hành động vội vã của Trung Quốc là vì nước này muốn các công trình được hoàn thành trước khi các bên thống nhất được Bộ Quy tắc Ứng xử giữa các bên trên Biển Đông (COC).
Mối họa của căn cứ quân sự Trung Quốc xây trái phép ở Gạc MaCựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines cảnh báo rằng, nếu Trung Quốc hoàn thành kế hoạch xây căn cứ quân sự ở đảo Gạc Ma, sự ổn định của ASEAN sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm.
Theo Tri Thức
Hiểm họa từ những con đường Trung Quốc vươn khắp thế giới Hiếm có dân tộc nào trên thế giới lại nhẫn nại, kiên trì phá đèo, đục núi, vượt suối, ngăn sông - mà lại ở xứ người - như dân tộc Trung Hoa. Họ làm điều đó bất chấp những tổn thất to lớn về sinh mạng do tai nạn, bệnh tật, rừng thiêng nước độc, hổ vồ rắn cắn. Vì Trung Quốc...