Trung Quốc tuyên bố Đạtlai Lạtma đang mất dần ảnh hưởng
… Ngày 11/3, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Tôn giáo thuộc Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc, ông Chu Duy Quần tuyên bố rằng thủ lĩnh tinh thần Tây Tạng Đạtlai Lạtma đang mất dần ảnh hưởng cả ở nước ngoài lẫn ở khu vực Tây Tạng.
Đạtlai Lạtma
Trả lời báo giới bên lề kỳ họp quốc hội thường niên, ông Chu Duy Quần cho rằng ngày càng ít lãnh đạo nước ngoài tiếp đón Đạtlai Lạtma do quan ngại Trung Quốc phẫn nộ.
Ông nhấn mạnh rằng những cuộc tiếp đón như vậy sẽ khiến những lãnh đạo nước ngoài “không phân biệt được phải trái” này “đánh mất vị thế” trong mắt nhân dân Trung Quốc.
Cũng theo ông Chu Duy Quần, truyền thông quốc tế hiện cũng không mấy hứng thú với Đạtlai Lạtma.” Thậm chí ngay cả ở Tây Tạng, nhân vật từng đoạt giải Nobel Hòa bình này cũng không còn duy trì được ảnh hưởng như trước.
Ông nói: “Tôi cho rằng sự phát triển của Tây Tạng… đã khiến môi trường ở đây ngày một khấm khá, và đó là nguyên nhân cơ bản khiến chỗ đứng của Đạtlai Lạtma trên trường quốc tế suy giảm.”
Trung Quốc quy Đạtlai Lạtma, người sống lưu vong tại Ấn Độ sau sự thất bại của phong trào nổi dậy chống sự cai trị của chính quyền Trung Quốc năm 1959, là một phần tử ly khai bạo lực. Tuy nhiên, Đạtlai Lạtma một mực bác bỏ cáo buộc kích động bạo lực và biện minh rằng ông chỉ muốn đòi quyền tự trị cho Tây Tạng./.
Theo (TTXVN/Vietnam )
Nhìn lại một năm qua những bức ảnh đoạt giải Ảnh Báo chí Thế giới
Giải Ảnh Báo chí Thế giới luôn đồng hành cùng với những biến động trong mọi mặt đời sống của người dân trên khắp thế giới. Trong một ngày cuối năm, hãy cùng nhìn lại những buồn vui đã diễn ra trong năm qua những bức ảnh đoạt giải.
Người giành chiến thắng cao nhất của giải Ảnh Báo chí Thế giới năm nay đã lộ diện, từ hơn 97.000 bức ảnh được thực hiện bởi các nhiếp ảnh gia đến từ 131 nước trong suốt năm 2014 vừa qua, ban tổ chức đã tìm ra bức ảnh xuất sắc nhất.
Tác phẩm thuộc về nhiếp ảnh gia người Đan Mạch Mads Nissen, ghi lại khoảnh khắc tình tứ của một cặp đôi đồng tính người Nga. Đây cũng đồng thời là bức đoạt giải nhất ảnh đơn ở hạng mục Những vấn đề đương đại.
Ảnh Báo chí Thế giới của năm 2014 - Mads Nissen: Tác phẩm đoạt giải cao nhất chụp cảnh tình tứ của hai người đàn ông Nga có tên Jonathan Jacques và Alexander Semyonov. Thái độ kỳ thị người đồng tính đang diễn ra phổ biến ở Nga, điều này khiến những người đồng tính ở đây gặp nhiều khó khăn trong việc hòa nhập cộng đồng.
Video đang HOT
Giải nhất ảnh đơn ở hạng mục Tin tổng thể (General News) - Sergei Ilnitsky (Nga): Chiếc bàn bếp với đầy những mảnh thủy tinh vỡ vụn, rèm cửa dính máu, cạnh đó là những gì còn sót lại của một thuở đời sống yên bình, với chiếc bát đựng hoa quả, những tách trà... Bức ảnh không có súng gươm nhưng đã nói lên sự dữ dội trong cuộc xung đột ở Ukraina.
Giải nhì ảnh đơn ở hạng mục Tin tổng thể - Massimo Sestini (Ý):Chiếc thuyền của hải quân Ý chở những người tị nạn đến từ đất nước Libya. Kể từ sau những vụ tai nạn tàu thuyền ngoài biển khiến nhiều người tị nạn chết thương tâm, chính phủ Ý quyết định giải cứu bất cứ đối tượng nào gặp nạn gần vùng biển mà họ nắm quyền kiểm soát.
Giải nhất ảnh bộ ở hạng mục Tin tổng thể - Pete Muller (Mỹ): Bộ ảnh chụp lại một xóm nhỏ ở thủ đô Freetown, đất nước Siera Leone, nơi đây có những người bị nhiễm virus Ebola. Bức ảnh trên ghi lại cảnh một người đàn ông đang hốt hoảng sau khi cố gắng chạy trốn để không phải vào Trung tâm Điều trị dành cho những bệnh nhân nhiễm virus Ebola. Người đàn ông này đã bị hộ tống trở về trung tâm cách ly trong tình trạng co giật nghiêm trọng. Anh đã qua đời chỉ vài ngày sau khi bức ảnh được chụp.
Giải nhì ảnh bộ ở hạng mục Tin tổng thể - Glenna Gordon (Mỹ):Những bộ đồng phục của gần 300 cô bé bị nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan Boko Haram bắt cóc từ một trường nội trú ở Nigeria.
Giải nhất ảnh đơn ở hạng mục Tin tiêu điểm (Spot News) - Bulent Kilic (Thổ Nhĩ Kỳ): Một cô gái trẻ bị thương trong cuộc đụng độ giữa cảnh sát chống bạo động và những người biểu tình quá khích ở thủ đô Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Giải ba ảnh đơn ở hạng mục Tin tiêu điểm - Bulent Kilic (Thổ Nhĩ Kỳ): Một vụ không kích vào căn cứ của phiến quân IS trên đồi Tilsehir gần biên giới Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.
Giải ba ảnh bộ ở hạng mục Tin tiêu điểm - Arash Khamooshi (Iran):Mẹ của một người đàn ông bị sát hại đã tát kẻ sát nhân, nhưng ngay sau đó, bà lại chính là người yêu cầu dừng cuộc hành hình dựa trên quyền tha thứ mà nạn nhân dành cho kẻ phạm tội.
Giải nhất ảnh đơn ở hạng mục Ảnh thiên nhiên (Nature) - Yongzhi Chu (Trung Quốc): Chú khỉ trong những giờ huấn luyện trong một rạp xiếc ở Túc Châu, An Huy. Nơi đây được coi là cái nôi của xiếc Trung Quốc với hơn 300 gánh xiếc.
Giải nhì ảnh đơn ở hạng mục Ảnh thiên nhiên - Ami Vitale (Mỹ):Những người kiểm lâm Kenya chào đón một chú tê giác con mới chào đời.
Giải nhất ảnh bộ ở hạng mục Ảnh Thiên nhiên - Anand Varma (Mỹ):Bộ ảnh chụp cận cảnh những sinh vật nhỏ xíu như kiến, nhện, dế... Những bức ảnh vừa có góc nhìn nghệ thuật, vừa khiến người xem có phần "ghê sợ".
Giải nhất ảnh đơn ở hạng mục Ảnh Thể thao (Sports) - Bao Tailiang (Trung Quốc): Bức ảnh chụp ngày 13/7/2014 ở Rio de Janeiro, Brazil, ghi lại cảnh cầu thủ Lionel Messi nhìn chiếc cúp vô địch World Cup trong trận chung kết diễn ra ở sân Maracana. Trong trận này, Argentina đã thua 1-0 trước đội tuyển Đức.
Giải nhất ảnh đơn ở hạng mục Ảnh chân dung (Portraits) - Raphaella Rosella (Úc): Một cô bé đang nghịch ngợm với tà váy của mình khi đứng đợi xe buýt đến đón đi học ở bang New South Wales, Úc.
Giải nhất ảnh bộ ở hạng mục Ảnh Chân dung - Sofia Valiente (Mỹ): Ở phía nam bang Florida, Mỹ, có một ngôi làng tên là Điều kỳ diệu, nơi đây là nhà của hơn 100 người từng bị kết án quấy rối tình dục. Những người này gần như không thể tìm mua/thuê nhà, vì vậy, họ tập trung về đây và tạo thành một ngôi làng biệt lập.
Giải nhì ảnh đơn ở hạng mục Những vấn đề đương đại (Contemporary Issues) - Rongjui Chen (Trung Quốc): Một công nhân làm việc trong một xưởng sản xuất đồ Giáng sinh ở Trung Quốc. Một ngày, người công nhân này phải thay 6 chiếc khẩu trang vì không khí bên trong xưởng rất bụi bặm.
Giải nhì ảnh bộ ở hạng mục Những vấn đề đương đại - Giulio Di Sturco (Ý): Trung Quốc đang nuôi tham vọng bắt kịp và vượt qua Hollywood trong lĩnh vực điện ảnh. Nước này đã không tiếc tiền chi ra để mở rộng ngành công nghiệp sản xuất phim. Hiện Trung Quốc đã có studio Hoành Điếm lớn nhất thế giới.
Giải nhất ảnh đơn ở hạng mục Cuộc sống thường nhật (Daily Life) - Cai Sheng Xiang (Trung Quốc): Một phiên chợ mua bán gia súc ở Lương Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Giải nhì ảnh đơn ở hạng mục Cuộc sống thường nhật - Asa Sjostrom (Thụy Điển): Hai anh em sinh đôi người Moldova - Igor và Arthur - tặng sôcôla cho các bạn học trong ngày sinh nhật tròn 9 tuổi của hai em. Người mẹ đơn thân của hai em đã sớm qua đời, hai anh em trở thành trẻ mồ côi từ năm lên 2.
Giải nhất ảnh bộ ở hạng mục Cuộc sống thường nhật - Michele Palazzi (Ý): Cuộc sống của người dân Mông Cổ biến đổi chóng mặt trong những năm qua. Bản sắc văn hóa gắn liền với lối sống du mục đang đứng trước những thách thức lớn khi công cuộc khai thác khoáng sản đang được tiến hành rầm rộ ở nơi đây.
Giải nhì ảnh bộ ở hạng mục Cuộc sống thường nhật - Sarker Protick (Bangladesh): Những bức ảnh chụp lại cuộc sống đời thường của ông bà tác giả Sarker Protick.
Giải nhất ảnh bộ ở hạng mục Dự án dài kỳ (Long-term Projects) - Darcy Padilla (Mỹ): Bộ ảnh được thực hiện từ năm 1993-2014 chụp lại cuộc sống của gia đình cô Julie Baird. Người phụ nữ này đã qua đời năm 2010 ở tuổi 36 sau nhiều năm sống trong nghèo khó và chiến đấu với bệnh AIDS. Trong bức ảnh đầu tiên chụp năm 1993, Julie 18 tuổi và mới sinh con đầu lòng. Về sau cô có thêm 5 người con nữa, nhưng chỉ có người con cuối cùng thoát khỏi định mệnh chết yểu.
Bích Ngọc
Theo Dantri/World Press Photo
Hai dân thường thiệt mạng tại đông Ukraine bất chấp lệnh ngừng bắn Hai dân thường đã thiệt mạng do rocket của phe ly khai bị bắn đi ngay sau khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực ở đông Ukraine kể từ 0 giờ ngày 15/2, một quan chức ủng hộ Kiev hôm nay cho biết, nhưng phần lớn khu vực chiến tuyến đã im tiếng súng. Các nam giới khiêng thi thể một nạn nhân...