Trung Quốc tuyên bố đang triển khai binh lính, vũ khí xuống Hoàng Sa, Trường Sa
Đã đến lúc Bắc Kinh không thể che đậy được sự thật, thì quay ra công khai thừa nhận việc quân sự hóa Biển Đông.
South China Morning Post ngày 2/6 dẫn lời He Lei, trưởng đoàn Trung Quốc dự Đối thoại An ninh Shangri-la tuyên bố: Bắc Kinh đang triển khai binh lính và vũ khí xuống Biển Đông, đó là “quyền” của Trung Quốc.
He Lei, một viên Trung tướng – Phó giám đốc Học viện Khoa học quân sự Trung Quốc được cử làm trưởng đoàn đã trắng trợn tuyên bố:
“Việc triển khai binh lính và vũ khí trên các đảo ở Biển Đông là nằm trong chủ quyền của Trung Quốc, được luật pháp quốc tế cho phép.
Tất cả các nhận xét vô trách nhiệm về chủ đề này là xâm phạm vấn đề nội bộ của Trung Quốc”, He Lei họp báo chỉ 2 giờ sau bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis.
Ông He Lei, Phó giám đốc Học viện Khoa học quân sự Trung Quốc, trưởng đoàn dự Đối thoại Shangri-la 2018. Ảnh: AP.
Viên tướng này cũng so sánh việc xây dựng các tiền đồn quân sự (bất hợp pháp) ở Biển Đông với quyết định của Đặng Tiểu Bình điều quân đến chốt tại Hồng Kông sau khi bàn giao năm 1997.
Đây là lần đầu tiên 1 quan chức Trung Quốc công khai thừa nhận tại một sự kiện quốc tế rộng rãi về kế hoạch của Bắc Kinh để đưa quân và vũ khí xuống các căn cứ xây dựng (trái phép) trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp).
South China Morning Post nhắc lại, năm 2015 khi họp báo chung với Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng, ông Tập Cận Bình đã phủ nhận Trung Quốc có kế hoạch quân sự hóa Biển Đông.
Tuy nhiên, những bức ảnh chụp từ vệ tinh được công bố tháng trước cho thấy Bắc Kinh đã xây dựng được ít nhất 4 sân bay có thể cất hạ cánh máy bay quân sự: đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa và 3 cấu trúc tại Trường Sa: Vành Khăn, Chữ Thập, Xu Bi.
Họ cũng chủ động đưa video một máy bay ném bom H-6K cất hạ cánh trên đảo Phú Lâm. Ở đảo nhân tạo ngoài Trường Sa, đã xuất hiện tên lửa hành trình chống hạm YJ-12B và tên lửa phòng không HQ-9B.
Tổng biên tập tạp chí quân sự Kanwa Asian Defense, Andrei Chang bình luận, Bắc Kinh đã nhận ra rằng không thể tiếp tục che đậy bản chất thực sự các ý đồ của họ ở Biển Đông. Ông nói:
Video đang HOT
“Những hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đã đẩy mạnh tiến độ quân sự hóa các tiền đồn trên đảo, sẽ trở thành căn cứ hải quân và không quân của quân đội Trung Quốc trong tương lai.
Các cơ sở và các tòa nhà với hai bên là các thiết bị ra đa trên các hòn đảo này không phải sử dụng cho mục đích dân sự, mà là một khu phức hợp quân sự quy mô lớn.” [1]
The New York Times ngày 1/6 cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã cảnh báo Trung Quốc tại Đối thoại An ninh Shangri-la, việc hủy lời mời Trung Quốc tham gia tập trận Vành đai Thái Bình Dương 2018 (RIMPAC) chỉ là một phản ứng ban đầu với hành vi quân sự hóa Biển Đông.
Ông nói: “Đó là một hậu quả tương đối nhỏ, tôi tin rằng sẽ có những hậu quả lớn hơn nhiều trong tương lai”. [2]
Nguồn:
[1]http://www.scmp.com/news/china/diplomacy-defence/article/2148979/china-putting-troops-weapons-south-china-sea-islands
[2]https://www.nytimes.com/aponline/2018/06/01/world/asia/ap-as-mattis-china.html
Hồng Thủy
Theo giaoduc.net
Nhọc nhằn cuộc mưu sinh của những cựu binh Gạc Ma ở Quảng Trị
11 năm nay, ngày nào cũng như ngày nào, từ 4h sáng vợ chồng cựu binh Trần Thiên Phụng đã lục tục dậy sớm, nổi lửa để chuẩn bị cho quán bún bò, giò chả. Chăm chỉ, cần mẫn là thế nhưng căn nhà cấp 4 nằm tít trong hẻm nhỏ, vị trí không thuận lợi nên mỗi ngày quán bún của vợ chồng ông Phụng chỉ bán được dăm bảy chục tô bún, thu nhập cũng rất khiêm tốn.
Chúng tôi tìm đến nhà cựu binh Trần Thiên Phụng (SN 1967) nằm bên con đường Kim Đồng (phường 2, TP.Đông Hà, Quảng Trị) khi gia đình ông vừa bán hết số bún cho khách ăn sáng. Thở một hơi thật dài, ánh mắt nhìn xa xăm, người thương binh hạng 4/4 này kể về cuộc đời đầy thăng trầm của mình và cả trận hải chiến năm xưa.
Cựu binh Gạc Ma Trần Thiên Phụng bên những kỷ vật như thư từ, giấy báo tử của chính mình. (Ảnh: Ngọc Vũ)
Bảo vệ đến cùng Quốc kỳ - chủ quyền biển đảo
Ngày 17.3.1987, khi đứa con trai đầu vừa tròn một tuổi, ông lên đường nhập ngũ, vào Lữ đoàn Hải quân 126 - Sơn Trà (Đà Nẵng). Cuối năm 1987, ông Phụng được chuyển quân vào Trung đoàn 83 - Bộ tư lệnh Hải quân đóng tại Cam Ranh (Khánh Hòa). Đêm 12.3.1988, xuất phát từ bán đảo Cam Ranh, ông Phụng cùng đồng đội nhận nhiệm vụ ra Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao để xây dựng đảo.
17h30 ngày 13.3.1988, tàu HQ 604 chở những người lính hải quân, trong đó có ông Phụng tiếp cận đảo Gạc Ma. Khi chỉ cách đảo khoảng 100 mét thì tàu HQ 604 chạm trán tàu chiến của Trung Quốc. Đến 5h30 sáng 14.3.1988, tàu HQ 604 nhận lệnh đưa vật liệu (sắt, thép) lên đảo xây nhà nổi. Những người lính công binh rời tàu lớn, lên thuyền nhỏ di chuyển vào đảo Gạc Ma.
Một cuộc hội ngộ của 9 người lính hải quân nhân dân Việt Nam tham gia trận chiến Gạc Ma, sau đó bị phía Trung Quốc bắt làm tù binh. (Ảnh: Ngọc Vũ)
Nhớ lại thời điểm đó, cựu binh Gạc Ma Trần Quang Dũng (thôn Xuân Ngọc, xã Gio Việt, Gio Linh, Quảng Trị) kể: Ông cùng cựu binh Trần Xuân Bình (Gio Thành, Gio Linh, Quảng Trị), Phan Xuân Ánh và Trần Văn Phương được lệnh tiên phong cầm xà beng, cọc cây dương và cờ Tổ quốc vào đảo Gạc Ma cắm cờ khẳng định chủ quyền.
Cắm cờ xong, 40 chiến sĩ công binh của ta tiến vào đảo để chuẩn bị nhận vật liệu, xây dựng và bảo vệ cờ Tổ quốc. Thấy cờ Việt Nam tung bay trên đảo Gạc Ma, quân Trung Quốc điều hơn 60 lính từ tàu chiến với vũ khí, súng AK với lưỡi lê sắc nhọn tiến lên đảo, áp sát các chiến sĩ của ta dọa nhổ cờ. Trước tình hình nguy cấp như vậy, những người lính công binh vẫn không nao núng, quyết một lòng bảo vệ lá cờ Tổ quốc đến cùng.
"Trong vòng vây của địch với hỏa lực cực mạnh, bên ta đa phần chỉ có cuốc xẻng, vài người có mang AK, nhưng trung úy Trần Văn Phương vẫn bình tĩnh trấn an và chỉ đạo anh em chúng tôi giữ vững đội hình, không manh động khi chưa có lệnh", ông Phụng nhớ lại. Dọa nạt không được, quân Trung Quốc xả súng vào lính công binh của ta.
Vừa xả đạn vào chiến sỹ của ta trên đảo, phía Trung Quốc vừa nã pháo vào tàu HQ 604 khiến con tàu chìm dần. Ông Phụng và số ít đồng đội nhảy ra khỏi tàu, vớ được khúc gỗ lênh đênh trên biển hơn 9 giờ đồng hồ trước khi bị quân Trung Quốc vớt lên đưa về bán đảo Lô Châu (Quảng Đông, Trung Quốc), bắt giữ làm tù binh...
Nhọc nhằn mưu sinh đời thường
Gần 900 ngày bị cầm tù ở Trung Quốc cũng là từng đó ngày ông Phụng mòn mỏi nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ đồng đội. Cũng từng đó thời gian cha me, vợ con ông Phụng đớn đau khi tưởng rằng ông đã hy sinh rồi lại mong chờ ngày đoàn tụ khi hay tin ông còn sống.
Giấy báo tử của cựu binh Gạc Ma Trần Thiên Phụng. (Ảnh: Ngọc Vũ)
Ngày 1.11.1988, Chỉ huy trưởng trung đoàn 83 - Bộ tư lệnh Hải quân đã gửi giấy báo tử về gia đình ông Phụng. Lặng lẽ ngồi bên chồng, bà Lê Thị Thiên, vợ ông Phụng nhớ lại: "Lúc nhận được giấy báo tử, cha mẹ, người thân chúng tôi khóc ngất đi, không ai muốn tin nhưng đành lập bàn thờ ngày đêm hương khói".
Mãi đến tháng 2.1989, thông qua Hội chữ thập đỏ quốc tế, ông Phụng gửi được lá thư đầu tiên từ trại tù binh Quảng Đông (Trung Quốc) về gia đình báo tin mình còn sống.
Nhìn bức ảnh chụp chung với 8 đồng đội từng là tù binh của Trung Quốc, ông Phụng rớm nước mắt nói: "Trở về nhà, vui thì có vui, nhưng trong sâu thẳm lòng mình vẫn có những nỗi buồn không thể tiêu tan. Buồn nhất vì Gạc Ma, một phần máu thịt của Tổ quốc, bị kẻ địch chiếm. Buồn nữa là khi trở về với đời thường, tôi và anh em đồng đội, ai cũng tất tả mưu sinh. Chẳng phút nào được thảnh thơi vì cuộc sống của ai cũng nhiều khó khăn, vất vả".
Trở về nhà, ông Phụng làm lơ xe tuyến Bắc - Nam suốt nhiều năm, sau đó làm thêm một vài nghề dạng thợ đụng... Mãi đến năm 2007, ở tuổi 40, sức khỏe có phần giảm sút ông Phụng mới cùng vợ mở quán bún phục vụ ăn sáng cho khách ngay tại nhà.
11 năm nay, ngày nào cũng như ngày nào, từ 4h sáng vợ chồng ông Phụng đã lục tục dậy sớm, nổi lửa để chuẩn bị cho quán bún bò, giò chả. Chăm chỉ, cần mẫn là thế nhưng căn nhà cấp 4 nằm tít trong hẻm nhỏ, vị trí không thuận lợi nên mỗi ngày quán bún của vợ chồng ông Phụng chỉ bán được dăm bảy chục tô bún, thu nhập cũng rất khiêm tốn.
"Anh em nhà báo đến thăm, phỏng vấn rồi gợi ý tôi đặt tên quán là bún Phụng Gạc Ma hoặc quán bún Gạc Ma để thu hút khách, có thêm thu nhập cho gia đình nhưng tôi ngượng, sợ người đời không hiểu lại nói ra nói vào không hay nên tôi vẫn còn đắn đo" - ông Phụng tâm sự.
Hai cựu binh Trần Xuân Bình (trái) và Trần Quang Dũng ôn lại trận chiến Gạc Ma 30 năm trước. (Ảnh: Ngọc Vũ)
Với cựu binh Trần Xuân Bình (xã Gio Thành, Gio Linh, Quảng Trị), khi bài báo này được đăng tải, ông vẫn đang cùng các bạn thuyền vươn khơi đánh cá ở vùng biển Trường Sa. Cuộc đời ông Bình cũng nhọc nhằn không kém người đồng đội.
Sau khi xuất ngũ, ông làm đủ nghề, từ nông dân, ngư dân đến thợ đụng nhưng cuộc sống chẳng khá khẩm gì. Niềm tự hào của ông Bình là nuôi dạy được 2 con lớn học xong đại học. Còn 1 đứa đang học lớp 10 ông luôn động viên phải cố theo gương các anh.
"Gần một năm nay tôi chuyển sang làm bạn thuyền cho một chủ tàu ở thị trấn Cửa Việt vươn khơi xa, vừa đánh bắt cá tôm vừa góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Tôi mong sao những ký ức về trận hải chiến Gạc Ma sẽ được giảng dạy kỹ hơn trong trường học, để thế hệ mai sau biết về một sự kiện bi tráng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta" - ông Bình nói.
Điều đặc biệt là hai con trai thứ 2 và 3 của ông Bình được đặt tên Sa - Sinh (đảo Trường Sa và đảo Sinh Tồn), còn hai con ông Dũng có tên Hoàng - Sa (quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), nơi mà các ông đã đổ máu xương để bảo vệ chủ quyền.
Theo Danviet
Tổ quốc trên mỗi con tàu Mỗi ngư dân và con tàu đánh cá của mình trên biển Đông được xem như một cột mốc sống, khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam. Dấu hiệu nhận biết "cột mốc sống" Việt Nam ấy là lá cờ Tổ quốc. Mấy ngày qua, tại đảo tiền tiêu Lý Sơn, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã tổ chức một nghi...