Trung Quốc tung video tiêm kích tập không chiến
Không quân Trung Quốc lần đầu công bố video tiêm kích J-10 huấn luyện không chiến, trong đó phi công dùng tiếng Anh để liên lạc.
“Không quân Trung Quốc gần đây lần đầu tiên công bố video tiêm kích thực hành không chiến. Lữ đoàn tham gia huấn luyện thuộc Chiến khu phía Bắc từng nổi danh với chiến công bắn hạ hoặc làm hư hại 67 máy bay quân sự khi đối đầu với Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên”, People’s Daily ngày 15/7 đăng bài kèm video trên Twitter.
Video dài gần một phút cho thấy các phi công không quân Trung Quốc (PLAAF) huấn luyện không chiến với tiêm kích J-10 mang mật danh “Jaeger 1″ và “Jaeger 2″. Các phi công sử dụng tiếng Anh để liên lạc trong buổi huấn luyện và phối hợp diệt mục tiêu.
Phi công Trung Quốc từ lâu được cho là sử dụng tiếng Anh khi điều khiển máy bay, song điều này chưa từng được PLAAF xác nhận.
Buồng lái chiếc J-10 trong video được trang bị màn hình hiển thị tình huống và màn hình trước mặt phi công. Bảng điều khiển của máy bay và một số chi tiết nhạy cảm trên màn hình bị làm mờ.
Tiêm kích J-10 của Trung Quốc huấn luyện không chiến. Video: PLAAF.
Biên tập viên Jamie Hunter của Drive nhận định các tiêm kích trong video có thể là J-10AS, phiên bản huấn luyện hai chỗ ngồi của J-10A. Tài khoản Alert5 trên YouTube cho biết trong đơn vị được mệnh danh “Nắm đấm thép của PLAAF” trong video là sư đoàn tiêm kích 12 của Trung Quốc.
Trong khi đó, tài khoản RupprechtDeino trên Twitter nhận định các tiêm kích tham gia cuộc huấn luyện có thể là J-10A hoặc J-10AS, thuộc biên chế lữ đoàn 34 của PLAAF, đóng quân tại huyện Tề Hà, tỉnh Sơn Đông. Lữ đoàn 34 PLAAF là đơn vị không quân Trung Quốc duy nhất được trang bị cả hai phiên bản J-10A và J-10AS.
Video J-10 của PLAAF huấn luyện không chiến được công bố trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ liên tục gia tăng, đặc biệt là sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ra tuyên bố bác bỏ hầu hết yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Giới chuyên gia cho rằng căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc có thể tăng nguy cơ xảy ra đối đầu quân sự giữa hai cường quốc. Global Times, tờ báo thuộc People’s Daily, cảnh báo rằng quân đội Trung Quốc “đã sẵn sàng cho các cuộc đối đầu” với quân đội Mỹ trên Biển Đông và đảo Đài Loan.
Bất ngờ Trung Quốc cho 40 tiêm kích J-10 áp sát biên giới Ấn Độ từ ngả Pakistan
Khoảng 40 tiêm kích J-10 của Trung Quốc đã được phát hiện thấy tại căn cứ không quân Skardu do Pakistan kiểm soát, gần biên giới với Ấn Độ, giới quan sát cho rằng trong trường hợp nổ ra xung đột, số tiêm kích này sẽ xuất kích nhằm vào đối phương.
Trong bối cảnh căng thẳng biên giới Trung - Ấn đang leo thang dọc Đường Kiểm soát thực tế (LAC) ở Ladakh, các cơ quan tình báo Ấn Độ gần đây ghi nhận thấy nhiều hoạt động của Không quân Trung Quốc tại căn cứ Skardu ở vùng Kashmir do Pakistan kiểm soát (PoK).
Theo tờ Zee News, tình báo Ấn Độ phát hiện thấy rằng, có tới hơn 40 tiêm kích J-10 của Trung Quốc xuất hiện tại căn cứ Skardu trong tháng 6. Với động thái này, Không quân Trung Quốc có vẻ đang chuẩn bị để sẵn sàng sử dụng căn cứ Skardu phát động cuộc tấn công nhằm vào Ấn Độ. Được biết, căn cứ Skardu chỉ cách Leh (một thị trấn thuộc huyện Leh của bang Jammu và Kashmir do Ấn Độ quản lý) khoảng 100km và giáp Ấn Độ hơn bất cứ căn cứ không quân nào khác của Trung Quốc nên Bắc Kinh dường như đang thử nghiệm căn cứ này để xem họ có thể sử dụng nó chống lại Ấn Độ hay không.
Trung Quốc được cho là có 3 căn cứ [Kashgar, Hotan, and Nagri Gurgunsa] có thể triển khai máy bay chiến đấu chống lại Ấn Độ ở Ladakh. Tuy nhiên, những căn cứ này lại có hạn chế về khoảng cách. Cụ thể, khoảng cách từ Kashgar tới Leh là 625km, từ Leh tới Khotan là 390km và từ Leh tới Gurgunsa là 330km.
Máy bay J-10
Bên cạnh đó, toàn bộ các căn cứ trên lại được đặt tại Tây Tạng với độ cao trên 3.000m. Khi xuất kích từ độ cao này, lượng nhiên nhiệu và vũ khí mang theo của các chiến đấu cơ đều phải giảm bớt, do đó sức mạnh hỏa lực và phạm vi tấn công của chúng cũng giảm theo.
Ngoài ra, khả năng bị radar đối phương phát hiện trong một hành trình bay dài như vậy sẽ tăng lên.Đối với Không quân Trung Quốc, sẽ dễ dàng hơn nếu tấn công các căn cứ của Ấn Độ (ở cả Ladakh và Kashmir) từ Skardu bởi nơi này chỉ cách Leh khoảng 100km và cách Kargil tầm 75km.
Căn cứ Skardu có 2 đường băng với độ dài lần lượt là 2,5km và 3,5km. Các máy bay chiến đấu của Trung Quốc có thể dễ dàng xuất kích tấn công và sau đó quay trở lại Skardu. Theo Zee News, còn một điều quan trọng cần chú ý là, nếu Ấn Độ tấn công trả đũa nhằm vào Skardu, thì Pakistan sẽ có cái cớ để phát động chiến tranh với New Delhi. Khi ấy, Ấn Độ sẽ phải đối mặt với cuộc tấn công từ hai phía.
Máy bay J-10
Máy bay J-10 (J-10 Thành Đô) là nỗ lực đầu tiên của Trung Quốc nhằm phát triển tiêm kích thế hệ 4 nhằm đối trọng với các máy bay F-15C Eagle và F-16 Falcon của Mỹ, máy bay Su 27 Flanker và MiG 29 Fulcrum của Liên Xô và sau này là Nga.
Lúc đầu, ý tưởng của nhà thiết kế là tạo ra một tiêm kích thuần túy nhằm mục tiêu chiếm ưu thế trên không, khi việc phát triển J-10 bắt đầu từ năm 1988, nhằm đối đầu trực tiếp với Su-27 và MiG 29. Nhưng tới năm 1991, sự sụp đổ của Liên Xô đã khiến dự án có thay đổi.
J-10 được định hướng để trở thành một chiến đấu cơ đa nhiệm, bù đắp cho phi đội của PLAAF, vốn đang gia tăng số lượng các biến thể của dòng Su-27 Flanker, có xuất xứ từ Nga, quốc gia đối trọng với Trung Quốc lúc đó đang rất cần tiền.
Hiện có khoảng 350 chiếc J-10 với các phiên bản đang phục vụ trong Không quân Trung Quốc. Họ vẫn đang tiếp tục phát triển thêm biến thể J-10C, đây là biến thể với nhiều thay đổi và được xếp vào dòng tiêm kích thế hệ 4,5.
Tiêm kích Trung Quốc áp sát Đài Loan 5 lần trong tuần Tiêm kích J-10 Trung Quốc hôm qua tiến vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan, buộc lực lượng phòng vệ hòn đảo điều máy bay xua đuổi. Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết một tiêm kích J-10 của không quân Trung Quốc (PLAAF) trưa 21/6 bay vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của hòn đảo. Lực lượng phòng...