Trung Quốc tung tiền lấp tai tiếng ‘giăng bẫy nợ’ ở Sri Lanka
Trung Quốc vừa chi 90 triệu USD viện trợ cho Sri Lanka trong bối cảnh nhiều ý kiến cho rằng Bắc Kinh đang “giăng bẫy nợ” bằng các dự án ở quốc đảo này.
Hôm 11/10, Trung Quốc tuyên bố cung cấp khoản tài trợ 90 triệu USD cho Sri Lanka. Gọi sự trợ giúp tài chính là “khoản trợ cấp kịp thời”, đại sứ quán Trung Quốc tại Sri Lanka cho biết số tiền này sẽ được sử dụng vào chăm sóc y tế, giáo dục và cung cấp nước sạch ở các vùng nông thôn của Sri Lanka, đồng thời nhấn mạnh điều này sẽ “đóng góp vào hạnh phúc của người Sri Lanka trong kỷ nguyên hậu COVID-19″.
Quyết định được đưa ra 2 ngày sau khi Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa tìm kiếm sự giúp đỡ từ một phái đoàn Trung Quốc đến thăm quốc đảo này hôm 9/10.
Trong cuộc hội đàm với Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì trước đó, Tổng thống Sri Lanka Gotabhaya Rajapaksa đã đề nghị Trung Quốc giúp đỡ trong việc bác quan điểm cho rằng các siêu dự án do Trung Quốc tài trợ ở nước này hiện là “bẫy nợ”, vốn được thúc đẩy nhằm đạt được ảnh hưởng trong các vấn đề địa phương.
Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất vào các dự án cơ sở hạ tầng khác nhau ở Sri Lanka. (Ảnh: Reuters)
Trung Quốc xem Sri Lanka là một mắt xích quan trọng trong Sáng kiến “Vành đai, Con đường” – một động lực xây dựng cơ sở hạ tầng toàn cầu. Bắc Kinh đã cung cấp các khoản vay hàng tỷ USD cho các dự án của Sri Lanka trong thập kỷ qua. Các dự án trong sáng kiến này bao gồm cảng biển, sân bay, thành phố cảng, đường cao tốc và nhà máy điện.
Video đang HOT
Những người chỉ trích cho rằng, các dự án do Trung Quốc tài trợ không khả thi về mặt tài chính và Sri Lanka sẽ gặp khó khăn trong việc trả các khoản vay.
Năm 2017, Sri Lanka đã cho công ty Trung Quốc thuê một cảng do Bắc Kinh xây dựng nằm gần các tuyến đường vận chuyển sầm uất trong 99 năm để thu hồi gánh nặng trả lại khoản vay Trung Quốc mà nước này đã nhận để xây dựng nó.
Cơ sở này là một phần trong kế hoạch của Bắc Kinh cho một tuyến cảng kéo dài từ vùng biển Trung Quốc đến Vịnh Ba Tư. Trung Quốc cũng đã đồng ý cung cấp khoản vay 989 triệu USD cho Sri Lanka để xây dựng một tuyến đường cao tốc kết nối khu vực miền trung trồng chè của nước này với cảng biển do Trung Quốc điều hành.
Trung Quốc đã mở rộng “chân rết” của mình tại Sri Lanka dưới thời lãnh đạo của cựu Tổng thống Mahinda Rajapaksa – anh trai của đương kim Tổng thống Sri Lanka.
Ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc đối với Sri Lanka khiến nước láng giềng thân cận nhất là Ấn Độ – vốn coi khu vực Ấn Độ Dương là sân sau chiến lược của mình, tỏ ra lo lắng.
Chuyến thăm của ông Dương Khiết Trì diễn ra vài ngày sau khi các nhà ngoại giao hàng đầu của 4 quốc gia thuộc nhóm “Tứ giác kim cương” (QUAD) gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia họp tại Tokyo. Liên minh này đang tích cực thúc đẩy sự tham gia sâu hơn của các thành viên vào sáng kiến “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở” nhằm kiềm chế, ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở khu vực.
Quốc gia ĐNA khiến Trung Quốc và Ấn Độ phải tranh giành ảnh hưởng
Với việc căng thẳng Trung Quốc - Ấn Độ chưa thể giải quyết trong "một sớm một chiều", các nước láng giềng trong khu vực có thể đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cả Bắc Kinh và New Delhi đều hiểu rất rõ điều này.
Không chỉ xung đột ở biên giới, Trung Quốc và Ấn Độ còn đang tranh giành ảnh hưởng ở một số nước trong khu vực. Ảnh: CNN
Tờ Eurasian hôm 7/10 đưa tin, sáng kiến "Vành đai Con đường" (BRI) của Trung Quốc không chỉ giúp tăng cường ảnh hưởng của nước này trong khu vực mà còn mang đến nhiều lợi ích khác. Với các cảng biển được xây dựng ở một số nước, bao gồm Gwadar (Pakistan) và Hambantota (Sri Lanka), Bắc Kinh có thể tận dụng chúng để dồn ép và gây khó khăn cho Ấn Độ, trong bối cảnh căng thẳng biên giới giữa 2 nước.
Đã đầu tư rất nhiều vào các quốc gia láng giềng với Ấn Độ như Pakistan, Sri Lanka, giờ đây, Bắc Kinh đang cạnh tranh để hướng tới một quốc gia láng giềng với Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á. Đó chính là Myanmar. Tuy nhiên, Ấn Độ cũng không chịu thua.
Sau chuyến thăm được nhận định là "rất khả quan" tới Bangladesh nhằm củng cố quan hệ song phương, Ngoại trưởng Ấn Độ Harsh Vardhan Shringla và Tổng tư lệnh quân đội Manoj Mukund Naravane cùng có chuyến thăm tới Myanmar.
Ấn Độ đã đề xuất đầu tư 6 tỷ USD để xây dựng một nhà máy lọc dầu ở vùng Thanlyin, gần thành phố Yangon, theo tờ Times of India (TOI).
Tờ báo Ấn Độ cho biết các quan chức Ấn Độ và Myanmar đã thảo luận về các vấn đề liên quan tới ổn định, an ninh biên giới và cam kết chung của họ là không cho phép các phần lãnh thổ tương ứng được sử dụng "cho các hoạt động gây hại cho nước còn lại".
Theo TOI, đây được coi là một động thái chiến lược chống lại Trung Quốc, nước chiếm hơn 70% vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực năng lượng ở Myanmar. Bắc Kinh đã và đang thúc đẩy Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Myanmar như một phần của BRI. Tuy nhiên, Myanmar trước đó đã từ chối các kế hoạch của Bắc Kinh sau khi Tổng kiểm toán cảnh báo chính phủ Myanmar về việc số nợ với Trung Quốc đang tăng lên.
Tổng số nợ của Myanmar hiện nay rơi vào khoảng 10 tỷ USD, trong đó 4 tỷ USD là nợ Trung Quốc, Tổng kiểm toán Maw Than phát biểu trong một cuộc họp ở Naypyidaw.
"Sự thật là các khoản vay từ Trung Quốc có lãi suất cao hơn so với các khoản vay từ các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới hay Quỹ tiền tệ quốc tế. Vì vậy, tôi muốn nhắc lại các bộ ngành trong chính phủ kiềm chế hơn trong việc sử dụng khoản vay của Trung Quốc", Tổng kiểm toán Myanmar nói.
Rút ra bài học từ Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC) và cảng Hambantota của Sri Lank, được cho là đẩy các quốc gia này vào "bẫy nợ" của Bắc Kinh, Myanmar giờ đây đang hướng tới Ấn Độ. Ngoài ra, Myanmar còn cáo buộc Trung Quốc hỗ trợ các nhóm vũ trang ở bang Rakhine của Myanmar.
Quốc gia Đông Nam Á này đang tỏ ra thận trọng trước khi giao các dự án cho nhà thầu Trung Quốc. Theo truyền thông địa phương, một công ty Thụy Sĩ được ký kết với tư cách bên thứ 3, xem xét kỹ lưỡng dự án đường sắt Muse - Mandalay, được xây dựng bởi Tập đoàn kỹ thuật đường sắt Eryuan.
Dự án đường sắt Muse - Mandalay được xây dựng theo một biên bản ghi nhớ, ký giữa chính phủ Trung Quốc và Myanmar năm 2011, trị giá 8,9 tỷ USD.
Ấn Độ và Myanmar đang cùng hợp tác trong một dự án vận tải trung chuyển đi qua bang Mizoram, đông bắc Ấn Độ. Trong chuyến thăm hiện tại của các quan chức Ấn Độ, New Delhi cũng công bố khoản tài trợ 2 triệu USD cho cây cầu Byanyu/Sarsichauk ở bang Chin của Myanmar. Cây cầu này sẽ kết nối bang Mizoram (Ấn Độ) và bang Chin của Myanmar với nhau.
Ấn Độ cũng đánh giá cao quyết định của Myanmar trong việc bàn giao 22 phiến quân nổi dậy của Ấn Độ. New Delhi còn tặng cho Myanmar 3.000 lọ remdesivir, thuốc kháng virus được một số nước phê duyệt để điều trị cho bệnh nhân Covid-19, trong bối cảnh đại dịch đang hoành hành.
Trump lỡ cơ hội lấy lòng cử tri từ khủng hoảng Covid-19 Hôm 2/10, trong lúc Trump chuẩn bị được chuyển tới bệnh viện, các cố vấn của ông vẫn nhìn thấy một "cửa sáng" cho chiến dịch tranh cử. Theo họ, nếu Trump nhanh chóng đánh bại Covid-19, sau đó tỏ ra đồng cảm với hàng triệu người dân Mỹ khi chia sẻ về những trải nghiệm của riêng mình trong quá trình điều...