Trung Quốc tung Su-30, J-11 ra Hoa Đông “chữa ngượng”?
Ngày 28-11, người phát ngôn của lực lượng không quân Trung Quốc cho biết, không quân Trung Quốc đã tổ chức cho máy bay chiến đấu tiêm kích J-11 và Su-30 tuần tra ở khu vực biển Hoa Đông.
Thượng tá Thân Tiến Khoa, phát ngôn viên của không quân Trung Quốc khẳng định, đây là một hoạt động bình thường nhằm tăng cường giám sát các mục tiêu trong “Vùng nhận dạng phòng không”, là hoạt động thuộc về chức năng, nhiệm vụ được giao của lực lượng không quân.
Ông Thân Tiến Khoa cho biết, vào ngày 28-11, không quân Trung Quốc đã tổ chức một biên đội bao gồm máy bay cảnh báo sớm (AWACS) KJ-2000 và một số máy bay tiêm kích J-11 và Su-30, thực hiện nhiệm vụ tuần tra trong “Vùng nhận dạng phòng không” ở Biển Hoa Đông.
Tiêm kích đa năng Su-30MKK của Trung Quốc
Ông còn chỉ ra rằng, lực lượng không quân Trung Quốc tiến hành tuần tra trong khu vực nhận biết phòng không ở Biển Hoa Đông chỉ là các biện pháp phòng thủ, hoàn toàn phù hợp với luật lệ quốc tế.
Video đang HOT
Ông Thân Tiến Khoa nhấn mạnh, lực lượng không quân Trung Quốc luôn duy trì trạng thái cao cảnh giác cao độ, căn cứ vào các mối đe dọa khác nhau để áp dụng các biện pháp thích hợp, kiên quyết bảo vệ an toàn “Vùng nhận dạng phòng không”.
Máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 của Trung Quốc
Được biết, tiêm kích Su-30MKK và J-11 là hai loại máy bay chiến đấu được đánh giá là hiện đại nhất trong lực lượng không quân Trung Quốc. Hoạt động tuần tra này diễn ra sau khi máy bay tiêm kích F-15J của Nhật đã bay lên xua đuổi 2 máy bay trinh sát điện tử Y-8 và Tu-154 của Trung Quốc ra khỏi “Vùng nhận dạng phòng không” ngày 23-11.
Tiếp theo, ngày 25-11, 2 máy bay B-52 của Mỹ cũng đã xâm nhập vào khu vực biển Hoa Đông mà không hề thông báo cho phía Trung Quốc, ngay sau đó lại đến lượt máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C Orion của Hàn Quốc phớt lờ những cảnh báo của Trung Quốc về “Vùng nhận dạng phòng không” mà họ đơn phương áp đặt.
Theo ANTD
Philippines cấp tốc chạy thử tàu hộ vệ Hamilton thứ 2 của Mỹ
Ngày 25/05, Tân Hoa Xã đăng tải thông tin, Philippines đã cấp tốc chạy thử tàu hộ vệ lớp Gregorio del Pilar thứ 2 để nhanh chóng đưa vào sử dụng, nâng cao khả năng tác chiến trên biển Đông.
Tân Hoa Xã cho biết, tàu hộ vệ này là chiếc thứ 2 thuộc lớp Gregorio del Pilar (nguyên là lớp tàu tuần tiễu ven bờ Hamilton của lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ), số hiệu PF-16, tên là Ramon Alcaraz. Con tàu có kích thước 378 feet (hơn 115m) chuẩn bị thử nghiệm này trị giá 151,5 triệu USD.
Ramon Alcaraz là chiếc thứ 2 thuộc lớp Hamilton (mang tên Dallas) được Mỹ bán lại cho Philippines sau khi chúng chính thức nghỉ hưu. Tháng 5/2012, con tàu này chính thức cập cảng Manila và bắt đầu được tân trang lại, 14 sĩ quan và 74 thủy thủ cũng tiếp tục quá trình huấn luyện đợt 2, sau quá trình vừa đi vừa huấn luyện từ cảng Charleston (South Carolina) về Philippines.
Khinh hạm lớp Hamilton thứ 2 mang tên BRP Ramon Alcaraz (PF-16)
Tương tự như chiếc đầu tiên là Del Pilar (PF-15), vì là trang bị cũ của Mỹ nên Philippines sẽ bỏ qua thử nghiệm các hệ thống dẫn đường, điện tử và vũ khí. Dự kiến, đợt này sẽ tập trung vào các hệ thống động lực và một số hệ thống mang tính chất điều khiển của tàu.
Tàu hộ vệ lớp Hamilton là loại tàu có sức chống chịu sóng gió rất tốt, có thể tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết. Nó sử dụng hệ thống động lực kép với 2 loại động cơ diezen và động cơ tuốc bin khí, mỗi loại có 2 động cơ giúp tàu đạt vận tốc lên tới 29 hải lý/h (tương đương 46,6 km/h), trên tàu còn có sàn đậu cho máy bay trực thăng.
Tuy Hamilton có lượng giãn nước khá cao là 3250 tấn nhưng do con tàu chỉ là tàu tuần tiễu ven bờ thế hệ quá cũ, nên vũ khí trang bị khá nghèo nàn. Tàu BRP Ramon Alcaraz được trang bị một pháo bắn nhanh 76mm, một hệ thống phòng không tầm gần Phalanx 20mm, hai bệ pháo tự động MK-38 Bushmaster 25mm.
Tàu hộ vệ thứ nhất lớp Hamilton mang tên BRP Del Pilar (PF-15)
Tàu có khả năng vận chuyển 180 binh sĩ và hỗ trợ thực hiện khá nhiều nhiệm vụ, bao gồm: Ngăn chặn tệ nạn buôn bán ma túy và di cư trái phép, tiến hành hoạt động chấp pháp trên biển, tìm kiếm và cứu hộ, bảo vệ nguồn hải sản.
Thời gian qua, Trung Quốc liên tiếp khống chế các đảo và bãi đá ngầm mà Philippines tuyên bố chủ quyền, song song với nó là sức ép lớn từ Đài Loan sau khi lực lượng tuần tiễu nước này bắn chết một ngư dân Đài Loan. Hiện hải quân Philippines có rất ít tàu chiến hiện đại, nên họ dự định sẽ nhanh chóng hoàn tất quá trình thử nghiệm để đưa Ramon Alcaraz vào biên chế trong lực lượng hải quân.
Theo ANTD
Nhật Bản quyết định thành lập lực lượng biên phòng Senkaku Nhật tính đến phương án thành lập ở 2 đảo Miyako và Ishigaki, mỗi đảo một đơn vị biên phòng khoảng 300 quân, đồng thời tại đảo Yonaguni - điểm cực tây của Nhật cũng sẽ được triển khai một đơn vị giám sát duyên hải với quân số khoảng 100 người. Từ việc nâng cấp lực lượng tự vệ trên biển đến...