Trung Quốc tung robot chiến đấu ‘Monkey King’, thách thức robot của Mỹ
Vừa qua, các nhà phát minh của Trung Quốc đã chế tạo thành công một robot chiến đấu mới, trị giá 14 triệu USD mang tên “Monkey King”.
Sau Mỹ và Nhật Bản, Trung Quốc cũng đã chế tạo thành công robot chiến đấu mới mang tên “Monkey King” (Tôn Ngộ Không) với trị giá 14 triệu USD. Động thái này của Trung Quốc được xem là hành động khiêu khích với robot “MK III Megabot” của Mỹ.
Robot Tôn Ngộ Không được trưng bày tại sự kiện ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
Video đang HOT
Đoạn video giới thiệu cho thấy con robot này có khả năng quay đầu, có ngoại hình giống khỉ và trọng lượng khoảng 4 tấn. Robot Tôn Ngộ Không có thể đi bằng 4 chân và ngồi bình thường bằng 2 chân. Nhà chế tạo Sun Shiqian cho hay, ông chỉ mất khoảng 2 tháng để lắp ráp hoàn thiện con robot này.
Nhóm chế tạo “Monkey King” gửi lời thách thức tới đối thủ “MK III Megabot” của Mỹ có chiều cao 4,8m có khả năng bắn đạn lửa. Tuy nhiên, robot của Mỹ đang bận chiến đấu với một robot khác của Nhật Bản – Kuratas (nặng 4 tấn). Dự kiến, khách tham quan có thể chứng kiến 2 trận đấu này vào tháng 8 tới.
Robot “Monkey King” được đặt tên theo nhân vật Tôn Ngộ Không trong tiểu thuyết nổi tiếng của Trung Quốc – Tây Du Ký, có khả năng tấn công lớn và bay xa.
(Theo Dân Việt)
Lục quân Nga tăng cường sức mạnh với 20 robot chiến đấu Uran-9
Hãng thông tấn Tass của Nga mới đây đưa tin, quân đội nước này sẽ nhận được 20 robot chiến đấu Uran-9 trong cuối năm nay.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, vào cuối năm nay, lục quân Nga sẽ nhận được 5 lô robot, trong đó mỗi lô bao gồm 4 robot tình báo, vận tải và do thám Uran-9.
Robot chiến đấu Uran-9 là một mẫu phương tiện chiến đấu không người lái mặt đất do Quân đội Nga phát triển. Nó có thiết kế tương tự như một mẫu xe bọc thép hạng nhẹ và có khả năng thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động tình báo cũng như tấn công cho nhiều đơn vị chiến đấu bộ binh dưới mặt đất.
Robot Uran-9 sử dụng tháp pháo thiết kế đặc biệt mang một pháo tự động 2A72, một súng máy 7.62mm, được điều khiển thông qua trung tâm chỉ huy đặt trên một chiếc xe tải với nhiều máy tính và thiết bị liên lạc nhằm kiểm soát sự di chuyển cũng như hỏa lực của hệ thống.
Hệ thống vũ khí mạnh nhất của Uran-9 là các tên lửa chống tăng có điều khiển 9M120 Ataka với hệ thống dẫn đường bằng sóng vô tuyến SACLOS, nó được thiết kế để tiêu diệt bất cứ mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực nào kể cả khi chúng được trang bị giáp phản ứng nổ với tầm bắn tối đa lên tới 8km.
Robot Uran-9 cũng được trang bị nhiều hệ thống cảm biến hiện đại bao gồm cảnh báo laser, thiết bị nhận dạng và theo dõi mục tiêu.
Theo Báo Lao Động
Mỹ thử nghiệm robot hủy diệt đa năng Loại robot chiến đấu mà thủy quân lục chiến Mỹ đang thử nghiệm có khả năng bắn súng máy, phóng lựu đạn, quan sát ban đêm, vận tải và cứu thương. Những cỗ máy chiến đấu do con người điều khiển trên chiến trường không còn là thứ chỉ tồn tại trong phim khoa học viễn tưởng. Vũ khí mới nhất mà thủy...