Trung Quốc từng lo Trump kích động chiến tranh
Quân đội Trung Quốc từng lo bị đẩy vào xung đột với Mỹ khi chính quyền Trump tiến hành loạt động thái được cho là “khiêu khích” cuối nhiệm kỳ.
SCMP ngày 3/10 dẫn nguồn tin giấu tên trong quân đội Trung Quốc (PLA) tiết lộ Bắc Kinh “từng tin rằng chính quyền Trump trong những ngày cuối nhiệm kỳ đã sử dụng chiến thuật khiêu khích để kích động PLA có biện pháp trả đũa”. Nỗi lo ngại đó của Trung Quốc đã khiến một chỉ huy quân sự cấp cao của Mỹ liên lạc và tìm cách trấn an, theo nguồn tin.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley gần đây xác nhận ông đã gọi điện để trấn an người đồng cấp Trung Quốc Lý Tác Thành vào ngày 30/10/2020, sau khi tin tình báo Mỹ cho thấy PLA đã nâng cấp mức độ sẵn sàng chiến đấu.
Tuy nhiên, nguồn tin trên cho hay cuộc gọi đầu tiên của tướng Milley không đủ xoa dịu các lo ngại ở Bắc Kinh. Một tháng sau, các lãnh đạo Trung Quốc phẫn nộ khi truyền thông Nhật đưa tin chuẩn đô đốc Mỹ Michael Studeman đã bí mật đến thăm đảo Đài Loan.
Truyền thông đảo Đài Loan sau đó loan tin nhà ngoại giao Kelly Craft, khi đó giữ chức đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, cùng Ngoại trưởng Mike Pompeo dự tính có chuyến thăm tương tự, khiến Bắc Kinh càng giận dữ.
“Những tin tức trên được đưa ra chỉ vài tuần sau cuộc điện đàm của Milley, khiến Bắc Kinh tin rằng chính quyền Trump đang áp dụng chiến thuật khiêu khích để khiến PLA có hành động trả đũa, châm ngòi xung đột, thậm chí là chiến tranh”, nguồn tin nói.
Theo người này, PLA khi đó muốn biết chuyến thăm của Studeman có phải cho thấy có những người trong Lầu Năm Góc đang ủng hộ “kế hoạch của Trump” hay không. “Nếu phía Mỹ làm điều đó, chiến tranh sẽ nổ ra”, nguồn tin cho hay.
Video đang HOT
Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, trả lời điều trần tại Ủy ban Quân vụ Hạ viện vào ngày 29/9. Ảnh: Reuters.
PLA lập tức bày tỏ nỗi quan ngại trên với tùy viên quốc phòng Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh. Trong khi đó, cấp dưới của ông Lý cũng tìm cách truyền đạt quan điểm qua một số kênh ngoại giao phi quân sự như duy trì đầu mối liên lạc với Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Hong Kong.
“Sau vàu tuần tiếp cận qua nhiều kênh ngoại giao, Milley có cuộc điện đàm thứ hai với ông Lý”, nguồn tin đề cập đến cuộc gọi giữa tướng lĩnh hàng đầu hai nước vào ngày 8/1.
Sau cuộc gọi này, Kelly Craft và Mike Pompeo đồng loạt xác nhận không tới thăm đảo Đài Loan.
Theo báo cáo tướng Milley gửi Thượng viện Mỹ hồi tháng 9, khi bầu cử Mỹ bước vào giai đoạn nước rút, giới quan sát từng lo ngại Tổng thống Trump có hành động quân sự với Trung Quốc để tạo “nỗi bất ngờ tháng 10″ nhằm gia tăng cơ hội tái đắc cử.
Quân đội Mỹ khi đó tiến hành ít nhất 17 chuyến bay gần bờ biển phía nam Trung Quốc, với sự tham gia của các loại oanh tạc cơ chiến lược B-52 và B-1B, theo Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược Knowfar.
“Các hành động quân sự ngày càng tăng của Mỹ tại khu vực lúc đó khiến Trung Quốc không biết nên phản ứng thế nào, nhất là khi có nhiều đồn đoán về nỗi bất ngờ tháng 10 trên truyền thông”, Chu Thần Minh, chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh, cho biết. “Những gì PLA có thể làm là tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu để đối phó với tàu chiến, máy bay Mỹ trong khu vực”.
Vào tháng 10/2020, các bộ tư lệnh 5 chiến khu PLA được đặt trong tình trạng “báo động cao” trước tình hình khu vực diễn biến phức tạp, buộc Mỹ phải có động thái trấn an.
Tâm lý lo lắng tại Bắc Kinh gia tăng sau khi truyền thông Mỹ xác định Trump đã thất bại trong cuộc bầu cử. Trump ngày 9/11/2020 sa thải bộ trưởng quốc phòng Mark Esper, người được phía Trung Quốc đánh giá là “đáng tin cậy và chuyên nghiệp”.
Vụ bạo loạn Đồi Capitol ngày 6/1 khiến giới lãnh đạo quân đội Trung Quốc càng thêm lo lắng. Hai ngày sau, tướng Milley buộc phải thực hiện cuộc điện đàm thứ hai với người đồng cấp Trung Quốc để trấn an rằng Mỹ “không có ý định tấn công”. Đến ngày 30/1, tình báo Mỹ ghi nhận PLA hạ cấp sẵn sàng chiến đấu cho các lực lượng tại khu vực.
Tướng Mỹ nói Trung Quốc chưa đủ sức tấn công đảo Đài Loan
Trung Quốc chưa có năng lực quân sự và động lực đủ lớn để thu hồi đảo Đài Loan bằng vũ lực, theo đại tướng Mỹ Mark Milley.
"Trung Quốc còn lâu mới phát triển được năng lực thực sự để tiến hành chiến dịch quân sự chiếm toàn bộ đảo Đài Loan", đại tướng Mark Milley, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, nói trong cuộc điều trần trước Thượng viện Mỹ hôm 17/6, khi được hỏi về khả năng Trung Quốc thu hồi đảo Đài Loan bằng vũ lực trong tương lai gần.
"Tôi nghĩ hiện giờ họ không có ý định hoặc động lực làm điều đó. Khả năng Bắc Kinh thu hồi đảo Đài Loan bằng biện pháp quân sự trong tương lai gần là rất thấp", tướng Milley nói thêm.
Bình luận của tướng Milley khác với nhận định của cựu chỉ huy Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Philip Davidson hồi tháng 3, khi ông cảnh báo giới lập pháp Mỹ rằng Trung Quốc có thể thu hồi đảo Đài Loan bằng vũ lực vào năm 2027.
Oanh tạc cơ Trung Quốc đại lục áp sát Đài Loan hồi năm 2019. Ảnh: Cơ quan phòng vệ Đài Loan .
Tướng Milley thừa nhận thống nhất Đài Loan là "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc, nhưng cho rằng Bắc Kinh sẽ thực hiện quá trình này bằng những biện pháp hòa bình. "Vấn đề chính trị nội bộ của Trung Quốc tùy thuộc vào Trung Quốc, miễn là điều đó được thực hiện một cách hòa bình, không gây bất ổn khu vực và toàn cầu", ông cho hay.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho rằng chưa thể xác định thời điểm Trung Quốc thu hồi đảo Đài Loan. "Chúng tôi vẫn cam kết hỗ trợ Đài Loan phòng thủ bằng cách cung cấp những khí tài giúp họ tự bảo vệ, phù hợp với Đạo luật Quan hệ Đài Loan, ba tuyên bố chung và sáu đảm bảo", ông nói.
Bắc Kinh coi đảo Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Không quân Trung Quốc hôm 15/6 điều 28 máy bay áp sát đảo Đài Loan, gồm 14 tiêm kích đa năng J-16, 6 tiêm kích hạng nặng J-11, 4 oanh tạc cơ chiến lược H-6, cùng các máy bay chống ngầm, tác chiến điện tử và cảnh báo sớm.
Đây là lượng máy bay Trung Quốc tiến vào vùng nhận diện phòng không (ADIZ) Đài Loan lớn nhất trong một ngày, kể từ khi chính quyền hòn đảo bắt đầu thường xuyên thông báo các hoạt động của không quân Trung Quốc hồi năm ngoái.
"Chúng tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho những âm mưu nhằm tìm kiếm độc lập hoặc thế lực nước ngoài cố tình can thiệp vào vấn đề Đài Loan, nên chúng tôi cần có phản ứng mạnh mẽ với những hành vi thông đồng như vậy", phát ngôn viên Văn phòng Các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc Mã Hiểu Quang nói.
58 máy bay quân sự Trung Quốc dồn dập áp sát Đài Loan trong 2 ngày Sau khi điều kỷ lục 38 máy bay quân sự áp sát đảo Đài Loan hôm 1/10, Trung Quốc hôm nay tiếp tục đưa thêm 20 máy bay vào vùng nhận diện phòng không của hòn đảo. Máy bay chiến đấu F-16 của đảo Đài Loan (trái) máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc đại lục hồi năm 2020 (Ảnh: AFP). Reuters...