Trung Quốc “tung hoành” trong vấn đề Biển Đông?
Trung Quốc có thể sẽ tận dụng sự vắng mặt của Tổng thống Mỹ tại một hội nghị thượng đỉnh lớn của Châu Á diễn ra trong tuần này để bác bỏ những nỗ lực hướng sự tập trung vào vấn đề tranh chấp Biển Đông. Đây là nhận định vừa được một số nhà phân tích đưa ra trong ngày hôm 7/10.
Trung Quốc thường xuyên đưa tàu thuyền ra các vùng tranh chấp
Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á sẽ chính thức khai mạc vào hôm nay, (9/10) ở Brunei. Một trong những vấn đề lớn được chờ đợi sẽ trở thành một trong những ưu tiên trong chương trình nghị sự của hội nghị lần này chính là các cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Tuy nhiên, theo nhận định của các nhà phân tích, ít có khả năng hội nghị ở Châu Á sẽ đạt được tiến bộ nào đáng kể trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông nóng hổi hiện nay. Vì thế, căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước có tranh chấp ở Biển Đông được cho là sẽ tiếp tục kéo dài.
Biển Đông đang chứng kiến các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải quyết liệt giữa Trung Quốc với một số quốc gia Đông Nam Á. Ở thế yếu hơn, một số nước nhỏ hơn như Philippines đang trông chờ vào sự hậu thuẫn của Mỹ – cường quốc quân sự số 1 thế giới. Cuộc tranh chấp ở Biển Đông đang trở thành một trong những điểm nóng nhất trong khu vực trong bối cảnh Trung Quốc liên tiếp tăng cường sức mạnh quân sự và Mỹ đang thực hiện chiến lược “quay trở lại” Châu Á.
Washington tuyên bố giữ lập trường trung lập trong các cuộc tranh chấp chủ quyền nhưng cường quốc này vẫn gây áp lực với Bắc Kinh và các nước có tranh chấp khác trong việc sớm tìm hướng giải quyết các cuộc tranh chấp thông qua đàm phán. Mỹ nhấn mạnh, tất cả các bên cần phải kiềm chế, không được dùng vũ lực và không làm bất kỳ điều gì gây cản trở trên các tuyến đường biển chiến lược ở Biển Đông.
Tổng thống Barack Obama dự kiến sẽ đưa vấn đề Biển Đông ra thảo luận tại hội nghị ở Brunei nhưng ông này đã buộc phải hủy chuyến công du đến Châu Á do tình trạng chính phủ đóng cửa. Ngoại trưởng John Kerry sẽ thay thế cho ông Obama tại hội nghị.
“Nhìn chung, sẽ khó để chứng kiến xem Mỹ có thể lên tiếng mạnh mẽ như thế nào về những quan ngại đó khi không có Tổng thống của họ ở đây”, ông Carl Thayer – một chuyên gia về Biển Đông thuộc Học viện Quốc phòng Australia ở Canberra, cho biết.
“Và không có Tổng thống Obama, tôi cũng không chắc chắn rằng các nước ủng hộ khác muốn đứng lên đưa vấn đề Biển Đông ra bàn bạc”, ông Thayer nói thêm.
Video đang HOT
Trung Quốc không muốn bàn về vấn đề Biển Đông tại hội nghị Đông Á
Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày hôm qua, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc – ông Liu Zhenmin đã lên tiếng cảnh báo, sự can thiệp của các nước ngoài vào tình hình Biển Đông sẽ chỉ làm vấn đề thêm phức tạp.
Ông Liu nhấn mạnh, Trung Quốc cổ súy và ủng hộ các nước thảo luận về vấn đề Biển Đông trong cuộc họp giữa Trung Quốc và các nhà lãnh đạo ASEAN bởi vì đây là một vấn đề trong khu vực. “Tuy nhiên, chúng tôi luôn phản đối đưa các cuộc tranh chấp ở Biển Đông ra bàn bạc trong chương trình nghị sự của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Chúng tôi không hy vọng vấn đề đó trở thành một chủ đề trọng tâm của cuộc họp”, ông Liu nói.
Theo sự nhất trí đạt được giữa Trung Quốc và các nước thành viên của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về vấn đề Biển Đông, tất cả các cuộc tranh chấp liên quan đến Biển Đông nên được giải quyết bởi các nước có tranh chấp thông qua đối thoại và đàm phán, Thứ trưởng Liu cho biết. Ngoài ra, Trung Quốc và ASEAN nên hợp tác với nhau trong sứ mệnh bảo vệ hòa bình và sự ổn định ở Biển Đông đồng thời bảo đảm tự do hàng hải và an ninh trong khu vực, ông Liu nói thêm.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cho biết, nước này vẫn duy trì một kênh thông tin liên lạc và tham vấn thông suốt với các nước có liên quan trực tiếp đến các cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Trung Quốc tự tin có thể giải quyết các cuộc tranh chấp với nước khác thông qua đàm phán hữu nghị để biến Biển Đông “thành vùng biển của hòa bình và sự hợp tác”, ông Liu nhấn mạnh.
Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với 4 nước Đông Nam Á gồm Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Các nước và vùng lãnh thổ đều hết sức bất bình trước tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc thông qua yêu sách đường 9 đoạn. Nước này đang gây sóng gió trong khu vực vì những hành động quyết liệt và hiếu chiến nhằm xác lập chủ quyền một cách thái quá của họ ở khu vực biển chiến lược và giàu tài nguyên nói trên.
Lo ngại tình hình có thể leo thang thành xung đột, Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tích cực và nỗ lực nhằm tìm kiếm một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) có tính ràng buộc với Trung Quốc. Bộ Quy tắc này sẽ giúp quản lý, kiểm soát các cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Trung Quốc gần đây đã bất ngờ đồng ý thảo luận về một bộ quy tắc ứng xử như thế sau một thời gian dài né tránh việc này. Hành động thể hiện thiện chí đó của Trung Quốc đã đem lại hy vọng về một giải pháp được các bên chấp nhận cho các cuộc tranh chấp nóng bỏng ở Biển Đông hiện nay. Tuy nhiên, không ít người vẫn tỏ ra hoài nghi về thiện chí của Trung Quốc trong vấn đề này.
Kiệt Linh – (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Biển Đông: Trung Quốc và "mưu kế" mới?
An ninh hàng hải ở Biển Đông đang bị ảnh hưởng bởi hai diễn biến chính. Diễn biến đầu tiên là căng thẳng mới nổi lên giữa Philippines và Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough từ cuối tháng 8. Diễn biến thứ hai là những cuộc tham vấn chính thức ban đầu về một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông giữa Trung Quốc và Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á hồi giữa tháng 9.
Ảnh minh hoạ
Cô lập Philippines
Kể từ khi cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines ở bãi cạn Scarborough bùng lên hồi tháng 4 năm 2012, Bắc Kinh đã theo đuổi chính sách cô lập Manila khỏi các nước ASEAN khác. Ví dụ như tân Ngoại trưởng Vương Nghị của Trung Quốc đã thẳng thừng bỏ qua Philippines trong lịch trình hai chuyến công du đến khu vực trong năm nay.
Hồi tháng 8 mới đây, Trung Quốc và Philippines còn rơi vào một cuộc tranh cãi ngoại giao liên quan đến việc Tổng thống Aquino tham dự Triển lãm Trung Quốc-ASEAN lần thứ 10 diễn ra ở Nam Ninh từ ngày 3-6/9. Tại triển lãm lần này, Philippines được xác định là "quốc gia danh dự" và theo thông lệ, nước chủ nhà Trung Quốc phải đón tiếp nguyên thủ quốc gia của nước đó.
Tuy nhiên, vào ngày 28/8, ngay sau khi Tổng thống Aquino thể hiện ý định đến tham dự triển lãm ở Trung Quốc thì Bắc Kinh đã phũ phàng lên tiếng từ chối chuyến thăm này, đề nghị lùi chuyến thăm "vào một thời điểm thích hợp hơn". Theo các nguồn tin từ Philippines, Trung Quốc đã đòi Philippines rút vụ kiện tranh chấp Biển Đông, coi đó là một điều kiện cho chuyến thăm của ông Aquino. Tổng thống Philippines đương nhiên không chấp nhận điều này và vì thế chuyến thăm của ông đến Trung Quốc đã bị từ chối.
Trong bối cảnh những lùm xùm trên, căng thẳng mới lại bùng lên trong quan hệ giữa hai nước Trung Quốc và Philippines khi Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin hôm 3/9 lên tiếng tố cáo Trung Quốc đem đến bãi cạn Scarborough một loạt khối đá bê tông. Ông này còn đưa ra một loạt bức ảnh chụp bãi cạn Scarborough được chụp hôm 31/8 để chứng minh lời cáo buộc của mình. Những bước ảnh đó được chụp lúc thuỷ triều xuống thấp và để lộ ra hàng chục khối đá bê tông ở bãi cạn Scarborough cùng với 3 con tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc.
Bộ trưởng Gazmin cho rằng, những khối đá bê tông được đặt ở khu vực tranh chấp đó có thể là bước chuẩn bị cho một dự án xây dựng ở đây. Điều này vi phạm Tuyên bố về Ứng xử của Các bên ở Biển Đông (DOC) được ký kết năm 2002 giữa Trung Quốc và ASEAN. Ông Gazmin cũng cho biết, ông không chắc chắn những khối đá đó được chuyển đến bãi cạn Scarborough khi nào. Các nguồn tin ở Philippines dự đoán, những khối đá này có thể được sử dụng để làm hàng rào quây khu vực cho các tàu cá Trung Quốc đánh bắt hải sản. Một nguồn tin giấu tên của Philippines cho hay, "những khối đá và cột bê tông dường như được Trung Quốc thả xuống bãi cạn Scarborpough từ một chiếc máy bay".
Một ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Gazmin đưa ra lời tố cáo trên, Ngoại trưởng Philippines Alberto del Rosario cáo buộc rằng, Trung Quốc đang cố tình chiếm đóng các bãi cạn, bãi đá ở Biển Đông trước khi một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) chính thức được thông qua và được thực thi. Hành động đó đặt "khu vực vào tình trạng nguy hiểm xét về yếu tố hoà bình và sự ổn định", ông Del Rosario đã nói như vậy.
Phản ứng trước những cáo buộc của phía Manila, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho rằng, Philippines không hành động "phù hợp với thực tế" đồng thời nhấn mạnh bãi cạn Scarborough là "lãnh thổ không thể tách rời" của Trung Quốc.
"Ve vãn" ASEAN
Ngay sau khi ông Tập Cận Bình lên làm Chủ tịch nước và ông Vương Nghị ngồi vào vị trí Ngoại trưởng hồi tháng 3, Trung Quốc đã phát đi tín hiệu về một sự thay đổi đầy khôn khéo trong quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á. Một tháng sau đó, tại cuộc họp Tham vấn Quan chức Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 19, phía Trung Quốc đã bất ngờ thông báo sẵn sàng ngồi vào bàn thảo luận với ASEAN về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông vào cuối năm nay.
Có hai lý do có thể giải thích cho sự thay đổi bất ngờ của Bắc Kinh nói trên. Thứ nhất, giới lãnh đạo Trung Quốc được cho là đã đánh giá chính sách cũ về Biển Đông của họ phản tác dụng. Họ đang tìm cách bảo vệ mối quan hệ ASEAN-Trung Quốc khỏi những ảnh hưởng xấu từ các cuộc tranh chấp nóng bỏng ở Biển Đông hiện nay. Thứ hai, Trung Quốc đang phải đối diện với một ASEAN đoàn kết hơn. Năm nay, Brunei tiếp nhận chức Chủ tịch luân phiên ASEAN và đang dành ưu tiên cho việc khởi động các cuộc thảo luận với Trung Quốc về COC. Thái Lan, với tư cách là điều phối viên trong quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN, cùng với Indonesia đều bắt đầu thể hiện vai trò tích cực hơn trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.
Như vậy, Trung Quốc khó lòng có thể tránh được việc ngồi vào bàn thảo luận về COC như họ đã làm trong suốt thời gian qua. Bắc Kinh đã phản ứng bằng cách phái Ngoại trưởng Vương Nghị đến Đông Nam Á hai lần để thăm dò các đối tác trong khu vực và để chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc vào tháng 10 này. Chuyến công du đầu tiên hồi cuối tháng 4 và đầu tháng 5 bao gồm các chặng dừng chân là Thái Lan, Indonesia, Singapore và Brunei. Trong chuyến thăm lần thứ hai hồi tháng 8 vừa rồi, ông Vương Nghị đã đến Malaysia, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
Mặc dù thể hiện thiện chí sẵn sàng thảo luận về COC nhưng Trung Quốc được tin là sẽ tìm cách trì hoãn tiến trình này. Giới phân tích nhận định, Trung Quốc chỉ đồng ý thảo luận về COC để ve vuốt ASEAN, để làm dịu căng thẳng chứ thực tâm chưa hề muốn tìm kiếm một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc thực sự. Nước này còn muốn thay đổi nguyên trạng ở các khu vực tranh chấp trước khi một bản COC ra đời và được đưa vào thực thi. Bản thân, Ngoại trưởng Vương Nghị từng tuyên bố, việc các nước muốn nhanh chóng có COC là điều "không thực tế".
Theo_VnMedia
Mỹ tiết lộ lý do can thiệp vào Biển Đông Ngoại trưởng Mỹ John Kerry mới đây đã tiết lộ lý do cường quốc quân sự số 1 thế giới can thiệp vào các cuộc tranh chấp ở Biển Đông là vì vùng biển này có liên quan rất chặt chẽ đến sự thịnh vượng của các nước bên ngoài. Ngoại trưởng Kerry Bên lề cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp...