Trung Quốc từng bác bỏ ‘đảo nhân tạo’ do Nhật xây dựng
Việc xây đảo nhân tạo để củng cố chủ quyền trên Biển Đông của Trung Quốc không phải là một chiến lược mới ở châu Á. Nhật Bản cũng từng xây các đảo nhân tạo, nhưng luật quốc tế không công nhận chúng là “đảo”. Bắc Kinh cũng tuyên bố đây chỉ là bãi đá ngầm.
Thị trưởng Tokyo, ông Shintaro Ishihara ra thăm và cắm cờ Nhật Bản tại đảo Okinotori hồi năm 2005 – Ảnh: AFP
Nhật Bản nỗ lực xây dựng Okinotori, một bãi đá ngầm không người ở cách thủ đô Tokyo 1.600 km về phía nam thành một đảo nhân tạo. Việc xây dựng đảo nhân tạo Okinotori giúp Nhật Bản có được vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) quanh nó và tàu Nhật Bản có thể đến đánh bắt cá, tìm tài nguyên, theo Wall Street Journal (Mỹ) ngày 14.5.
Nhưng trong cuộc hội đàm song phương năm 2004, các nhà ngoại giao Trung Quốc phản đối việc Nhật Bản tuyên bố Okinotori là đảo. Bắc Kinh khẳng định Okinotori chỉ là bãi đá ngầm, đồng thời bác bỏ tuyên bố EEZ của Tokyo ở Okinotori.
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển định nghĩa một hòn đảo là “vùng đất được hình thành tự nhiên, bao quanh bởi nước, nằm trên mặt nước khi thủy triều dâng cao”, và các quốc gia có thể tuyên bố EEZ quanh một hòn đảo khi đảo có người dân sinh sống và có hoạt động kinh tế.
Video đang HOT
Nhật Bản lần đầu tiên tăng cường xây dựng Okinotori trong chiến tranh thế giới thứ 2 với kế hoạch xây một ngọn hải đăng. Ngọn hải đăng này chưa bao giờ được hoàn thành, nhưng nền móng xây hải đăng tại đây vẫn tồn tại đến ngày nay.
Kể từ thập niên 1980, Nhật Bản tiếp tục hoạt động bồi đắp Okinotori. Để khẳng định tình trạng Okinotori là “đảo”, Nhật Bản đã xây dựng một đài quan sát thời tiết.
Nỗ lực xây đảo nhân tạo Okinotori của Nhật Bản kết thúc trong thảm kịch vào năm 2014. Trong quá trình thực hiện dự án xây cầu cảng tại Okinotori, một vụ tai nạn lao động xảy ra khiến 5 công nhân xây dựng thiệt mạng.
Gần Okinotori là một bãi đá ngầm được Nhật Bản gọi là đảo Minamitori. Tại đây, Nhật Bản cũng đang nỗ xây dựng đảo nhân tạo và một đường băng.
Giữa lúc căng thẳng với Trung Quốc leo thang quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông những năm gần đây, các quan chức Nhật Bản tăng cường biệp pháp nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của nước này tại các đảo xa bờ.
Trung Quốc mặc dù phản đối Nhật Bản về Okinotori, nhưng tăng cường hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông khiến các nước láng giềng lo ngại. Mỹ đang cân nhắc điều máy bay quân sự và tàu chiến tuần tra, thách thức tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Úc can ngăn Trung Quốc lập ADIZ ở Biển Đông
Úc đang can ngăn Trung Quốc lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Biển Đông nhằm làm giảm căng thẳng ở khu vực này, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop cho biết vào ngày 11.5.
Các phương tiện tấn công đổ bộ của Thủy quân Lục chiến Mỹ tập trận đổ bộ tại Philippines ngày 21.4.2015 - Ảnh: AFP
"Các nước ASEAN đã thảo luận về việc này và tôi nghĩ họ đã đưa ra quan điểm khá rõ ràng rằng sẽ cực kỳ lo ngại nếu có bất kỳ hành động thiết lập ADIZ nào tại Biển Đông", Bloomberg dẫn lời bà Bishop phát biểu trong một cuộc phỏng vấn ngày 11.5 ở Canberra.
Nữ ngoại trưởng Úc cho biết bà đã nói chuyện với các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc và thúc giục Trung Quốc tránh làm leo thang căng thẳng trong khu vực.
Trong tháng này, Trung Quốc, nước đang dùng cái gọi là đường 9 đoạn để tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn diện tích Biển Đông, tuyên bố có quyền thiết lập ADIZ tại vùng biển này, theo Bloomberg.
Bắc Kinh cũng đã bị nhiều nước phản đối khi đơn phương tuyên bố thiết lập ADIZ tại biển Hoa Đông hồi cuối năm 2013.
Úc hiện là một đồng minh của Mỹ và là quốc gia ủng hộ chiến lược xoay trục về châu Á - Thái Bình Dương của Washington. Có khoảng 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ đồn trú tại thành phố Darwin, miền bắc nước Úc.
Bất chấp Bắc Kinh là đối tác thương mại lớn nhất của Úc, bà Bishop hồi tháng 11.2013 đã ra lệnh cho Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc triệu tập đại sứ Trung Quốc để bày tỏ quan ngại về ADIZ ở biển Hoa Đông.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Philippines tố Trung Quốc đánh lạc hướng hoạt động cải tạo ở Biển Đông Philippines hôm qua chỉ trích Trung Quốc cố tình đánh lạc hướng khu vực bằng những cáo buộc đối với Manila và yêu cầu Bắc Kinh ngừng các hoạt động cải tạo trên Biển Đông. Hình ảnh vệ tinh được Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế tại Mỹ công bố cho thấy tàu Trung Quốc đang nạo vét cát ở...