Trung Quốc tức tối với báo cáo Biển Đông của Mỹ
Trung Quốc hôm nay chỉ trích báo cáo của Mỹ về đường 9 đoạn là đi ngược lại cam kết không can thiệp trong các tranh chấp ở Biển Đông.
Báo cáo của Mỹ trong đó cho rằng đoạn thứ nhất trong đường 9 đoạn của Trung Quốc xâm phạm vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ảnh: Rappler
Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho rằng nước này có chủ quyền đối với Biển Đông dựa trên những tuyên bố lịch sử.
“Báo cáo của Mỹ đã làm ngơ trước những sự thật lịch sử và những quy định pháp lý quốc tế, trái với cam kết của nước này rằng không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp”, ông Hồng nói.
Ông còn chỉ trích báo cáo của Mỹ “không giúp ích gì cho việc giải quyết vấn đề Biển Đông” và “yêu cầu Mỹ tuân thủ các cam kết, hành động và phát ngôn cẩn trọng, nhìn nhận và xử lý vấn đề liên quan một cách khách quan, công bằng”.
Cuối tuần trước, Cơ quan Đại dương và Các vấn đề Môi trường và Khoa học Quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ công bố bản nghiên cứu dài 26 trang. Trong đó, các chuyên gia đã phân tích và tái khẳng định yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông là phi lý, không phù hợp với luật biển quốc tế.
“Các đoạn 2, 3 và 8 xuất hiện trên bản đồ năm 2009 của Trung Quốc không chỉ tương đối gần với bờ biển thuộc đất liền của các nước khác, mà chúng còn nằm ngoài ranh giới 200 hải lý tính từ bất kỳ thực thể nào mà Trung Quốc đòi kiểm soát”, các chuyên gia Mỹ phân tích.
Đường 9 đoạn, hay còn gọi là đường lưỡi bò, là đường biên giới quốc gia trên biển mà Trung Quốc ngang nhiên vạch ra nhằm tuyên bố chủ quyền với 80% Biển Đông. Đường này xâm phạm nhiều khu vực thuộc chủ quyền của các quốc gia láng giềng, trong đó có Việt Nam.
Video đang HOT
Bắc Kinh từ lâu khẳng định chỉ giải quyết vấn đề Biển Đông theo hướng song phương.
Anh Ngọc
Theo VNE
Trung Quốc tức tối vì Mỹ đặt radar phòng thủ tại Nhật
Trung Quốc đã cáo buộc Mỹ gây mất ổn định tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương khi triển khai radar phòng thủ tên lửa tối tân X-band tại Kyoto, Nhật Bản.
Hệ thống radar X-band của Mỹ.
Phản ứng của Bắc Kinh đã cho thấy những căng thẳng sôi sục liên quan tới quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở Hoa Đông.
Bộ quốc phòng Nhật xác nhận hệ thống radar X-band đã được chuyển tới một căn cứ thông tin của quân đội Mỹ tại Kyoto, miền tây Nhật Bản hôm 21/10. Radar dự kiến sẽ đi vào hoạt động đầy đủ từ cuối năm nay.
Trung Quốc ngay lập tức đã lên tiếng chỉ trích Mỹ về động thái trên.
Trong một sự ám chỉ rõ ràng tới Washington, người phát ngôn Bộ ngoại giao Hoa Xuân Oánh cho hay các quốc gia liên quan không nên sử dụng các lợi ích an ninh của chính mình như một "cái cớ để làm tổn hại an ninh của các nước khác", Xinhua viết.
"Một số quốc gia đang thúc đẩy việc triển khai các hệ thống chống tên lửa tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương để tìm kiếm an ninh đơn phương, vốn đi ngược với sự ổn định khu vực và niềm tin song phương, cũng như hòa bình và sự ổn định ở Đông Bắc Á", bà Hoa nói trong cuộc họp báo ngày 23/10.
"Động thái này gây nhiều lo ngại, trong bối cảnh tình hình khu vực nhạy cảm và phức tạp", bà Hoa nhấn mạnh.
Phát ngôn viên Trung Quốc nói thêm rằng tất cả các bên liên quan nên cam kết duy trì an ninh thông qua các biện pháp ngoại giao và chính trị.
Trung Quốc đã đẩy mạnh chi tiêu quân sự trong những năm gần đây, đưa vào sử dụng các tàu ngầm, tàu nổi và tên lửa đạn đạo chống hạm, điều mà Mỹ xem là một đối trọng với sự hiện diện quân sự của Washington trongkhu vực.
Nhật Bản, một đồng minh của Mỹ, đã bày tỏ lo ngại về lập trường ngày càng hung hăng của Trung Quốc ở Hoa Đông, nơi hai quốc gia láng giềng vướng vào cuộc tranh chấp vì quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Trong khi đó, Triều Tiên đã tiến hành một loại vụ thử nghiệm tên lửa trong năm nay, trong đó có 2 tên lửa tầm trung có khả năng tấn công Nhật Bản. Bình Nhưỡng cũng đe dọa một vụ thử hạt nhân khác.
Các nước đua nhau hành động
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel mới đây cho biết 2 tàu khu trục hải quân được trang bị các hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ được triển khai tới Nhật Bản vào năm 2017 để đối phó với các hành động khiêu khích từ Triều Tiên.
Trong khi đó, ngày 23/10, các thông tin đã xuất hiện trên báo chí Nhật rằng Mỹ và Nhật Bản sẽ đẩy mạnh hợp tác quân sự và chia sẻ thông tin tình báo trong lĩnh vực vũ trụ để chống lại khả năng ngày càng gia tăng của Trung Quốc nhằm bắn hạ các vệ tinh.
Hồi đầu tháng này, Nhật và Mỹ đã nhất trí lập quan hệ đối tác quốc phòng mới để chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc.
Các biện pháp, nhằm ngăn chặn sự suy giảm an ninh của Nhật trong tất cả các giai đoạn, cho thấy lần đầu tiên Mỹ và Nhật Bản điều chỉnh các thỏa thuận an ninh song phương trong 17 năm.
Vào tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc đã kêu gọi quân đội Trung Quốc hiện đại hóa và tăng cường sự sẵn sàng chiến đấu để có thể giành chiến thắng trong "một cuộc chiến khu vực".
Vào tháng 7, Nhật Bản đã "chọc giận" Trung Quốc khi giải thích lại Điều 9 của hiến pháp hậu chiến tranh, vốn cấm các lực lượng vũ trang Nhật chiến đấu ở nước ngoài.
Động thái trên nhằm bảo vệ Nhật và các đồng minh trong trường hợp bị tấn công. Tổng thống Mỹ Barack Obama trước đó đã cam kết ủng hộ Nhật trong bất kỳ cuộc xung đột nào vì quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Nhật Bản cũng đã triển khai một trạm radar công nghệ cao gần quần đảo tranh chấp. Trạm này dự kiến sẽ đi vào hoạt động năm 2016.
An Bình
Tổng hợp
Triều Tiên tức tối vì bị truyền hình Anh hé lộ về chương trình hạt nhân Triều Tiên ngày 31/8 đã chỉ trích một chương trình truyền hình mới của Anh nói về bí mật vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và kêu gọi chính phủ Anh hủy bỏ "trò hề ghê tởm" này nếu muốn duy trì quan hệ ngoại giao. Triều Tiên đến nay vẫn nhất quyết không từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân...