Trung Quốc tức giận vì Mỹ chỉ trích bản đồ mới
Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines cảnh báo Washington nên đứng ngoài cuộc tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.
Bản đồ mới của Trung Quốc bị chỉ trích
“Đại sứ quán Trung Quốc bày tỏ quan ngại về những phát ngôn của đại sứ Mỹ Philip Goldberg tại Hiệp hội Hiến pháp Philippines về vấn đề Biển Đông”,Manila Standard dẫn lời phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila, Zhang Hua.
“Mỹ không phải là một bên liên quan trong tranh chấp ở Biển Đông. Nước này cũng chưa phê chuẩn UNCLOS”, ông Zhang nói thêm. UNCLOS, viết tắt Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển, là thỏa thuận được ký kết vào năm 1982 mà Trung Quốc và Philippines cũng là các bên tham gia, nhằm quản lý việc sử dụng các vùng biển ngoài khơi và thiết lập giới hạn về lãnh thổ cho các quốc gia ven biển.
Ông Zhang nhấn mạnh rằng Mỹ, trong đó có cả đại sứ Goldberg, đã nhiều lần tái khẳng định quan điểm không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Do đó, thay vì đưa ra những phát ngôn như trên, ông Goldberg “nên đi theo lập trường lâu dài của Mỹ”.
“Hy vọng của chúng tôi là Mỹ có thể làm nhiều hơn để thúc đẩy hòa bình và ổn định ở châu Á – Thái Bình Dương chứ không phải là làm ngược lại”, ông Zhang nói.
Video đang HOT
Trước đó, hôm 27/6, phát biểu tại Hiệp hội Hiến pháp Philippines ở thành phố Makati, đại sứ Goldberg lên án rằng bản đồ 10 đoạn mà Trung Quốc mới phát hành không có căn cứ lịch sử và cơ sở luật pháp quốc tế.
Ông Goldberg khẳng định Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ nhưng bày tỏ hy vọng rằng các bên liên quan sẽ giải quyết vấn đề một cách hòa bình thông qua đàm phán, theo Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), thông qua Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) và tòa án quốc tế.
Ông ủng hộ quyết định của Philippines khi đưa tranh chấp với Trung Quốc ra tòa án trọng tài, cho rằng đây là “phương pháp tiếp cận lý tưởng”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho rằng những phát biểu của ông Goldberg “phản ánh sự đồng thuận của Philippines và Mỹ trong việc giải quyết các tranh chấp theo luật pháp quốc tế”.
Trung Quốc lời qua tiếng lại với Philippines và Mỹ sau khi nhà xuất bản Bản đồ tỉnh Hồ Nam phát hành một bản đồ dọc về lãnh thổ Trung Quốc. Bản đồ này cho thấy rõ ngoài phần lục địa của Trung Quốc, phạm vi mà nước này gọi là “chủ quyền” còn mở rộng ra khắp Biển Đông, kéo dài đến tận bờ biển của Malaysia và Philippines, ôm trọn cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Đường ranh giới hình lưỡi bò nuốt trọn Biển Đông được thể hiện bằng 10 đoạn màu đỏ chạy liền nhau, thay vì 9 đoạn như Trung Quốc tự vẽ ra trước đây. Đoạn thứ 10 này nằm gần Đài Loan, hòn đảo mà Trung Quốc xem là một phần lãnh thổ của mình.
Bắc Kinh biện bạch rằng mục đích chính của việc phát hành bản đồ là “phục vụ công chúng Trung Quốc” và cho rằng không nên diễn giải quá sâu về tài liệu này.
Cả Việt Nam và Philippines đều cực lực phản đối việc Trung Quốc phát hành bản đồ phi lý trên, khẳng định đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.
Theo Xahoi
Tình hình biển Đông chiều 1/7: Tàu TQ mở rộng phạm vi cản phá lên 13 hải lý
Tình hình biển Đông chiều 1/7, trên thực địa, tàu Trung Quốc đã tăng cường phạm vi cảnh giác, mở rộng vòng bảo vệ giàn khoan xa đến 13 hải lý.
Tình hình biển Đông chiều 1/7: Tàu Trung Quốc mở rộng phạm vi cản phá tàu Việt Nam lên 13 hải lý
Cục Kiểm ngư cho biết, ngày 30/6, Trung Quốc vẫn duy trì khoảng 114 đến 120 tàu các loại, trong đó có 5 tàu quân sự bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Theo VTV, thời tiết ngày 30/6 tại biển Đông diễn biến xấu, biển động có sóng cấp 5, cấp 6. Trước tình hình thời tiết trên, các tàu Việt Nam tăng cường cảnh giác, luôn tổ chức trực canh, quan sát, theo dõi từng động thái của tàu Trung Quốc và giàn khoan.
Các tàu Kiểm ngư Việt Nam vẫn tiếp cận giàn khoan ở khoảng cách từ 111 hải lý để đấu tranh tuyền truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu bảo vệ.
Điều kiện thời tiết cũng ảnh hưởng đến các tàu Trung Quốc, trong ngày, các tàu hộ tống Trung Quốc cũng đã tăng cường phạm vi cảnh giác, mở rộng vòng bảo vệ giàn khoan xa đến 13 hải lý.
Khi các tàu Việt Nam cơ động vào đấu tranh tuyên truyền cách giàn khoan từ 10-10,5 hải lý thì các tàu của Trung Quốc đồng loạt tăng tốc, áp sát, ngăn cản không cho các tàu của Việt Nam vào gần giàn khoan.
VTV cũng cho biết, tình hình biển Đông những ngày qua có diễn biến mới khi các tàu Trung Quốc tăng cường thêm biện pháp cản phá đối với tàu thực thi pháp luật của Việt Nam. Trong các tối ngày 28, 29/6, tàu Trung Quốc đã sử dụng đèn pha công suất lớn chiếu thẳng vào tàu lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam.
Ghi nhận tại hiện trường, vào 19h ngày 29/6, tàu CSB 4034 và tàu CSB 8003 của Việt Nam bị tàu Hải cảnh 3210 của Trung Quốc chiếu thẳng đèn pha công suất cực lớn vào cabin buồng lái ở khoảng cách 12 hải lý hướng Nam Tây Nam để uy hiếp.
Cũng theo quan sát của lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam thì ngày 30/6, giàn khoan Hải Dương 981 không có dấu hiệu dịch chuyển.
Trên thực địa, các tàu cá của ngư dân việt Nam vẫn bám sát ngư trường, tiến hành đánh bắt ở cách giàn khoan 40-44 hải lý về phía Tây Tây Nam. Hàng chục tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của tàu Hải cảnh vẫn thường xuyên bám sát, ngăn cản tàu cá Việt Nam.
Theo Xahoi
Tình hình biển Đông: 'Chúng ta phải chuẩn bị mọi khả năng' "Có người hỏi nhỡ xảy ra chiến tranh thì sao? Thì chúng ta phải chuẩn bị tất cả mọi khả năng. Chúng ta mong chiến tranh không xảy ra và cố gắng làm cho nó đừng xảy ra". Tình hình biển Đông: 'Chúng ta phải chuẩn bị mọi khả năng' "Chúng ta chủ trương đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, trên cơ...