Trung Quốc tức giận khi tàu Mỹ áp sát Đá Chữ Thập ở Biển Đông
Tờ The Straits Times ngày 10.5 đưa tin cho biết, Trung Quốc đã rất tức tối trước thông tin tàu chiến Mỹ tiến vào khu vực 12 hải lý xung quanh Đá Chữ Thập (của Việt Nam), nơi Bắc Kinh đang cải tạo và xây dựng phi pháp.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng. (Ảnh: Fmprc)
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng trong buổi họp báo tại thủ đô Bắc Kinh hôm nay (10.5) ngang nhiên cho rằng, tàu Mỹ xâm nhập bất hợp pháp vào các vùng biển mà không được sự cho phép của Trung Quốc và rằng, hành động của tàu Hải quân Mỹ đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực.
Trước đó, ngày 10.5, Reuters dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Bill Urban cho biết, tàu USS William P.Lawrence của Hải quân Mỹ đã đi vào phạm vi 12 hải lý xung quanh Đá Chữ Thập để “thách thức tuyên bố hàng hải quá đáng của một số bên tranh chấp ở Biển Đông”.
Video đang HOT
Trong tuyên bố được gửi qua email, ông Urban nói thêm rằng: “Những tuyên bố chủ quyền trên biển quá đáng đó đi ngược lại luật pháp quốc tế, như phản ánh trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), vì những tuyên bố này dường như nhằm hạn chế quyền tự do đi lại mà Mỹ và tất cả các nước đáng được hưởng”.
Sáng 10.5, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á – Thái Bình Dương Daniel Russel trả lời phỏng vấn báo giới tại Hà Nội một lần nữa nhắc lại quan điểm rằng, Mỹ không đứng về phía một quốc gia nào trong tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông mà đứng về luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS 1982.
Ông Daniel Russel cho rằng, việc Hải quân Mỹ thực hiện các chuyến tuần tra thực hiện theo quyền tự do hàng hải, là quyền được luật pháp quốc tế quy định. Đó là những quyền không chỉ dành cho Mỹ mà cả các nước khác như Trung Quốc hay Việt Nam. Đó là chính sách được Mỹ thực hiện hàng thập kỷ để nhằm thể hiện sự ủng hộ với một hệ thống quốc tế cởi mở.
“Nếu hải quân của một nước hùng mạnh nhất thế giới không thực hiện được các hoạt động theo luật pháp quốc tế thì làm sao hải quân của các nước nhỏ hơn thực hiện được quyền như vậy?
Nếu các tàu hải quân không thực hiện được quyền chính đáng của mình theo luật pháp quốc tế thì làm sao các tàu thuyền của ngư dân, các tàu chở hàng thực hiện được việc đó mà không bị các lực lượng khác ngăn cản?”, ông Russel đặt câu hỏi.
Ông Russel nhấn mạnh, Mỹ không có tuyên bố chủ quyền nào và không mong muốn có 1 hòn đảo nào ở Biển Đông và chúng tôi không muốn chiếm đoạt bất cứ thứ gì từ ai. Chúng tôi đang cố gắng làm 2 việc: Giữ cho vùng biển này được mở, tự do với tất cả mọi người; nhằm đảm bảo rằng các quyền theo quy định của luật pháp quốc tế không bị xói mòn. Những chuyến tuần tra thực hiện quyền tự do hàng hải của Mỹ không phải là hành động khiêu khích mà là hoạt động nhằm thể hiện quyền của người dân quốc tế.
Theo Danviet
Tàu Mỹ đối đầu máy bay và tàu chiến Trung Quốc khi áp sát đảo nhân tạo
Trung Quốc hôm 10-5 điều hai chiến đấu cơ và ba tàu chiến yêu cầu khu trục hạm USS William P. Lawrence của hải quân Mỹ rời khỏi bãi đá Chữ Thập ở Biển Đông khi con tàu đang tuần tra ở khu vực này, nơi Bắc Kinh cải tạo và xây dựng trái phép.
Theo Reuters, sau khi phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Bill Urban thông báo tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS William P. Lawrence của Mỹ hôm 10-5 tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh bãi Đá Chữ thập thuộc quần đảo Trường Sa, Trung Quốc lập tức có hành động đáp trả.
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS William P. Lawrence của Mỹ . Nguồn: CNN
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết hai máy bay chiến đấu cùng ba tàu chiến đã được Bắc Kinh huy động để yêu cầu khu trục hạm Mỹ rời khỏi khu vực. Bộ này khẳng định việc Mỹ triển khai tàu tuần tra gần bãi Đá Chữ thập "một lần nữa chứng minh rằng hoạt động xây dựng cơ sở phòng thủ trên các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở quần đảo Nam Sa (tên Bắc Kinh gọi quần đảo Trường Sa) là hoàn toàn hợp lý và cần thiết".
Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho rằng tàu chiến Mỹ đã "xâm nhập trái phép lãnh hải của nước này ở biển Đông". "Hành động của Mỹ đe dọa chủ quyền cũng như lợi ích an ninh của Trung Quốc, đe dọa nhân sự và hạ tầng trên bãi Đá Chữ thập, đồng thời gây tổn hại hòa khí và ổn định khu vực" - ông Lục tuyên bố.
Trung Quốc cũng đã xây dựng trái phép đường băng dài 3.000 m trên đá Chữ Thập. Tháng trước, máy bay vận tải quân sự Y-8 của hải quân Trung Quốc ngang nhiên hạ cánh xuống đường băng xây trái phép trên đá Chữ Thập để đưa ba công nhân bị bệnh của nước này về TP Tam Á. Lầu Năm Góc sau đó đã kêu gọi Bắc Kinh tái khẳng định nước này không có kế hoạch điều máy bay quân sự tới Trường Sa.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền vô lý đối với phần lớn diện tích Biển Đông thông qua yêu sách "Đừờng chín đoạn" hay đường lưỡi bò, chồng lấn lên vùng biển các nước Đông Nam Á. Trung Quốc còn cải tạo đất làm đảo nhân tạo, xây dựng trái phép và đưa trang thiết bị quân sự trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, biện hộ rằng các cơ sở nhằm phục vụ tìm kiếm và cứu nạn trên biển và mang lại lợi ích cho cả những nước khác.
NGỌC NHƯ
Theo PLO
Công trình ở Việt Nam dự giải thưởng quốc tế RIBA 2016 Nhà trẻ Farming Kindergarten ở Việt Nam là một trong những công trình trong danh sách dự giải thưởng quốc tế RIBA 2016 của Hiệp hội Kiến trúc sư Hoàng gia Anh. Hiệp hội Kiến trúc sư Hoàng gia Anh (RIBA) vừa thông báo danh sách các công trình trên khắp thế giới dự giải thưởng quốc tế RIBA 2016 . Kết quả...