Trung Quốc tuần tra phi pháp 5 ngày tại Hoàng Sa
Trung Quốc ngang nhiên đưa tàu cùng nhân viên Cục Hải sự nước này ra tuần tra trái phép 5 ngày tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Tàu Hải Tuần 21. Ảnh: Chinanews.
Trung Quốc điều tàu Hải Tuần 21 cùng hơn 20 nhân viên chấp pháp Cục Hải sự Trung Quốc từ Hải Khẩu, đảo Hải Nam, đến khu vực đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa để tuần tra môi trường biển và các tuyến hàng hải, Chinanews ngày 19/9 đưa tin. Đợt tuần tra dài 5 ngày.
Trung Quốc sẽ thị sát tuyến du lịch phi pháp ra Hoàng Sa, nắm bắt tình hình trật tự trên biển, thi công dưới mặt biển, kiểm nghiệm phủ sóng không dây, kiểm tra các trạm nhận biết tự động (AIS) và phao tiêu ở Biển Đông. Hành trình dự kiến dài 720 hải lý. Đợt tuần tra sẽ nâng cao trình độ cho nhân viên tàu Hải Tuần 21 tại Biển Đông.
Video đang HOT
Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974. Nước này thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, từ tháng 7/2012 nhằm thâu tóm các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Việt Nam luôn khẳng định việc chiếm đóng bằng vũ lực của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa là vô giá trị và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo này.
Quốc Trung
Theo VNE
Trung Quốc tính đưa 8 tàu du hành trái phép ra Biển Đông
Trung Quốc ngang nhiên lên kế hoạch đưa tới 8 tàu cỡ lớn, cung cấp các tour ở Biển Đông trong vòng 5 năm tới, khi Bắc Kinh thúc đẩy du lịch ở vùng biển tranh chấp.
Một tàu du hành Trung Quốc từng ra quần đảo Hoàng Sa trái phép. Ảnh: Xinhua
Công ty Phát triển Tàu du lịch Quốc tế Tam Á sẽ mua từ 5 tới 8 tàu và dự định xây dựng 4 bến tàu ở thành phố Tam Á, thuộc đảo Hải Nam, China Daily hôm nay đưa tin.
Chủ tịch công ty Liu Junli cho biết công ty đang vận hành tuyến tàu biển du lịch và định thêm hai tàu nữa cho tới mùa hè năm sau. Các tàu được cho là sẽ tới nhóm đảo Lưỡi Liềm trái phép, vốn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và phía Trung Quốc đang cân nhắc về hành trình đường biển quanh Biển Đông "vào thời điểm thích hợp".
Trung Quốc cũng định xây dựng các khách sạn, villa và cửa hàng phi pháp trên nhóm đảo Lưỡi Liềm của Việt Nam.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, chồng lấn lên tuyên bố của các nước láng giềng Đông Nam Á như Philippines, Việt Nam. Trung Quốc cũng từng ngang nhiên tuyên bố ý muốn xây dựng những khu nghỉ dưỡng kiểu Maldives ở Biển Đông. Nước này còn từ chối công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài rằng "đường lưỡi bò" Bắc Kinh lập ra ở Biển Đông là phi căn cứ.
Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ tháng 7/2012 nhằm thâu tóm các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Việt Nam nhiều lần yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, không tái diễn bất cứ hành động nào làm leo thang căng thẳng, phức tạp thêm tình hình, đồng thời có những đóng góp tích cực vào nỗ lực chung nhằm duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Trọng Giáp
Theo VNE
Trung Quốc điều tàu đến tuần tra trái phép ở Hoàng Sa Chiếc Hải tuần 21 hôm qua được đưa đến khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam để thực hiện hải trình kéo dài đến 15/4. Chiếc Hải tuần 21 của Trung Quốc đang tuần tra trái phép ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: Chinanews Khoảng 10h30 phút sáng nay, tàu Hải Tuần 21 đã rời căn cứ Hải Khẩu...