Trung Quốc tự tin sở hữu tàu sân bay tốt hơn Ấn Độ và Nhật Bản
Nếu Trung Quốc có thể thực hiện thành công chương trình tàu sân bay Type 001A, hải quân Trung Quốc sẽ có các tàu sân bay hiện đại hơn của Ấn Độ và Nhật Bản, tạp chí tiếng Trung Kanwa Defense Review có trụ sở tại Canada, đưa ra lời nhận định.
Sau khi so sánh khả năng của Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc với tàu sân bay INS Vikramaditya Ấn Độ, tạp chí Kanwa kết luận rằng hải quân Trung Quốc hiện không có bất kì lợi thế nào trong thực chiến.
Tuy nhiên, các chuyên gia Trung Quốc cho rằng tàu khu trục hiện đại Type 052D trang bị tên lửa hành trình có thể mang lại khả năng phòng thủ tốt hơn cho Liêu Ninh so với những gì các tàu khu trục của Ấn Độ có thể làm với Vikramaditya, mặc dù, Ấn Độ cũng vừa mua những tên lửa phòng không tiên tiến từ Israel cho những tàu chiến của mình.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
Các chuyên gia Trung Quốc còn tin rằng chiến đấu cơ J-15, hoạt động trên tàu sân bay Trung Quốc, sẽ vượt trội hơn MiG-29 của Ấn Độ, tuy nhiên hiện mẫu máy bay này vẫn đang trong quá trình phát triển. Trong khi MiG-29 đã được sử dụng trong nhiều nhiệm vụ khác nhau thì Trung Quốc thừa nhận rằng J-15 sẽ chỉ được hoàn thiện sau năm 2020. Ngoài ra, hiện Trung Quốc còn đang nghiên cứu khả năng vận hành máy bay tiêm kích tàng hình J-31 trên các tàu sân bay của mình trong tương lai.
J-15 vẫn đang tiến hành thử các loại vũ khí trên tàu sân bay Liêu Ninh bao gồm khả năng phóng các tên lửa không đối không tầm trung PL-12, tên lửa không đối không tầm gần PL-8B và tên lửa chống hạm YJ-83. Nhiều thông tin còn chỉ ra rằng Trung Quốc đang phát triển hệ thống tác chiến điện từ và phiên bản tiếp nhiên liệu trên không cho J-15 và sẽ chế tạo khoảng 35 mẫu máy bay này trong năm 2015.
Tàu sân bay INS Vikramaditya Ấn Độ
Ngoài việc cả 2 tàu Liêu Ninh và Vikramaditya đều không trang bị máy phóng máy bay, lựa chọn duy nhất cho 2 tàu này về máy bay cảnh báo sớm là trực thăng Ka-31 của Nga. Theo Kanwa, ngay cả khi Ấn Độ thuyết phục thành công Mỹ bán máy bay cảnh báo hiện đại E-2D, nó cũng chỉ có thể được cất cánh từ căn cứ trên đất liền.
Video đang HOT
Nếu các tàu sân bay mới của Trung Quốc vẫn giữ boong cất cánh kiểu cầu bật thì nó sẽ không có điểm gì khác so với Liêu Ninh. Tuy nhiên, một quan chức cấp cao tại xưởng đóng tàu Jiangnan (Thượng Hải), đã khẳng định rằng tàu sân bay mới Type 001A sẽ có khả năng cao hơn hẳn tàu sân bay Vikramaditya của Ấn Độ và tàu sân bay trực thăng lớp Izumo của Nhật.
Theo_An ninh thủ đô
5 loại vũ khí của Ấn Độ khiến Trung Quốc phải lo sợ
Một chuyên gia quân sự Mỹ cho biết có khoảng 5 loại vũ khí của Ấn Độ khiến Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) phải lo sợ nếu chiến tranh xảy ra.
Trên tạp chí National Interest (trụ sở ở thủ đô Washington, Mỹ), chuyên gia quân sự Kyle Mizokami có viết quân đội Ấn Độ sở hữu 5 loại vũ khí có thể là mối đe dọa đối với PLA trên chiến trường. Cụ thể:
Tàu sân bay INS Vikramaditya
Ấn Độ mua tàu sân bay INS Vikramaditya từ Nga. Tàu sân bay này được đưa vào sử dụng kể từ năm 2013.
INS Vikramaditya hiện là tàu sân bay lớn nhất của quân đội Ấn Độ. Nó có thể chở 30 chiến đấu cơ MiG-29K hoặc máy bay chiến đấu Tejas cùng 12 trực thăng để tham chiến.
Nếu triển khai để chống Trung Quốc, INS Vikramaditya có thể "cản đường" di chuyển của tàu chiến, lẫn tàu thương mại của Trung Quốc.
Tàu sân bay INS Vikramaditya - Ảnh: Hải quân Ấn Độ
"Nếu chiến tranh Trung-Ấn có xảy ra thì cuộc chiến thật sự sẽ diễn ra trên biển. Trung Quốc nhập khẩu một lượng lớn dầu từ nước ngoài và 2/3 lượng dầu này phải được vận chuyển qua Ấn Độ Dương", ông Mizokami cho hay.
"Hải quân Ấn Độ có nhiều kinh nghiệm tác chiến dùng tàu sân bay, bởi vì họ đã sử dụng tàu sân bay kể từ năm 1961", ông Mizokami cho biết thêm.
Chiến đấu cơ thế hệ thứ 5
Thứ vũ khí thứ hai của Ấn Độ khiến Trung Quốc phải lo sợ là chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 (gọi tắt FGFA).
FGFA của Ấn Độ có thiết kế xuất phát từ chương trình chiến đấu cơ PAK-FA của Nga. Chiến đấu cơ này cho phép Không quân Ấn Độ chống lại các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 là J-20 của Trung Quốc.
Tên lửa siêu thanh Brahmos
Ông Mizokami cho biết tên lửa siêu thanh Brahmos là loại vũ khí thứ ba của Ấn Độ mà Trung Quốc phải lo sợ.
Di chuyển với tốc độ Mach 3 (3.675 km/giờ), tức nhanh gấp 3 lần tốc độ âm thanh, Brahmos là sát thủ đối với các tàu chiến của PLA.
Tên lửa siêu thanh Brahmos của Ấn Độ - Ảnh: Reuters
Tên lửa Brahmos di chuyển với tốc độ quá nhanh nên PLA khó mà kịp trở tay, theo nhận định của ông Mizokami.
Các phiên bản của tên lửa siêu thanh Brahmos có thể được bắn từ bệ phóng trên đất liền, phóng từ máy bay, tàu chiến và tàu ngầm.
Khu trục hạm lớp Kolkata
Vũ khí thứ tư của Ấn Độ khiến Trung Quốc phải lo sợ là tàu khu trục lớp Kolkata. Tàu khu trục lớp Kolkata có thể được điều động để bảo vệ tàu sân bay IND Vikramaditya.
Tàu khu trục này có thể mang theo 16 tên lửa BrahMos, một thứ vũ khí cực kỳ nguy hiểm cho các tàu chiến Trung Quốc, theo ông Mizokami.
Tàu ngầm lớp Arihant
Vũ khí cuối cùng khiến Trung Quốc phải "ngán" Ấn Độ là tàu ngầm lớp Arihant được trang bị tên lửa đạn đạo.
Chiếc tàu ngầm INS Sindhurakshak của Ấn Độ - Ảnh: Reuters
Tàu ngầm lớp Arihant không chỉ có thể tấn công các mục tiêu trên biển mà còn có thể tấn công các mục tiêu đất liền ở Trung Quốc.
Với tầm bắn 3.500 km, 12 tên lửa K-15 được trang bị cho tàu ngầm này từ vùng biển Ấn Độ có thể bắn tới thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc.
Theo TNO
Có tàu sân bay mới, Ấn Độ trở thành đối thủ nặng ký nhất ở châu Á Việc Ấn Độ mua tàu sân bay INS Vikramaditya có quá trình diễn biến đầy quanh co, phức tạp. Ngày 14/6/2014, tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tham dự lễ bàn giao chính thức tàu chiến lớn nhất của nước này là hàng không mẫu hạm INS Vikramaditya cho lực lượng hải quân tại bang Goa. Tàu sân bay INS Vikramaditya...