Trung Quốc tự tin J-20 mạnh hơn Su-57 và F-35
Các chuyên gia Trung Quốc tin rằng, tiêm kích thề hệ thứ năm J-20 mạnh hơn tiêm kích Su-57 của Nga và F-35 của Mỹ.
Máy bay tiêm kích J-20 thế hệ thứ năm của Trung Quốc sẽ tiếp tục tuần tra trên các hòn đảo tranh chấp với các quốc gia khác.
Máy bay tiêm kích thể hệ thứ năm J-20 của Trung Quốc.
Vài ngày trước bốn máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc đã tuần tra trên vùng biển phía đông nam Trung Quốc.
Tiêm kích J-20 là loại máy bay 1 chỗ ngồi với 2 động cơ. Thân máy bay vừa dài vừa rộng để chứa vũ khí (bao gồm 2 hệ thống tên lửa tầm ngắn, 1 hệ thống tên lửa không đối không tầm xa và súng không đối đất). J-20 có tầm bay xa hơn, chứa được nhiều nhiên liệu cũng như vũ khí hơn.
Các chuyên gia Trung Quốc lưu ý rằng, trong quá trình vận hành máy bay thuộc lô đầu tiên, những thiếu sót sẽ xuất hiện và sẽ được loại bỏ trong các phiên bản tiếp theo của chúng.
Tuy nhiên, trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã xuất hiện thông tin cho rằng, tiêm kích J-20 về các thông số cơ bản vượt trội so với F-22 và F-35 của Mỹ, cũng như Su-57 của lực lượng hàng không vũ trụ Nga.
Video đang HOT
“Tiêm kích J-20 đã trở nên độc đáo với khái niệm bố trí khí động học. Nó khác biệt so với F-22 và F-35 của Mỹ, cũng như Su-57 của Nga. Máy bay Mỹ có công nghệ tàng hình tuyệt vời, nhưng có vấn đề với khả năng cơ động và do đó chúng không phù hợp để chiến đấu gần. Tiêm kích Su-57 thì ngược lại – tính khí động học tuyệt vời, nhưng không có công nghệ tàng hình”, chuyên gia cho biết.
Tiêm kích J-20 có khả năng tuyệt vời về tính chất khí động và tàng hình. Ngoài ra, tiêm kích J-20 đã nhận được một trong những biến thể của tên lửa PL-21 lớp “không đối không”, tên lửa do Trung Quốc sản xuất này vượt trội hơn đáng kể so với P-73 và AIM-120 AMRAAM. Nhờ những tên lửa này sức mạnh của J-20 đã tăng lên đáng kể.
Hạn chế duy nhất của tiêm kích J-20 là vấn đề động cơ của chúng. Hiện nay các máy bay này được trang bị động cơ AL-31F do Nga sản xuất, loại động cơ được chế tạo cho tiêm kích dòng Su-27. Việc sử dụng động cơ AL-31F khiến J-20 không thể đạt hiệu suất và tiêu chuẩn của máy bay chiến đấu thế hệ 5.
Động cơ WS-15, WS-10B được xem là trái tim của chương trình tiêm kích J-20 của Trung Quốc. Tuy nhiên chúng vẫn chưa hoàn thiện và Trung Quốc vẫn phải phụ thuộc vào Nga.
Nguồn tin cho biết rằng, từ năm 2020 các nhà máy sản xuất máy bay sẽ sản xuất khoảng 150 chiếc cho các lực lượng vũ trang Trung Quốc.
Các chuyên gia Trung Quốc đã tin rằng, tiêm kích J-20 sẽ thay đổi lịch sử của lực lượng không quân ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, làm cân bằng cán cân quân sự giữa Trung Quốc với Mỹ và đồng minh. Máy bay này là một cột mốc quan trọng phản ánh nỗ lực không ngừng của Trung Quốc trong việc phát triển những công nghệ quân sự tiên tiến hơn.
Theo Datviet
Malaysia đang mặc cả gì với Trung Quốc?
Malaysia đang mặc cả với Trung Quốc về chi phí xây dựng tuyến đường sắt Đông-Tây, có thể khiến Kuala Lumpur ngày càng phụ thuộc vào Bắc Kinh.
Malaysia dọa hủy hàng loạt dự án Trung Quốc với lí do thiếu tiền
"Ngoại giao đường sắt" chỉ là một khía cạnh, chứ không phải là yếu tố quyết định trong sự phát triển mối quan hệ Trung Quốc - Malaysia. Một chuyên gia Trung Quốc nhấn mạnh rằng, quan hệ giữa hai nước này "không thể vấp ngã trên đường ray xe lửa".
Chuyên gia Trung Quốc, nhà nghiên cứu cao cấp tại Tổ chức Phát triển và Hợp tác của Hiệp hội Năng lượng Toàn cầu (GEIDCO) là ông Xiang Junyong nói trong cuộc phỏng vấn của Sputnik rằng, Trung Quốc và Malaysia sẽ tiếp tục đàm phán về việc xây dựng tuyến đường sắt, trong đó vấn đề chính sẽ là chi phí của dự án.
Chuyên gia đã bình luận về "chủ đề nóng" trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Kuala Lumpur thời gian gần đây. Những tuyên bố của các quan chức cấp cao Malaysia về số phận dự án xây dựng nhánh đường sắt ở bờ biển phía đông đã đạt đến đỉnh điểm trong toàn bộ thời gian qua, khi phía Malaysia đặt ra câu hỏi về khả năng thực hiện dự án, ngay sau khi Thủ tướng Mahathir Mohamad lên nắm quyền vào tháng 5 năm 2018.
Vào ngày 30 tháng 1, Bộ trưởng Tài chính Malaysia Lim Guan Eng cho biết chính phủ đã quyết định chấp nhận lời tuyên bố của Thủ tướng Mahathir Mohamad về việc ngân quỹ của đất nước không có tiền để thực hiện dự án. Vấn đề này sẽ được bàn thảo tiếp tục. Do tính nhạy cảm, cuộc thảo luận kín sẽ được tiến hành ở cấp liên chính phủ.
Với tuyên bố này, Bộ trưởng Lim đã bác bỏ quan điểm của một số quan chức Malaysia cho rằng dự án bị hủy bỏ. Ông cũng đưa ra tín hiệu để nâng cao cấp độ của một quyết định sẽ được đưa ra.
Malaysia thực sự muốn hủy dự án Trung Quốc hay chỉ dọa để ép Bắc Kinh giảm giá?
Rõ ràng là Kuala Lumpur vẫn quan tâm đến việc xây dựng tuyến đường sắt giữa bờ biển phía đông và phía tây của đất nước với sự trợ giúp của công nghệ và nguồn tài chính từ Bắc Kinh. Điều này đã được chính Thủ tướng Mahathir Mohamad xác nhận vào hồi tuần trước. Ông nói rằng vấn đề phát sinh chỉ vì thiếu tiền trong ngân sách nhà nước, không liên quan gì đến vấn đề làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc.
Chuyên gia Trung Quốc Xiang Junyun đã giải thích trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik về phong cách lãnh đạo vốn có ở Mahathir Mohamad với những sự kiện "không nhất quán và ồn ào" xung quanh dự án.
Theo ông, nói chung, cách tiếp cận với dự án đường sắt từ đông sang tây có liên quan mật thiết đến phong cách lãnh đạo của Mahathir Mohamad. Chính trị gia này có đòn bẩy quyền lực mạnh mẽ trong nội tâm, có thể được mô tả như một nhà lãnh đạo độc đoán.
Chính sách Mahathir bao gồm các yếu tố của chủ nghĩa dân tộc, sử dụng các biện pháp bảo hộ trong lĩnh vực kinh tế. Ông rất quan tâm đến sự phát triển kinh tế Malaysia, bảo vệ các doanh nghiệp trong nước, điều chắc chắn là sẽ xảy ra mâu thuẫn với lợi ích của đối tác nước ngoài trong các cuộc đàm phán. Theo hệ tư tưởng lợi ích quốc gia này, chính phủ của ông đã sửa đổi một số dự án hợp tác với nước ngoài.
Mahathir Mohamad tuyên bố "có thể hủy bỏ" dự án đường sắt cao tốc Kuala Lumpur - Singapore vào năm ngoái, khi dự án đang ở trong giai đoạn giao đất để xây dựng. Đây là "nạn nhân" lớn nhất trong chính sách của ông về việc xem xét lại các quyết định đã được đưa ra bởi người tiền nhiệm Najib Razzaq.
Chuyên gia Xiang Junyun đã lưu ý rằng chính ông Mahathir Mohamad vào đầu những năm 1990 là người khởi xướng việc xây dựng tuyến đường sắt xuyên Á, liên kết thành phố Côn Minh (Trung Quốc) với Singapore.
Theo chuyên gia Trung Quốc, sự không nhất quán và mâu thuẫn trong chính sách đầu tư của chính phủ Malaysia hiện tại có liên quan đến thực tế là họ không thể tìm thấy sự cân bằng hợp lý giữa nhu cầu vốn nước ngoài và mong muốn chỉ dựa vào các doanh nghiệp trong nước để phát triển nền kinh tế.
Theo Datviet
Trung Quốc ra mắt 'Mẹ của các loại bom' phiên bản nội địa Bom phi hạt nhân mới của Trung Quốc được cho là dài tới 6 m và có thể phá hủy nhiều mục tiêu kiên cố trên mặt đất. Bom phi hạt nhân mới của Trung Quốc được thả từ oanh tạc cơ H-6K. Ảnh: Global Times. Tập đoàn Công nghiệp phương Bắc Trung Quốc (NORINCO) mới đây công bố mẫu bom phi hạt...