Trung Quốc: Từ mưu đồ Biển Đông đến thay đổi trật tự Đông Á và thế giới

Theo dõi VGT trên

Giới chuyên gia cho rằng, việc kiểm soát Biển Đông chỉ là bước đi đầu tiên của Trung Quốc trong quá trình thực hiện mưu đồ lớn hơn.

Những ngày gần đây, Trung Quốc liên tục quân sự hóa (triển khai tên lửa, điều máy bay, lắp đặt radar…), dân sự hóa (xây trường học, bệnh viện, điều máy bay trở khách du lịch…) tại khu vực Biển Đông. Điều này khiến cộng đồng quốc tế lo ngại bởi sự khiêu khích vượt quá giới hạn của Trung Quốc.

Thách thức thế giới

Giải thích cho những hành vi của mình, Phó phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh trong buổi họp báo ngày 24/2 lớn tiếng khẳng định: “Việc lắp đặt radar hay các loại vũ khí tại khu vực Biển Đông đã được các nước thực hiện cả chục năm nay. Do đó, Trung Quốc cũng chỉ thực hiện những việc đó trên lãnh thổ của mình”.

Trung Quốc: Từ mưu đồ Biển Đông đến thay đổi trật tự Đông Á và thế giới - Hình 1

Phó phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh. (Ảnh: Kyodo)

Bên cạnh đó, Trung Quốc còn ngấm ngầm xây dựng lực lượng hải quân tinh nhuệ, tăng ngân sách Quốc phòng, thiết kế, chế tạo vũ khí. Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân cho biết, Trung Quốc đang tích cực thiết kế và chế tạo chiếc tàu sân bay thứ 2 sau tàu Liêu Ninh nhưng với qui mô nhỏ hơn (50.000 tấn, tàu Liêu Ninh 67000 tấn) nhằm phát triển thương hiệu tàu sân bay Trung Quốc.

Nhưng theo nhiều nguồn tin khác, Trung Quốc còn đang chế tạo nhiều tàu sân bay khác ở Đại Liên, đảo Trường Hưng, Thượng Hải. Những tàu sân bay này sẽ được quân đội Trung Quốc bố trí sẵn sàng ở đảo Hải Nam để thuận tiện cho việc ứng phó với diễn biến ở Biển Đông, ứng phó với quân đội Mỹ và các nước đồng minh trong đó có Nhật Bản.

Và trên bàn ngoại giao, phủ nhận hành vi đơn phương, vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm lợi ích của các nước của mình. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 23/2, trong cuộc hội đàm tại Washington với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, đã khẳng định rằng, phi quân sự hóa tại Biển Đông là nỗ lực chung của các bên và “sẽ tích cực cùng với các nước ASEAN bảo vệ hòa bình ổn định ở khu vực Biển Đông”.

Rõ ràng Trung Quốc một mặt luôn xoa dịu dư luận và các đối tác bằng những lời lẽ thuyết phục, tuy nhiên, Trung Quốc vẫn hành động xâm phạm lợi ích các nước khác, thách thức thế giới.

Nhật Bản lo ngại , Mỹ phê phán đi ngược lại thỏa thuận Mỹ-Trung

Nhưng dư luận quốc tế, đặc biệt những nước có liên quan tại khu vực Biển Đông, Mỹ, Nhật đã phản bác lý lẽ của Trung Quốc, coi đây là sự ngụy biện, kịch liệt phản đối những hành vi quá đà của Trung Quốc.

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nhiều lần phát ngôn: “Nhật Bản bày tỏ sự quan ngại sâu sắc nhất đối với hành vi quân sự hóa tại Biển Đông của Trung Quốc”.

Video đang HOT

Trung Quốc: Từ mưu đồ Biển Đông đến thay đổi trật tự Đông Á và thế giới - Hình 2

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga. (Ảnh: Japan Times)

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani khẳng định hành động của Trung Quốc là làm biến đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng tại khu vực Biển Đông, khiến cả cộng đồng quốc tế lo ngại. Trung Quốc cần có những giải thích mang tính minh bạch hơn về hành vi này.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cũng khẳng định rằng, Nhật Bản không cần “suy nghĩ” khi cử quân đội tham gia vào “Chiến dịch tự do trên không” tại khu vực Biển Đông do Mỹ chủ trì.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung QuốcVương Nghị cũng đã phản đối mạnh mẽ hành vi này và cho rằng, nó đã đi ngược lại phát ngôn của Chủ tịch Tập Cận Bình không quân sự hóa tại khu vực Biển Đông.

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lập luận gọi những hành động mà Trung Quốc đã tiến hành gần đây không có gì mới mà chỉ là tiếp tục những hành động đã thực hiện trong vòng 10 năm nay để bảo vệ lãnh thổ của đất nước, không phải là hành vi quân sự hóa.

Và ông Kerry cũng viện dẫn việc Trung Quốc đã triển khai hệ thống tên lửa đất đối không tại Biển Đông và coi đây là một chứng cớ không thể chối cãi được, mặc dù Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình đã thống nhất với nhau sẽ không có hành vi quân sự hóa nào tại khu vực Biển Đông trong cuộc gặp cấp cao giữa hai bên được tiến hành năm 2015. Trung Quốc phản đối phát ngôn của ông Kerry và khẳng định Hoàng Sa thuộc lãnh thổ của Trung Quốc.

Và mặc cho Mỹ có phái tàu tuần tra, Nhật Bản có hỗ trợ mạnh như thế nào với những nước liên quan, Trung Quốc vẫn thao túng khu vực Biển Đông.

Thay đổi trật tự Đông Á và vai trò của Mỹ trên thế giới

Ông Yoji Koda – Nguyên Tư lệnh Lực lượng phòng vệ Hải quân Nhật Bản cho rằng, thời gian qua, Trung Quốc đã thực hiện một loạt các hành động mang tính khiêu khích và leo thang căng thẳng trên Biển Đông. Những động thái này cho thấy Trung Quốc quyết tâm độc chiếm Biển Đông bằng mọi giá và đây là mục tiêu chiến lược cao nhất của Trung Quốc.

Biển Đông đang trở thành khu vực nguy hiểm nhất trên thế giới và nếu có xung đột xảy ra trên vùng biển này thì Nhật Bản sẽ là nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do có tới 83% lượng dầu nhập khẩu của Nhật Bản đi qua đây.

Trung Quốc: Từ mưu đồ Biển Đông đến thay đổi trật tự Đông Á và thế giới - Hình 3

Đảo nhân tạo của Trung Quốc bồi lấp trái phép ở Biển Đông.

Ông Yoji Koda cho biết thêm, vấn đề thực sự nghiêm trọng trên thực địa hiện nay là quá trình Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo để từ đó có thể xây dựng các cảng biển nước sâu, xây dựng các căn cứ quân sự chiến lược nhằm kiểm soát toàn bộ Biển Đông.

Việc kiểm soát Biển Đông chỉ là bước đi đầu tiên của Trung Quốc trong quá trình thực hiện mưu đồ lớn hơn.

Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Quốc phòng Nhật Bản thì việc Trung Quốc tăng cường mở rộng ra phía Biển, đầu tiên là “chiếm Biển Đông” có khả năng sẽ làm thay đổi trật tự của Đông Á. Cùng với thời gian Trung Quốc sẽ tăng cường năng lực tác chiến dần dần từ những khu vực xa lãnh thổ Trung Quốc, biến thành của mình. Sau khi nắm trọn Biển Đông sẽ hoạt động mạnh tại Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Trong khi đó, có nhiều chuyên gia, nhà báo Nhật Bản đã lên tiếng phản đối hành động gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông, lo ngại âm mưu khó lường của nước này. Nhà báo Sakurai Yoshiko cho rằng, vấn đề đang xảy ra ở Biển Đông chắc chắn cũng sẽ xảy ra ở khu vực Biển Hoa Đông.

Mục đích “bá quyền” của Trung Quốc bao gồm việc đơn phương xây đảo nhân tạo tại khu vực này là nhằm muốn thay Mỹ đứng số một chỉ đạo cấu trúc của trật tự xã hội. Nếu xảy ra thì điều này sẽ mang lại sự thay đổi cực xấu cho thế giới, không mang lại lợi ích gì cho hòa bình và phát triển của Nhật Bản.

Việc Trung Quốc đang gia tăng quân sự hóa tại Biển Đông khiến cho Trung Quốc và Mỹ như “hai con hổ tranh mồi”.

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift cũng đã lên tiếng lo ngại rằng, hành vi của Trung Quốc gần đây cho thấy nước này sẽ có thể thiết lập khu nhận diện phòng không tại Biển Đông, điều mà Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã yêu cầu Trung Quốc không được thực hiện trong buổi gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vào cuối tháng 2 vừa qua.

Đô đốc Swift cho rằng, nếu việc này xảy ra sẽ bùng phát mâu thuẫn và phá vỡ sự ổn định của khu vực. Nhưng lo ngại chỉ là lo ngại khi Trung Quốc vẫn ngang nhiên mở rộng hoạt động tại khu vực này, phớt lờ sự phản đối của Mỹ, Nhật Bản…

Tháng 11/2013 khi Trung Quốc thiết lập Khu nhận diện phòng không (ADIZ) tại Biển Hoa Đông, Mỹ cũng chỉ phản đối, tuyệt nhiên không có hành động cụ thể nào, quân đội Mỹ cũng phớt lờ. Và Nhật Bản trong bối cảnh này đã gần như “đơn thương độc mã”, không nhận được “hồi âm” hiệu quả nào từ đồng minh thân cận số một. Do vậy, những hành động đối kháng của Nhật Bản phần nào cũng kém mạnh mẽ.

Bối cảnh hiện tại cho thấy nguy cơ “chấp nhận” hành vi của Trung Quốc trong cộng đồng quốc tế là rất cao. Điều này sẽ là điều kiện thuận lợi để Trung Quốc rộng đường trong tương lai. Vậy thế giới cần phải làm gì?./.

Bùi Hùng

Theo_VOV

Đô đốc Mỹ: TQ quân sự hoá Biển Đông, muốn thống trị Đông Á

Phát biểu trước Uỷ ban Quân lực Thượng viện Mỹ, Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ khẳng định 'Trung Quốc rõ ràng đang quân sự hoá Biển Đông'.

Tại buổi điều trần, Đô đốc Harris khẳng định những hành động liên tiếp gần đây của Trung Quốc như đưa tên lửa đất đối không ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, xây các loạt radar và đường băng trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, "đang làm thay đổi môi trường hoạt động ở Biển Đông".

Khi được hỏi về mục tiêu của những hành động của Trung Quốc, Đô đốc Harris khẳng định: "Tôi tin rằng Trung Quốc đang theo đuổi bá quyền ở Đông Á".

Đô đốc Mỹ: TQ quân sự hoá Biển Đông, muốn thống trị Đông Á - Hình 1

Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ. Ảnh: Reuters

Theo Reuters, vị đô đốc Mỹ nói, ông ủng hộ những cuộc tuần tra hàng hải và hàng không của Mỹ diễn ra thường xuyên hơn trên Biển Đông.

Trả lời một câu hỏi khác, ông Harris nhận định các tên lửa chống hạm DF-21 và DF-26 của Trung Quốc sẽ gây ra mối đe doạ đối với các tàu sân bay của Mỹ. Tuy nhiên, "Mỹ có khả năng thực hiện những điều mà chúng ta cần phải làm, nếu hoàn cảnh bắt buộc".

Harris kêu gọi Hải quân Mỹ cần đầu tư phát triển thế hệ tên lửa mới để đối phó với Trung Quốc. "Khi tôi bắt đầu bay trên những chiếc P-3 hồi thập niên 1970, chúng ta đã có tên lửa Harpoon. Ngày nay chúng ta vẫn tiếp tục sử dụng loại tên lửa này",Navy Times trích lời ông Harris.

Trước đó, trong buổi họp báo chung ngày 23/2 giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị, ông Vương cho rằng "quân sự hoá" không phải là hành động từ một phía, đổ lỗi cho những cuộc tuần tra do Mỹ tiến hành. "Chúng tôi hy vọng sẽ không tiếp tục bắt gặp những vụ do thám quân sự rất gần, hay việc điều tàu, khu trục hạm hay máy bay n.ém b.om đến Biển Đông", Ngoại trưởng Trung Quốc nói.

Ngoại trưởng Kerry đã phản hồi rằng, những hoạt động của Trung Quốc đã tạo nên "chu kỳ leo thang", nhấn mạnh Mỹ "chỉ muốn phá vỡ chu kỳ này". "Điều đáng tiếc là tên lửa, máy bay chiến đấu và các khẩu pháo đã xuất hiện ở Biển Đông, gây lo ngại lớn đối với việc lưu thông qua khu vực này, cũng như với những bên phụ thuộc vào Biển Đông để phát triển thương mại một cách hoà bình", ông Kerry nói.

Chỉ trong một tuần, Trung Quốc đã liên tiếp có những hành vi gây lo ngại nghiêm trọng ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Ngày 16/2, ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã triển khai các tên lửa đất đối không HQ-9 đến đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa. Đến ngày 22/2, Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS) cho biết Trung Quốc đã xây dựng các tháp radar trên 4 đảo nhân tạo ở Trường Sa. Ngày 23/2, một số nguồn tin quốc phòng Mỹ cho biết Trung Quốc đã điều chiến đấu cơ J-11 và JH-7 đến đảo Phú Lâm.

Trong những tuyên bố phản đối hành vi phi pháp của Trung Quốc, Việt Nam luôn khẳng định có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 19/2, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm phản đối đến phía Trung Quốc, trước việc nước này xây căn cứ trực thăng trên đảo Quang Hòa và đưa tên lửa tới đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc cũng đã có công hàm gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đề nghị cho lưu hành chính thức công hàm Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Đại sứ quán Trung Quốc nói trên.

Minh Anh

Theo Zing News

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thị trấn 'đẹp như tranh vẽ' bán đất với giá chỉ bằng một cốc cà phê
04:27:22 01/07/2024
Bầu cử Quốc hội Pháp và những tác động tiềm tàng
23:03:37 30/06/2024
Máy bay rơi xuống đường cao tốc ở Pháp
14:38:18 01/07/2024
Người dân Pháp đi bầu cử Quốc hội vòng một
20:11:28 30/06/2024
Hungary tuyên bố "đưa châu Âu vĩ đại trở lại" trong nhiệm kỳ Chủ tịch EU
23:00:44 30/06/2024
Pakistan: 18 người bị thương trong vụ nổ tại lễ cưới
04:55:03 01/07/2024
Canada: WestJet hủy khoảng 700 chuyến bay do nhân viên kỹ thuật đình công
19:43:24 01/07/2024
Lực lượng Nga tấn công hai thành phố lớn nhất Ukraine
16:50:55 01/07/2024

Tin đang nóng

Diễn viên Thanh Trúc đã sinh con gái đầu lòng
11:37:16 02/07/2024
Mỹ nam ghét Lưu Diệc Phi ra mặt
11:20:59 02/07/2024
Sự hết thời của một sao hạng A: Phim không bán được vé nào, bị tẩy chay vì thái độ xấc xược
12:37:33 02/07/2024
Nghệ sĩ Tô Kim Hồng t.uổi 74: Từng bán phở mưu sinh, ẩn dật khi chồng mất
14:12:49 02/07/2024
Chồng mất nhưng đêm nào cũng có người đàn ông lạ mò lên giường, tôi run cầm cập cho đến khi thấy gương mặt của người đàn ông này
10:45:24 02/07/2024
Bỏ vợ mới sinh ở bệnh viện, chồng chạy vội về nhà để cùng ả nhân tình có những phút giây mặn nồng, nào ngờ gặp phải tình huống trớ trêu
10:56:46 02/07/2024
Phản ứng gây chú ý của Mỹ nhân Việt bị hỏi câu "khó đỡ" sau khi dự đám cưới Midu
11:33:20 02/07/2024
Trạm cứu hộ trái tim tập 50: An Nhiên làm hại Kitty sau khi phát hiện sự thật cuối cùng về Nghĩa
10:36:56 02/07/2024

Tin mới nhất

Gay cấn cuộc đua điện gió nổi ngoài khơi

15:52:58 02/07/2024
Tuy vậy, tình hình trên có thể sớm thay đổi nhờ những trang trại điện gió nổi ngoài khơi. Công nghệ này bao gồm một tuabin gắn trên một cấu trúc phụ nổi và được neo vào đáy biển bằng dây xích.

Tân Tổng thống Panama cam kết chấm dứt di cư trái phép qua rừng Darien Gap

15:50:32 02/07/2024
Cũng sau buổi lễ này, ông Mulino đã ký thỏa thuận với Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Alejandro Mayorkas, theo đó Washington cam kết tài trợ cho Panama để hồi hương những người di cư bất hợp pháp từ quốc gia Trung Mỹ này.

Khoảng 3 triệu t.rẻ e.m Haiti cần hỗ trợ nhân đạo

15:48:01 02/07/2024
Kể từ tháng 3, số t.rẻ e.m buộc phải rời khỏi nơi ở của mình ở Haiti đã tăng thêm khoảng 60%, mức tăng này tương ứng với cứ mỗi phút trôi qua thì có một t.rẻ e.m chịu tình cảnh này.

Rừng Amazon trải qua 6 tháng cháy rừng tồi tệ nhất trong 20 năm

15:18:21 02/07/2024
Người phát ngôn tổ chức môi trường Greenpeace chi nhánh Brazil, chuyên gia Romulo Batista cho rằng biến đổi khí hậu đang làm gia tăng số vụ cháy rừng.

Vắng bóng tàu sân bay Mỹ trên Biển Đỏ, Houthi dồn dập tấn công bằng xuồng tự hành

15:16:48 02/07/2024
Hơn 1 tuần sau vụ tấn công Tutor, nhóm tàu sân bay Dwight D. Eisenhower của Mỹ đã rời khỏi khu vực trở về nhà, mang theo tàu sân bay và hàng chục máy bay chiến đấu.

Phiến quân tấn công đoàn xe nhân đạo tại CHDC Congo

15:10:50 02/07/2024
Tổ chức Tearfund lên án mạnh mẽ vụ tấn công này, đồng thời cho biết đang hợp tác chặt chẽ với chính quyền để xác định vị trí những người mất tích.

Tổng thống Mỹ Joe Biden phản ứng về quyền miễn trừ truy tố với ông Trump

15:08:13 02/07/2024
Tổng thống Biden đang chạy đua tái tranh cử với ông Trump và đã chỉ trích gay gắt hành động của đối thủ liên quan đến vụ người biểu tình tấn công toà nhà Quốc hội Mỹ vào ngày 6/1/2021 do những người ủng hộ Trump thực hiện.

Venezuela và Mỹ nối lại đối thoại trực tiếp

15:06:21 02/07/2024
Tổng thống Venezuela bày tỏ ủng hộ đối thoại để tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi và tìm kiếm một tương lai cho mối quan hệ song phương, với điều kiện tuyệt đối tôn trọng chủ quyền và độc lập của quốc gia Nam Mỹ.

Tunisia - Libya mở lại cửa khẩu sau hơn 3 tháng

15:03:45 02/07/2024
Ras Jedir nằm cách thủ đô Tunis của Tunisia khoảng 600 km về phía Đông Nam. Đây được coi là một trong những cửa khẩu biên giới quan trọng nhất giữa hai nước này.

Cuba hoan nghênh thỏa thuận giữa Chính phủ Colombia và nhóm vũ trang Segunda Marquetalia

14:57:35 02/07/2024
Nhóm này chịu trách nhiệm thiết lập các khu vực Segunda Marquetalia hiện diện và triển khai loạt biện pháp để sớm bồi thường cho các nạn nhân của xung đột.

Nga lên tiếng về việc Ukraine tăng cường lực lượng giáp biên giới với Belarus

14:55:56 02/07/2024
Và bộ quốc phòng của hai nước chúng tôi liên tục liên lạc với nhau. Tất nhiên, đây là lý do đáng lo ngại, không chỉ đối với Minsk mà còn đối với Moskva, vì chúng tôi thực sự là đồng minh và đối tác , ông Peskov nêu rõ.

Máy bay Air Europa hạ cánh khẩn cấp do nhiễu động không khí

14:49:07 02/07/2024
Chuyến bay mang số hiệu UX045 này sau đó đã buộc phải chuyển hướng và hạ cánh khẩn cấp tại sân bay Natal, Đông Bắc Brazil, để xử lý tình huống. Các hành khách bị thương đã được đưa tới bệnh viện ở Natal để được chăm sóc y tế.

Có thể bạn quan tâm

Bầu cử Quốc hội Pháp: Liên minh của Tổng thống Macron hợp tác với cánh tả

15:54:57 02/07/2024
Trong một tuyên bố, Tổng thống Macron cũng kêu gọi thành lập một liên minh rộng lớn nhằm chống lại phe cực hữu, đồng thời triệu tập một cuộc họp nội các vào ngày 1/7 để quyết định hướng hành động tiếp theo.

Nửa đêm nghe tiếng chồng mờ ám vọng ra từ phòng chị dâu, tôi khóc nghẹn đẩy cửa bước vào thì tóm sống được cảnh chồng đang làm việc này

Góc tâm tình

15:50:59 02/07/2024
Bố mẹ tôi từng ngỏ ý mua tặng vợ chồng tôi một căn chung cư để ra ở riêng nhưng chồng tôi không đồng ý. Nhưng quả thật tôi thấy mệt mỏi với cuộc sống làm dâu, chung sống với gia đình chồng.

Xem ngày lành tháng tốt 3/7/2024: Đây là ngày tốt thực hiện các công việc như cưới hỏi, xây dựng, chuyển nhà, khai trương, cầu phúc, mai táng, cải mộ.

Trắc nghiệm

15:45:07 02/07/2024
Xem ngày lành tháng tốt 3/7/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình.Ngày 3/7/2024 là ngày tốt thực hiện các công v

Hot nhất Naver: Kim Soo Hyun lỡ để lộ bằng chứng hẹn hò Kim Ji Won nên xoá vội?

Sao châu á

15:26:33 02/07/2024
Việc những bức ảnh giống nhau xuất hiện trên trang cá nhân của cả 2 làm netizen cho rằng đó là lovestagram của Kim Soo Hyun - Kim Ji Won.

Hoa hậu Mai Phương rời khỏi công ty quản lý?

Sao việt

15:21:58 02/07/2024
Mới đây, trong cộng đồng sắc đẹp Việt lan truyền thông tin Hoa hậu Mai Phương đã đường ai nấy đi với công ty chủ quản - Công ty Sen Vàng.

Dù mệnh danh là "Vua đồng cỏ", sư tử hiếm khi ăn thịt khỉ đột châu Phi, vì sao?

Lạ vui

15:06:47 02/07/2024
Con mồi của nhà vua bao gồm linh dương, trâu rừng và thậm chí cả những con voi châu Phi khổng lồ. Tuy nhiên, trong chuỗi thức ăn phức tạp của vùng hoang dã châu Phi, khỉ đột hiếm khi trở thành con mồi của sư tử.

Thúy Ngân trải lòng về vai diễn khóc nhiều nhất trong sự nghiệp

Hậu trường phim

14:58:26 02/07/2024
Khóc liên tục đến mức không còn nước mắt, Thúy Ngân cảm thấy kiệt sức và bất lực trong 7 năm chưa cưới sẽ chia tay

Hùng vĩ thác Xung Khoeng Gia Lai

Du lịch

14:52:53 02/07/2024
Nằm cách thị xã Pleiku 30 km về phía Tây Nam là thác Xung Khoeng hùng tráng, từ xa đã nghe thấy tiếng ầm ì, nước đổ từ trên cao 40m xuống như một dải lụa trắng ngần.

20 năm yêu đương hợp tan của Jennifer Lopez - Ben Affleck: Từ đám cưới bị huỷ vào phút chót tới một người lặng lẽ kéo va li rời đi

Sao âu mỹ

14:51:23 02/07/2024
Đã hai thập kỷ trôi qua kể từ khi Jennifer Lopez và Ben Affleck lần đầu tiên đến với nhau và tạo nên một trong những câu chuyện tình yêu đáng chú ý nhất của Hollywood.

Siêu phẩm ngôn tình được 2 triệu fan hóng chờ: Nam chính chuẩn tổng tài vạn người mê, cứ cất giọng là netizen bấn loạn

Phim châu á

14:46:53 02/07/2024
Mới đây, Mango TV công bố Em đẹp hơn ánh sao đã được 2 triệu khán giả đặt trước, một thành tích đáng nể với nền tảng phim này.