Trung Quốc tử hình phó giám đốc bệnh viện bán 7 trẻ sơ sinh
Một tòa án Trung Quốc hôm nay đã kết án tử hình treo một bác sĩ sản khoa ở tỉnh Thiểm Tây vì tội bắt cóc các trẻ sơ sinh và bán chúng cho những kẻ buôn người.
Bác sĩ Zhang Shuxia tại tòa ngày 30/12.
Bác sĩ Zhang Shuxia, phó giám đốc Bệnh viện chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em huyện Phú Bình, tỉnh Thiểm Tây, bị cáo buộc bán 7 trẻ sơ sinh, một trong số đó đã chết, cho những kẻ buôn người trong thời gian từ tháng 11/2011 đến tháng 7/2013.
Hãng tin Xinhua ngày 14/1 cho biết, Tòa án nhân dân trung cấp thành phố Vị Nam, tỉnh Thiểm Tây, đã kết án tử hình nhưng hoãn thi hành án 2 năm đối với bà Zhang vì tội buôn bán trẻ sơ sinh.
Án tử hình treo thường được giảm nhẹ xuống án chung thân tại Trung Quốc.
Video đang HOT
Các nguồn tin trước đó cho biết, bà Zhang, bác sĩ sản khoa tại Bệnh viện chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em huyện Phú Bình, đã khuyên các cặp vợ chồng cho đi những đứa trẻ mới lọt lòng bằng cách thuyết phục họ rằng chúng bị bệnh bẩm sinh chết người. Sau đó, những đứa trẻ bị bán cho những kẻ buôn người, các công tố viên cho biết.
Theo tòa án, bà Zhang đã nhận được ít nhất 59.600 nhân dân tệ (9.834 USD) từ việc buôn bán trẻ em.
Sau khi đường dây buôn bán trẻ em bị phanh phui, 6 trẻ sơ sinh đã được cứu sống, nhưng một em bé đã qua đời sau khi bị bắt cóc.
Bà Zhang cùng 8 nghi phạm khác đã bị bắt cóc hồi tháng 8 và bị đưa ra xét xử hôm 30/12/2013.
Theo chính sách kiểm soát dân số chặt chẽ của Trung Quốc, hầu hết các cặp vợ chồng chỉ được sinh một con và người dân có tâm lý thích những bé trai khỏe mạnh.
Hồi đầu tháng này, Trung Quốc đã chính thức thông qua nghị quyết nới lỏng chính sách một con, cho phép các cặp đôi được sinh con thứ 2 nếu cha hoặc mẹ là con một.
Theo Dantri
Mỹ theo dõi "nhất cử nhất động" của tàu sân bay Trung Quốc
Hải quân Mỹ đã theo dõi chặt chẽ các cuộc thử nghiệm gần đây của tàu sân bay Trung Quốc Liêu Ninh trên Biển Đông, một trang web quân sự của Mỹ đưa tin.
Nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh di chuyển trên Biển Đông.
Liêu Ninh và nhóm chiến hạm hộ tống - gồm 2 tàu khu trục tên lửa, hai tàu hộ vệ và một tàu cung ứng - ngày 3/1 đã trở lại căn cứ ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông sau 37 ngày huấn luyện ở Biển Đông. Ngày hôm sau, báo chí nhà nước Trung Quốc đã gọi đây là một cuộc thử nghiệm trên biển thành công.
Hãng tin Xinhua cho biết, tàu sân bay Liêu Ninh đã "đạt được các mục tiêu đề ra", trong đó có việc thử nghiệm hệ thống chiến đấu và tiến hành luyện tập đội hình. Tất cả các cuộc thử nghiệm và chương trình huấn luyện đều diến ra tốt đẹp như kế hoạch, Xinhua nói thêm.
Trang Strategy Page, một trang web quân sự của Mỹ, hôm 7/1 cho biết hải quân Mỹ đặc biệt quan tâm tới các cuộc thử nghiệm trên biển của Liêu Ninh vì đây là lần đầu tiên tàu sân bay này hoạt động trong khuôn khổ một nhóm tác chiến ở vùng biển xa.
"Có một số ngày thời tiết xấu và việc các tàu Trung Quốc hoạt động như thế nào dưới các điều kiện không thuận lợi như thế này là dấu hiệu cho thấy nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh có hoạt động hiệu quả trong chiến đấu hay không", Strategy Page viết.
Theo Strategy Page, để giám sát nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh trong các cuộc thử nghiệm trên biển, hải quân Mỹ đã sử dụng máy bay, các vệ tinh và tàu ngầm. Ngoài ra, Mỹ cũng sử dụng tàu chiến USS Cowpens, một tàu tuần dương tên lửa lớp Ticonderoga, để theo dõi tất cả các hoạt động của Trung Quốc trên biển.
Hôm 5/1, một trong số các tàu hộ tống của Liêu Ninh đã đối đầu với USS Cowpens trong khi chiến hạm Mỹ đang giám sát tàu sân bay Trung Quốc từ khoảng cách 40 km, một động thái mà giới chức Mỹ lên án là "hành động nguy hiểm".
Theo Dantri
Nhà ngoại giao Ấn Độ bị nghi gian lận thị thực rời Mỹ Phó Tổng lãnh sự Ấn Độ tại Mỹ bà Devyani Khobragade, người bị bắt trong tháng trước do cáo buộc gian lận thị thực và đang là tâm điểm gây tranh cãi ngoại giao giữa hai nước, đã bất ngờ rời khỏi nước Mỹ. Bà Devyani Khobragade được cho là đã rời New York nhằm tránh phải đối mặt với hệ thống tư...