Trung Quốc tử hình kẻ lao xe vào đám đông học sinh tiểu học
Tòa án tại Trung Quốc tử hình tài xế lao xe khiến hàng chục học sinh bị thương tại Trung Quốc với động cơ ‘trút giận sau khi chịu thua lỗ trong đầu tư và mâu thuẫn với các thành viên gia đình’.
Những hình ảnh được cho là hiện trường vụ việc. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH X @WHYYOUTOUZHELE
Tân Hoa xã ngày 23.12 đưa tin tòa án tại Trung Quốc vừa ra phán quyết tử hình có thể ân xá đối với hung thủ trong vụ lao xe hơi khiến hàng chục trẻ em bị thương tại thành phố Thường Đức ( tỉnh Hồ Nam).
Tài xế Huang Wen nhận án tử hình với thời gian hoãn thi hành án 2 năm. Điều này có nghĩa là mức án có thể được giảm xuống chung thân, tùy thuộc vào hành vi của phạm nhân trong giai đoạn 2 năm.
Trước đó vào sáng 19.11, tài xế này bị bắt tại hiện trường sau khi lao xe khiến 30 người bị thương, trong đó có 18 học sinh tiểu học trước cổng một ngôi trường.
Tòa án cho biết bị cáo đã thực hiện vụ tấn công để trút giận sau khi chịu thua lỗ trong đầu tư và mâu thuẫn với các thành viên gia đình. Sau khi gây án, hung thủ ra khỏi xe và dùng hung khí tấn công mọi người, trước khi bị bắt.
Video đang HOT
Theo CNN, hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy hàng chục trẻ em hoảng loạn la hét và chạy vào sân trường, với giọng một người đàn ông hét “nhanh lên!”. Một đoạn phim khác cho thấy nhiều người nằm trên mặt đất, dường như đã bị thương. Cảnh sát sau đó còng tay một người đàn ông trước chiếc xe hơi trong vụ việc.
Tòa án cho biết bị cáo đã chọn “một số lượng lớn những học sinh tiểu học làm mục tiêu và cho thấy “động cơ đê hèn và sự độc ác tột độ”.
Sau những vụ việc tương tự, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã chỉ đạo “ngăn chặn nguy cơ từ nguồn và nhanh chóng giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp” nhằm đề phòng những sự việc như thế.
Tháng trước, tòa án được chỉ đạo nhanh chóng đưa ra những hình phạt nghiêm khắc đối với hành vi tấn công bạo lực nhằm vào công chúng. Cơ quan công tố cũng cam kết “giải quyết mâu thuẫn, kiểm soát nguy cơ và duy trì ổn định xã hội”, đồng thời tuyên bố không chấp nhận tội ác gây nguy hiểm cho học sinh.
Bi kịch cuộc đời bác sĩ từng là 'niềm tự hào của cả làng'
Trương Kim Sinh là niềm tự hào của gia đình và cả làng khi trở thành một trong số ít học sinh nơi đây vào được đại học.
Tuy vậy, cuộc đời của bác sĩ Trương không hề suôn sẻ.
Trương Kim Sinh đến từ làng quê nghèo của thành phố Thường Đức, tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc). Ông xuất thân trong một gia đình nông dân có hai chị gái đã bỏ học sớm, đi làm để nuôi em trai.
Làm bác sĩ nhưng sợ nhìn thấy máu, Trương Kim Sinh trải qua 18 năm thất nghiệp và mất định hướng cuộc đời.
Ngay từ khi còn nhỏ, Kim Sinh hiểu rằng chỉ có học hành tốt mới có thể thay đổi số phận. Biết rằng cơ hội đến trường rất khó có được nên ông học tập chăm chỉ mỗi ngày. Ông thi đỗ Đại học Y tỉnh Hồ Nam và trở thành một trong số ít đứa trẻ trong làng đỗ đại học. Ông trở thành niềm hy vọng và tự hào của cả ngôi làng nghèo.
Sau khi vào đại học, Kim Sinh duy trì tinh thần học tập không ngừng nghỉ và đạt được thành tích xuất sắc. Trong 5 năm tại trường y, ông đã chăm chỉ học hỏi kiến thức y khoa và giữ thái độ siêng năng, đạt được thành tích học tập ấn tượng.
Kim Sinh tốt nghiệp vào năm 1989 và được phân công làm bác sĩ với mức lương ổn định tại một bệnh viện ở thành phố Thiên Tân. Tuy nhiên, cuộc sống suôn sẻ không kéo dài được lâu.
Kim Sinh không linh hoạt trong việc hiểu và áp dụng các quy định của bệnh viện, dẫn đến xung đột với đồng nghiệp và cấp trên. Ông dần dần bị bệnh viện gạt ra ngoài lề, thậm chí lương cũng giảm dần. Đặc biệt, ông là bác sĩ nhưng lại sợ khi nhìn thấy máu.
Sau đó, ông buộc phải nghỉ việc. Tuy nhiên, áp lực cuộc sống khiến Kim Sinh hoạch định lại cuộc đời. Ông quyết định quay trở lại trường học để tiếp tục học lên thạc sĩ. Ông được nhận vào Đại học Bắc Kinh danh giá và tiếp tục làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại đây. Đồng thời, ông nhận được giấy báo nhập học của một trường y nổi tiếng của Anh.
Bằng tốt nghiệp Đại học Y Hồ Nam của Trương Kim Sinh.
Tuy nhiên, gia đình nghèo đã hỗ trợ việc học của Kim Sinh trong nhiều năm và không còn khả năng chi trả khoản tiền đặt cọc 200.000 nhân dân tệ để du học. Mẹ của ông còn bị bệnh nặng và gia đình không đủ khả năng chữa trị cho bà.
Cùng với một số lý do cá nhân khác, ông gặp vấn đề về tâm lý. Sau đó, Kim Sinh quyết định tạm dừng việc học trong nửa năm để ổn định tinh thần nhưng mọi chuyện không khả quan. Cuối cùng, ông bị buộc thôi học tại Bắc Kinh, sau đó phải chuyển hộ khẩu sang Thiên Tân theo quy định. Hành trình theo đuổi học vị tiến sĩ phải hủy bỏ.
Khó khăn trong việc thích nghi với môi trường làm việc tại Thiên Tân, người đàn ông 32 tuổi lại chuyển đến công tác tại một bệnh viện nhỏ hơn ở thành phố Lan Châu.
Khí chất của một người đàn ông có học thức cao đã khiến một nữ y tá trong bệnh viện phải lòng. Tuy nhiên, bạn gái đã nhanh chóng cười nhạo, chê ông không có tiền đồ vì là bác sĩ nhưng lại sợ máu. Kim Sinh đã cãi vã, chia tay bạn gái và bỏ về quê ở tuổi 35.
Lúc này, ông rất cô đơn và gặp nhiều khó khăn tại quê hương. Kim Sinh thất nghiệp suốt 18 năm, chưa từng lập gia đình và sống dựa vào 2 chị gái.
Một lần, ông còn vô tình làm mất sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân và các giấy tờ tùy thân khác. Sau đó, chính quyền địa phương hỗ trợ giải quyết, cung cấp cho ông chương trình hỗ trợ hộ nghèo đặc biệt ở nông thôn. Ông sống nhờ vào trợ cấp xã hội, nhận vài trăm nhân dân tệ mỗi tháng.
Thêm một quốc gia "cấm cửa" TikTok Thông báo tạm dừng mạng xã hội gây tranh cãi này được đưa ra chưa đầy một tháng sau khi một học sinh 14 tuổi thiệt mạng trong vụ ẩu đả gần trường học do xung đột trên TikTok. TikTok sẽ bị cấm tại Albania từ đầu năm 2025 (Ảnh minh họa: Quest France). Thủ tướng Albania, ông Edi Rama, mới đưa ra...